Quyết tâm gỡ thẻ vàng IUU: Giảm cường lực khai thác, nâng cao giá trị chế biến thủy sản

Chu Khôi
Chia sẻ

Đoàn Thanh tra Ủy ban châu Âu (EC) đã hoãn và chuyển lịch kiểm tra gỡ “thẻ vàng” IUU sang tháng 10/2023, thay vì vào cuối tháng 5/2023 như lịch thông báo trước đó. Tuy không còn phải gấp gáp, nhưng trong thời gian tới, các địa phương cần tiếp tục các giải pháp triển khai quyết liệt về gỡ “thẻ vàng”…

Tính đến hết tháng 4/2023, cả nước có 86 nghiệp đoàn nghề cá cơ sở tại 16/28 tỉnh, thành phố có biển.
Tính đến hết tháng 4/2023, cả nước có 86 nghiệp đoàn nghề cá cơ sở tại 16/28 tỉnh, thành phố có biển.

Tại “Hội nghị bàn giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác hải sản và triển khai các Chương trình, Đề án trọng tâm trong lĩnh vực khai thác thủy sản giai đoạn 2022 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030”, ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết việc Ủy ban Châu Âu (EC) tiếp tục giữ cảnh báo “thẻ vàng” chẳng khác nào bức tường thành án ngữ ngay trước mắt, gây ra quá nhiều khó khăn cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của nước ta.

PHẢI GIẢM SẢN LƯỢNG KHAI THÁC BIỂN

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng sản lượng khai thác thủy sản cả nước năm 2022 đạt 3,86 triệu tấn, trong đó khai thác biển đạt 3,66 triệu tấn, khai thác nội địa 198 nghìn tấn. Trong 3 tháng đầu năm 2023, sản lượng khai thác thủy sản đạt 869,4 nghìn tấn, trong đó, khai thác biển là 829,4 nghìn tấn, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm 2022.

 

Đến thời điểm hiện tại, cả nước đã công bố 80 cảng cá đủ điều kiện hoạt động, trong đó, 53 cảng cá đủ điều kiện hệ thống xác nhận truy xuất nguồn gốc thủy sản. Cả nước hiện có khoảng 1.135 cơ sở thu mua và 640 kho lạnh tổng công suất bảo quản khoảng 78.700 tấn… 

Tính đến ngày 30/4/2022, cả nước có 86.820 chiếc tàu đánh bắt hải sản, trong đó, tàu có chiều dài dưới 15m là 56.799 chiếc; tàu có chiều dài trên 15m là 30.091. Đến hết tháng 4/2023, cả nước có 86 nghiệp đoàn nghề cá cơ sở tại 16/28 tỉnh, thành phố có biển với trên 17.000 đoàn viên và hơn 6.200 tàu có chiều dài từ 15 m trở lên.

Hiện cả nước có hơn 4.200 tổ đội sản xuất trên biển với sự tham gia của gần 29.600 phương tiện, gần 180.000 lao động trên các vùng biển. Thông thường, các mô hình gồm 5-10 tàu làm cùng nghề, cùng khai thác trên một ngư trường, có mối quan hệ thân thuộc (cùng dòng họ, anh em ruột thịt, cùng làng xã…) cùng liên kết, hỗ trợ nhau. Ưu điểm của loại hình này là nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu rủi ro khi hoạt động trên biển, nhược điểm là tự phát, nhỏ lẻ và khó nhân rộng.

Hội nghị diễn ra tại thành phố Vinh (Nghệ An). 
Hội nghị diễn ra tại thành phố Vinh (Nghệ An). 

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, cho biết việc Ủy ban Châu Âu (EC) tiếp tục giữ cảnh báo “thẻ vàng” chẳng khác nào bức tường thành án ngữ ngay trước mắt, gây ra quá nhiều khó khăn cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của nước ta.

Về yếu tố khách quan, năng lực khai thác thủy sản dù đã được cắt giảm theo lộ trình nhưng cường lực khai thác vẫn ở mức cao, sản lượng khai thác tăng, vượt quá khả năng tái tạo lại nguồn lợi. Công tác thực thi pháp luật, xử phạt các hành vi khai thác IUU chưa cao, đặc biệt là hành vi vi phạm vùng biển nước ngoài, ngắt kết nối thiết bị VMS; hạ tầng nghề cá và nguồn lực phục vụ cho nhiệm vụ chống khai thác IUU còn hạn chế…

Trong khi đó, giá xăng dầu không ngừng leo thang khiến các chủ tàu đánh cá thua lỗ, tình trạng thu không bù chi tiếp diễn liên hồi buộc các chủ phương tiện phải cắt giảm nhân lực, giảm thiểu số chuyến để hạn chế tối đa rủi ro. Dù áp dụng đủ cách vẫn khó khăn, nhiều trường hợp không kham nổi đành "bỏ của chạy lấy người", chấp nhận để những con tàu bạc tỷ nằm bờ hàng tháng trời.

