TP.HCM cần phối hợp chặt chẽ các tỉnh để phòng, chống dịch Covid-19

Minh Tâm
Chia sẻ

Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đặt ra tại cuộc làm việc với lãnh đạo TP.HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 vào chiều 12/6 tại TP.HCM…

TP.HCM cần phối hợp chặt chẽ các tỉnh lận cận để phòng, chống dịch (Ảnh minh họa)
TP.HCM cần phối hợp chặt chẽ các tỉnh lận cận để phòng, chống dịch (Ảnh minh họa)

Tiếp giáp với TP.HCM, tiềm ẩn nguy cơ cao nhưng các tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương và Long An đều cơ bản kiểm soát được tình hình dịch bệnh Covid-19. Riêng tại TP.HCM, diễn biến dịch Covid-19 vẫn còn khá phức tạp.

TP.HCM: SẼ CÓ THÊM CA BỆNH TRONG NHỮNG NGÀY TỚI

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Long An Phạm Tấn Hòa, cho biết, hơn 1 tháng qua tình hình dịch bệnh tại địa phương khá ổn. Lực lượng chống dịch tại biên giới rất nỗ lực nên gần như không có ca nào liên quan đến nhập cảnh. Riêng cảng biển, Long An cũng đã triển khai kiểm soát dịch rất chặt nên tình hình cơ bản được kiểm soát.

Ngoài Long An, các tỉnh có nguy cơ cao do giáp ranh với TP.HCM như Đồng Nai, Bình Dương cũng cơ bản đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh Covid-19. Riêng TP.HCM, vẫn rải rác xuất hiện các ca bệnh mới tại các ổ dịch mới phát hiện.

Báo cáo tình hình dịch bệnh Covid-19 tại TP.HCM, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh, cho biết: ổ dịch liên quan đến điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng từ ngày 26/5 đến nay ghi nhận 463 trường hợp dương tính. Cơ bản, các nhánh lây nhiễm đang được kiểm soát, phong tỏa, ít có nguy cơ lây ra cộng đồng.

Ngoài chuỗi lây nhiễm trên, TP.HCM còn ghi nhận 101 bệnh nhân Covid-19 qua khám sàng lọc tại các bệnh viện, phòng khám. Từ các ca bệnh này, qua điều tra truy vết phát hiện thêm nhiều chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng khác như ổ dịch tại Xưởng cơ khí, huyện Hóc Môn; ổ dịch chung cư Ehome, quận Bình Tân; ổ dịch tại đường số 11, phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức; ổ dịch tại ấp Tân Thới 2, Tân Hiệp, Hóc Môn; ổ dịch trong công ty Quận 3; ổ dịch tại quán Bánh Canh ở Quận 3.

Đáng chú ý, cũng đã có một số trường hợp nhân viên y tế mắc Covid-19. Cụ thể, tại Bệnh viện Nhi đồng 1, ngày 11/6 phát hiện 1 trường hợp, sống ở Hóc Môn tiếp xúc với người nhà mắc bệnh (hiện xét nghiệm kiểm tra các nhân viên tiếp xúc đều âm tính); trưa ngày 12/6, tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM phát hiện 3 trường hợp (2 người sống ở Hóc Môn, 1 người sống tại chung cư Ehome, nơi có ổ dịch mới phát hiện), đến 22h00 đêm cùng ngày thì số ca bệnh liên quan đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đã lên đến 22 người.

Mặc dù TP.HCM tiếp tục phát hiện các ổ dịch nhỏ rải rác trong cộng đồng, tuy nhiên, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội nên chỉ lây lan do sự tiếp xúc của những người cùng gia đình.

Về nguồn gốc của những ổ dịch này, theo ông Nguyễn Tấn Bỉnh, có thể do dịch bệnh đã âm thầm lây lan trong cộng đồng từ trước, hoặc là người đã tiếp xúc các ca bệnh, đi qua các vùng dịch tễ nhưng không khai báo đầy đủ.

“Dịch bùng phát mạnh trong những ngày đầu, tuy nhiên, sau hơn 10 ngày thực hiện giãn cách xã hội, những ca mới được phát hiện chủ yếu là trong khu cách ly hoặc trong khu phong tỏa. Dựa vào thời gian ủ bệnh từ 14-21 ngày, dự đoán trong 10 ngày tới có thể tiếp tục phát hiện thêm các ca bệnh mới, rải rác từ những ổ dịch đã được kiểm soát”, ông Nguyễn Tấn Bỉnh nhận định.

