Nền kinh tế số của ASEAN có thể lên tới 2.000 tỷ USD

Ngô Huyền
Chia sẻ

Nền kinh tế kỹ thuật số của ASEAN có khả năng đạt giá trị 2.000 tỷ USD nếu Hiệp định khung về kinh tế số ASEAN (Defa) đang được Cộng đồng kinh tế ASEAN đàm phán, có hiệu lực… 

Bà Nguyễn Việt Chi, Phó Vụ trưởng, Vụ Chính sách Thương mại Đa biên chia sẻ thông tin về Hiệp định khung về kinh tế số ASEAN tai Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN chiều ngày 17/10.
Bà Nguyễn Việt Chi, Phó Vụ trưởng, Vụ Chính sách Thương mại Đa biên chia sẻ thông tin về Hiệp định khung về kinh tế số ASEAN tai Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN chiều ngày 17/10.

Ngày 17/10, triển khai Kế hoạch công tác 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN, với sự tham gia của lãnh đạo vụ của nhiều bộ gồm: Ngoại giao, Công Thương, Lao động Thương binh và Xã hội. 

Hội nghị nhằm thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo, tăng cường hiểu biết cho người dân về hợp tác ASEAN, sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam và định hướng hợp tác ASEAN trong giai đoạn tiếp theo. 

Ông Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết Việt Nam đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các cơ chế hợp tác khu vực và toàn cầu. Việt Nam là một thành viên tích cực của ASEAN và đang chủ động triển khai rất nhiều các chương trình, sáng kiến hợp tác để nâng cao vai trò và vị thế của ASEAN nói chung cũng như vai trò của Việt Nam nói riêng trong việc đóng góp vào sự phát triển thịnh vượng của khu vực và của thế giới.

Theo ông Trần Đức Bình, Vụ trưởng Vụ ASEAN (Bộ Ngoại giao), các đối tác ASEAN khẳng định tiếp tục đẩy mạnh hợp tác công nghệ với khu vực.

Trong đó, Trung Quốc sẽ tiếp tục cùng ASEAN tăng cường kết nối thanh toán xuyên biên giới, thúc đẩy phát triển kinh tế số, phát triển xanh. Hàn Quốc thiết lập đối tác chiến lược toàn diện liên quan  chuyển đổi số, AI,… Nhật Bản nhấn mạnh hợp tác sáng kiến kết nối toàn diện về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, an ninh mạng,... 

Đáng chú ý, sau 8 năm triển khai kế hoạch xây dựng cộng đồng ASEAN, năm 2023, GDP khu vực ASEAN tăng 51%, quy mô nền kinh tế đạt 3.800 tỷ USD, đứng thứ 5 trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng chung đạt 4,2%. Vốn đầu tư FDI vào khu vực ASEAN năm 2023 đứng thứ 2 toàn cầu (chỉ sau Mỹ). Quy mô nền kinh tế ASEAN dự kiến đứng thứ 4 trên thế giới vào 2030.

Theo Vụ trưởng Vụ ASEAN Trần Đức Bình, kế hoạch tổng thể trong việc xây dựng cộng đồng ASEAN đang được triển khai trên ba trụ cột cơ bản là trụ cột về chính trị, an ninh, trụ cột về kinh tế và trụ cột về văn hóa xã hội. Tầm nhìn của Cộng đồng ASEAN năm 2045 là “Tự cường, năng động, sáng tạo và lấy người dân làm trung tâm”.

Bà Nguyễn Việt Chi, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), Bộ Công thương thông tin liên quan đến định hướng chuyển đổi số khu vực đã được thông qua tại Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AECC) lần thứ 20, gồm ba sáng kiến chính: 

Sáng kiến thứ nhất liên quan đến thanh toán xuyên biên giới, hiện nay, ASEAN đã triển khai thành công các liên kết thanh toán mã QR xuyên biên giới song phương theo khung chính sách thanh toán asean. 

Sáng kiến thứ hai triển khai mã số định danh doanh nghiệp duy nhất, hướng tới hoàn thiện kho lưu trữ mã định danh chung cho phép cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong ASEAN có thể truy cập nhằm thuận lợi hóa thương mại, lưu thông dòng chảy thương mại trong khu vực.

Sáng kiến thứ ba là Hiệp định khung về kinh tế số ASEAN (Defa) được khởi động đàm phán từ tháng 10/2023, dự kiến đàm phán kết thúc vào cuối năm 2025. Hiệp định đóng vai trò như một văn kiện toàn diện, tổng hợp các kế hoạch hành động liên quan đến chuyển đổi số và kinh tế số; được kỳ vọng sẽ thiết lập một nền tảng vững chắc để đưa ASEAN trở thành khu vực có nền kinh tế số hàng đầu. 

Hiện nay, đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cùng đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông đang tham gia đóng góp tích cực vào đàm phán Hiệp định khung về kinh tế số ASEAN. 

Theo báo cáo của e-Conomy SEA, ASEAN là khu vực có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử và kinh tế số cao nhất thế giới với tỷ lệ tăng trưởng đạt 21%. Theo đó, ước tính thị trường thương mại điện tử ước đạt 300 tỷ USD vào năm 2025, giá trị thị trường kinh tế kỹ thuật số của ASEAN sẽ đạt mốc 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Việt Chi, nếu Hiệp định Defa đi vào hoạt động, giá trị thị trường có thể lên đến 2.000 tỷ USD.

Bên cạnh đó, Hiệp định sẽ còn tác động tích cực đến việc nâng cấp hệ thống thanh toán điện tử, thắt chặt vấn đề bảo vệ người tiêu dùng,... từ đó Hiệp định được kỳ vọng là cơ sở thiết lập nền tảng vững chắc và toàn diện, đưa ASEAN trở thành khu vực có nền kinh tế số hàng đầu thế giới. 

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con