Thương mại điện tử Đông Nam Á giảm tốc, vẫn đạt giá tri giao dịch 128,4 tỷ USD

Bạch Dương
Chia sẻ

Trong năm 2024, thị trường thương mại điện tử của Việt Nam, Philippines và Singapore tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng hai con số. Trong khi đó, Indonesia, dù là thị trường lớn nhất khu vực, lại có tốc độ phát triển chậm lại...

Theo báo cáo mới công bố của Momentum Works, trong năm 2024, tổng giá trị giao dịch hàng hóa qua các nền tảng thương mại điện tử ở khu vực Đông Nam Á đạt 128,4 tỷ USD, tăng 12% so với năm trước. 

Mặc dù mức tăng năm nay không còn “nóng” như những năm trước, nhưng đây được cho là kết quả của sự chủ động điều chỉnh từ các nền tảng lớn, nhằm hướng tới cách làm hiệu quả và bền vững hơn trong dài hạn.

Điều này phản ánh một giai đoạn "trưởng thành" hơn của thị trường, khi các doanh nghiệp không còn chỉ tập trung vào tăng trưởng bằng mọi giá, mà đang chú trọng vào biên lợi nhuận, trải nghiệm người dùng và năng lực vận hành cốt lõi.

Thái Lan và Malaysia tiếp tục là hai điểm sáng của thương mại điện tử Đông Nam Á trong năm 2024, với tốc độ tăng trưởng ấn tượng lần lượt 21,7% và 19,5%. 

Bên cạnh đó, Việt Nam, Philippines và Singapore cũng ghi nhận mức tăng trưởng hai con số. Dù vẫn giữ vị thế là thị trường lớn nhất khu vực với 44% thị phần GMV, Indonesia chỉ tăng trưởng 5% do các nền tảng tại đây đang trong quá trình tái cấu trúc và hợp nhất.

Shopee vẫn dẫn đầu thị trường với 52% thị phần toàn khu vực. Trong khi đó, TikTok Shop ghi dấu ấn mạnh mẽ khi hoàn tất sáp nhập với Tokopedia, nhanh chóng vươn lên chiếm lĩnh vị thế đáng kể.

Trong khi đó, Lazada ghi nhận bước tiến tích cực khi tập trung vào các ngành hàng chất lượng cao và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), giúp nền tảng này lần đầu tiên đạt được lợi nhuận EBITDA (thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao).

Lần đầu tiên, báo cáo của Momentum Works cũng mở rộng đánh giá sang các kênh thương mại phi nền tảng như website thương hiệu (brand.com), nhà bán lẻ đa thương hiệu, mạng xã hội và các nền tảng như WhatsApp, góp phần bổ sung thêm khoảng 16,8 tỷ USD vào tổng quy mô thương mại điện tử khu vực.

Tổng cộng, GMV toàn thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á năm 2024 đạt 145,2 tỷ USD, với tỷ lệ thâm nhập đạt 12,8%.

Báo cáo cũng cho thấy khu vực này đang xử lý tới 43,6 triệu đơn hàng mỗi ngày – gần tương đương với quy mô của thị trường Mỹ. Điều này phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng hậu cần và vận chuyển trong khu vực.

Ba nền tảng lớn nhất là Shopee, Lazada và TikTok Shop hiện chiếm hơn 90% tổng số đơn hàng qua nền tảng. Trong đó, thương mại trực tiếp qua livestream mang về khoảng 17,6 tỷ USD, chiếm 14% tổng giá trị giao dịch. Nếu tính thêm các hình thức mua sắm qua video, các định dạng mới này hiện đã chiếm tới 20% tổng GMV, cho thấy sự thay đổi rõ rệt trong hành vi tiêu dùng của người mua tại khu vực. 

Trong khi đó, báo cáo cho thấy Shopee đã mở rộng vị trí dẫn đầu với 52% thị phần, được thúc đẩy bởi việc nâng cấp cơ sở hạ tầng và kiếm tiền tốt hơn.

Cũng theo báo cáo, nhiều thương hiệu tiêu dùng Trung Quốc đang quay trở lại Đông Nam Á với sản phẩm được cải tiến và chiến lược bản địa hóa kỹ lưỡng hơn, nhằm từng bước chiếm lĩnh các phân khúc quan trọng.

Momentum Works dự báo, nếu các doanh nghiệp tận dụng tốt trí tuệ nhân tạo trong khâu bán hàng, vận hành, hậu cần và chăm sóc khách hàng, thương mại điện tử Đông Nam Á có thể tạo thêm tới 131 tỷ USD giá trị giao dịch vào năm 2030.

 

Riêng tại thị trường Việt Nam, sau giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ, thương mại điện tử Việt Nam đang cho thấy dấu hiệu phát triển chậm lại. Nếu trong giai đoạn 2022-2023, doanh thu tăng 53%, thì đến năm 2023-2024, mức tăng giảm xuống còn 37,36%. Nền tảng dữ liệu về thương mại điện tử Metric.vn dự báo năm nay, tốc độ tăng trưởng sẽ tiếp tục thu hẹp, chỉ còn 21,5%. 

Trong cuộc trao đổi với VnEconomy, đại diện Metric.vn cho biết một số nguyên nhân kéo đà sụt giảm đến từ việc kinh tế khó khăn khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, kéo theo sự sụt giảm sức mua trên nhiều kênh, bao gồm cả thương mại điện tử; Các nền tảng thương mại điện tử không còn chạy đua bằng những chương trình khuyến mãi sốc hay ưu đãi ồ ạt như trước;.... 

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con