Thời gian gần đây, để gỡ thẻ vàng EC đối với thủy sản, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 10/3/2023, phê duyệt đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái.

“Hiện nay, để gỡ thẻ vàng EC đối với thủy sản, nước ta phải giảm sản lượng khai thác biển, nhưng để phát triển kinh tế, đảm bảo đời sống ngư dân, giá trị hải sản phải được nâng lên. Vì vậy, không có cách nào khác là phải nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác và nâng giá trị chế biến; các địa phương phải tiếp tục rà soát để phát triển đội tàu và giám sát đánh bắt theo vùng biển được quy hoạch...”, ông Trần Đình Luân nhấn mạnh.

Tai hội nghị, cũng như một số tỉnh, lãnh đạo tỉnh Nghệ An phát biểu tham luận nêu những khó khăn khi cắt giảm số lượng tàu và chuyển đổi nghề, thông qua đó, đề xuất Bộ cần nhanh chóng sửa đổi các quy định chính sách hỗ trợ tàu cá, gồm Quyết định 48/QĐ-TTg về hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển, chính sách hỗ trợ về đóng mới tàu cá theo Nghị định 67/CP và 17/CP; hỗ trợ kinh phí nạo vét luồng lạch bị bồi lắng và xây kè chắn sóng tại các cửa lạch.

CHUYỂN ĐỔI NGHỀ CHO NGƯ DÂN, THÚC ĐẨY NUÔI TRỒNG HẢI SẢN

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhận định mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng năm 2022 lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD.

Năm 2023, ngành Nông nghiệp đề ra mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu trên 50 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu thủy sản vượt mốc 11 tỷ USD. Tuy vậy, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên từ đầu năm 2023 đến nay kim ngạch xuất khẩu, trong đó có nông nghiệp đã giảm mạnh.

“Hiện nay, lĩnh vực khai thác thủy sản biển đang bị cảnh báo thẻ vàng của EC nên phải giảm cường lực khai thác. Vì vậy, ngành và các địa phương phải kịp thời có các giải pháp chuyển đổi nghề, khơi thông nguồn hàng xuất khẩu, đầu tư hiện đại hóa công nghệ và giá trị gia tăng, đầu tư cho chế biến chuyên sâu, giảm chế biến thô…”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: "Gỡ thẻ vàng IUU, không thể hô hào suông, ngược lại phải xắn tay vào việc với tinh thần, quyết tâm, trách nhiệm cao nhất".
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: "Gỡ thẻ vàng IUU, không thể hô hào suông,
ngược lại phải xắn tay vào việc với tinh thần, quyết tâm, trách nhiệm cao nhất".

Thứ trưởng cho rằng Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nuôi biển, theo lộ trình đến năm 2025 phải đạt chỉ tiêu 850 ngàn tấn, hiện tại đã đạt trên 700 ngàn tấn nhưng chủ yếu là nuôi lồng bè gần bờ, mật độ quá cao, kết hợp môi trường ô nhiễm làm gia tăng nguy cơ rủi ro. Vì vậy phải thúc đẩy nghề nuôi biển xa bờ để tăng sản lượng hải sản phục vụ xuất khẩu.

"Chủ trương sẽ tạo điều kiện tối đa, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia để thúc đẩy giá trị toàn ngành. Muốn làm được, ngành thủy sản, chính quyền địa phương phải rà soát, tổng hợp chi tiết, kịp thời tham mưu có hiệu quả để sớm tháo gỡ những nút thắt, xử lý dứt điểm những vấn đề tồn đọng”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Hiện tại, Bộ cùng với các bộ liên quan đang trong quá trình soạn thảo, sửa đổi các Nghị định về hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản, chính sách hỗ trợ phát triển tàu cá và chuyển đổi nghề; sẽ trang bị thêm các công cụ, phương tiện trên tàu cá để giám sát đánh bắt, tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật trên biển.

Cũng trong khuôn khổ hội nghị này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn triển khai các Chương trình, Đề án trọng tâm trong lĩnh vực khai thác thủy sản giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và 2045.

Theo đó, để phát triển bền vững trong lĩnh vực khai thác thủy sản, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1090/QĐ-TTg ngày 19/9/2022 phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030.

Mới đây, cùng với tổ chức ra quân đợt cao điểm gỡ thẻ vàng EC đối với thủy sản, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 10/3/2023, phê duyệt đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con