Thị trường khó, thanh khoản giảm, tự doanh công ty chứng khoán "làm ăn" thế nào trong quý 1/2023?

An Phong
Chia sẻ

Thời khắc huy hoàng đã qua đi, nghiệp vụ đầu tư chứng khoán không còn là con gà đẻ trứng vàng cho các công ty chứng khoán nữa...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tự doanh vốn dĩ là kênh hái ra tiền của các công ty chứng khoán trong bối cảnh thị trường tăng mạnh như giai đoạn 2021. Tuy nhiên, thời khắc huy hoàng đã qua đi, nghiệp vụ đầu tư chứng khoán không còn là con gà đẻ trứng vàng nữa....

LỖ VÌ TỰ DOANH

Một công ty chứng khoán được đánh giá là mạnh nghiệp vụ tự doanh như VnDirect ghi nhận tình hình sa sút ở mảng kinh doanh này. Báo cáo tài chính quý 1/2023 cho thấy, VnDirect ghi nhận lãi mua bán chứng khoán 782 tỷ đồng tăng 18% so với quý 1 năm ngoái tuy nhiên lỗ bán chứng khoán cũng tăng mạnh gần gấp đôi lên 471 tỷ đồng. Sau khi trừ đi chi phí tự doanh, VnDirect thu 304 tỷ đồng tự việc bán các khoản đầu tư cổ phiếu trong quý 1/2023, con số này đã giảm đáng kể so với con số đạt được của quý 1 năm 2022 là 413 tỷ đồng.

Không chỉ nghiệp vụ tự doanh giảm mạnh, doanh thu từ các khoản cho vay chứng khoán và môi giới cũng giảm lần lượt 46% và 68% dẫn đến VnDirect báo lợi nhuận sau thuế chỉ còn 140 tỷ đồng, giảm 82% so với quý 1/2022.

Điều này diễn ra tương tự tại Chứng khoán Rồng Việt - VDSC. Trong quý 1 vừa qua, doanh thu từ nghiệp vụ tự doanh của VDSC giảm mạnh từ 84 tỷ đồng xuống chỉ còn 21 tỷ đồng. Trong khi đó, lỗ tự doanh tăng mạnh lên 41 tỷ đồng dẫn đến VDSC lỗ từ mảng tự doanh hơn 21 tỷ đồng.

Doanh thu môi giới của VDSC cũng giảm 75%; doanh thu cho vay giảm 25,8%; doanh thu hoạt động ngân hàng đầu tư giảm 72,8% dẫn đến VDSC báo lãi sau thuế quý 1 còn 55 tỷ đồng, giảm 46,84% so với cùng kỳ năm 2022.

Chứng khoán SHS ghi nhận 501 tỷ đồng từ nghiệp vụ tự doanh tuy nhiên, công ty này cũng ghi nhận lỗ lên tới 524 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí phát sinh, SHS ghi nhận lỗ 27 tỷ đồng từ nghiệp vụ tự doanh. Trong khi năm ngoái còn số này có lãi 214 tỷ đồng. Danh mục của SHS hiện gồm có EIB, GEE và SAF. Trong đó, hai khoản đầu tư là GEE và SAF có lãi còn lại EIB đang ghi nhận lỗ 18 tỷ đồng.

Cùng với hoạt động giảm mạnh ở các mảng khác, quý 1/2023, SHS ghi nhận lãi sau thuế 40,9 tỷ đồng giảm 88% so với con số của năm ngoái là 329 tỷ đồng.

Một doanh nghiệp khác trong ngành cũng ghi nhận sụt giảm mạnh trong nghiệp vụ tự doanh là Công ty Chứng khoán Tân Việt - TVSI. Quý 1, TVSI ghi nhận 30,9 tỷ đồng lãi tự doanh, lỗ tự doanh chỉ khoảng 2,2 tỷ đồng dẫn đến lãi thuần từ nghiệp vụ tự doanh đạt 28 tỷ đồng. Con số này của cùng kỳ năm ngoái là 100 tỷ đồng.

Thị trường khó, thanh khoản giảm, tự doanh công ty chứng khoán "làm ăn" thế nào trong quý 1/2023? - Ảnh 1

Một số công ty chứng khoán khác cũng ghi nhận lãi từ nghiệp vụ tự doanh giảm như TCBS, Chứng khoán Bản Việt nay còn gọi tên mới là Vietcap...Do mảng tự doanh hoạt động kém khởi sắc nên hầu hết các công ty chứng khoán đều ghi nhận doanh thu lợi nhuận giảm mạnh trong quý 1/2023.

NHIỀU CÔNG TY LÊN KẾ HOẠCH KINH DOANH THỤT LÙI

Trong bối cảnh thị trường khó đoán, vĩ mô trong nước và thế giới vẫn còn nhiều thách thức, thanh khoản giảm mạnh, các công ty chứng khoán dường như cũng khó đưa ra kế hoạch kinh doanh khi mà ghi nhận tình hình trái chiếu ở một số doanh nghiệp đã công bố kế hoạch lợi nhuận năm 2023. Trong đó, tính đến thời điểm hiện tại, số doanh nghiệp dự báo lãi giảm đang nhiều hơn số doanh nghiệp lên kế hoạch lợi nhuận tăng.

Ngày 08/03, HĐQT Công ty CP Chứng khoán Bản Việt (VCI) đã họp và đưa ra kế hoạch năm 2023. Theo đó, năm 2023 VCI đặt chỉ tiêu doanh thu đạt 3.246 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1.000 tỷ đồng. So với kết quả thực hiện năm trước, Công ty đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế giảm nhẹ 5.6%.

Tương tự, năm 2023, Công ty CP Chứng khoán FPT (FTS) đề ra mục tiêu lãi trước thuế 420 tỷ đồng, giảm 34% so với năm trước.

Cụ thể, ban tổng giám đốc FTS dự báo thị trường chứng khoán năm 2023 kém hấp dẫn với thanh khoản giảm sút so với năm 2022 trong bối cảnh nền kinh tế không mấy sáng sủa, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thách thức. Thị trường dự báo không có thêm sản phẩm mới và chỉ có ít cổ phiếu mới niêm yết/đăng ký giao dịch. Ngoài ra, cạnh tranh về phí giao dịch giữa các công ty chứng khoán khốc liệt hơn.

Từ đó, FTS đề xuất kế hoạch năm 2023 với chỉ tiêu tổng doanh thu hoạt động và doanh thu tài chính ở mức 770 tỷ đồng, giảm 26,5% so với năm trước. Lãi trước thuế đã thực hiện đạt 420 tỷ đồng, giảm 34%.

CTCP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) vừa công bố kế hoạch kinh doanh năm 2023 với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế ở mức 2.386 tỉ đồng, giảm 21,9% so với thực hiện năm 2022.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con