Đặc biệt, từ các trường hợp nhân viên y tế nhiễm Covid-19 do tiếp xúc từ bên ngoài, Sở Y tế yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh quản lý chặt chẽ người làm việc, tuân thủ nghiêm 5K, sau giờ làm việc không tụ tập, hạn chế tiếp xúc người xung quanh… Sau 15 ngày giãn cách xã hội sẽ đánh giá tổng thể để có biện pháp phòng, chống dịch phù hợp tình hình thực tế.

CẦN PHỐI HỢP ĐỂ PHÒNG, CHỐNG DỊCH

Sau khi nghe báo cáo từ các địa phương, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đánh giá: Dịch bệnh tại TP.HCM mặc dù vẫn còn xuất hiện một số  điểm bùng phát dịch mới nhưng cơ bản đã kiểm soát được tình hình. Với các tỉnh lân cận, Phó Thủ tướng cho rằng tuy chưa có phát sinh điểm nóng, chưa để dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng nhưng đều tiếp giáp với TP.HCM và là các trung tâm sản xuất nên dứt khoát không được lơ là trong phòng, chống dịch.

“Các tỉnh cần tiếp tục có các biện pháp quyết liệt đảm bảo an toàn trong các nhà máy, các khu công nghiệp, nhất là các nhà máy sản xuất khép kín. Các địa phương phải kiểm soát nghiêm việc tuân thủ quy định phòng dịch tại các cơ sở sản xuất, xử lý nghiêm, dừng sản xuất ngay những đơn vị không tuân thủ”, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh.

Riêng với TP.HCM, cần triển khai ngay các biện pháp, không được để dịch lây lan vào các cơ sở y tế; xử lý dứt điểm ổ dịch tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và Bệnh viện Nhi đồng 1, những nơi đã có nhân viên nhiễm bệnh.

 

Trên tinh thần “chống dịch như chống giặc”, TP.HCM phải phối hợp chặt chẽ với các tỉnh lân cận trong phòng, chống dịch; lập các kênh kết nối để phản ứng kịp thời khi có những ổ dịch mới, liên quan đến nhiều địa phương và nhất là cùng phối hợp để không gây ách tắc trong lưu thông hàng hóa và đi lại giữa các địa phương, đảm bảo ổn định sản xuất trên địa bàn.

- Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình.

Trong công tác tuyên truyền để người dân hiểu về nguy cơ, quan tâm và thực hiện tốt phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế và các địa phương khi thông tin cần chính xác, không làm nhẹ nguy cơ nhưng cũng không để người dân hoang mang, lo lắng và cần có giải thích rõ để tránh hiểu sai, không đúng bản chất tình hình.

Dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Mặc dù số ca bệnh chưa giảm ngay nhưng nếu tiếp tục quyết liệt các biện pháp tổng thể như hiện nay, Phó Thủ tướng tin tưởng TP.HCM sẽ kiểm soát được dịch trong thời gian tới.

 

Tìm giải pháp công nghệ để giám sát cách ly F1 tại nhà

Hiện tổng số khu cách ly ở TP.HCM có thể phục vụ tối đa là hơn 10.000 người. Các quận huyện cũng đang mở rộng các khu cách ly để sẵn sàng đáp ứng khi có tình huống khẩn cấp. Ngoài ra, thành phố cũng đang khảo sát nhà thi đấu Phú Thọ, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể chuyển thành bệnh viện dã chiến.

Liên quan đến đề xuất cách ly F1 tại nhà, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho rằng thành phố cần cân nhắc trên cơ sở đảm bảo an toàn phòng dịch. “Việc cách ly ở nhà cũng có những ưu điểm mang lại sự thoải mái về tinh thần cho người dân, nhưng cái khó nhất của cách ly tại nhà là việc giám sát tuân thủ cách ly. Do đó, Sở Y tế sẽ phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ tìm giải pháp, đưa ứng dụng công nghệ vào để thực hiện giám sát việc của người dân trong thời gian tới”.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con