Thấy gì từ thị trường ôtô tháng 3?

Đức Thọ
Dù tổng lượng xe bán ra trên thị trường tháng 3 đã tăng đáng kể, song vẫn chưa thể thấy sự khởi sắc thật sự nào
Một số ít "đại gia" xe hơi trong nước vẫn duy trì được mức bán ra khả quan trong tháng 3/2007.
Một số ít "đại gia" xe hơi trong nước vẫn duy trì được mức bán ra khả quan trong tháng 3/2007.
Tổng sản lượng bán hàng của các nhà sản xuất ôtô Việt Nam tháng 3/2007 đã tăng khá ấn tượng với 4.469 chiếc, tăng 1.477 chiếc so với tháng trước. Tuy nhiên nó cũng chưa cho thấy một sự khởi sắc thật sự nào.

Không nằm ngoài dự đoán của giới truyền thông, thị trường xe du lịch, xe đa dụng và SUV vẫn tiếp tục dậm chân tại chỗ.

Mặc dù lượng xe thuộc phân khúc này bán ra thị trường có tăng so với tháng 2/2007 song lượng tăng chẳng thấm vào đâu. Thống kê của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho thấy phân khúc này trong tháng 3 đạt 2.333 chiếc, tăng vẻn vẹn 339 chiếc so với tháng trước.

Trong đó, chỉ có một vài “đại gia” như Toyota, Mercedes-Benz hay Ford đạt được mức tăng đáng khích lệ, còn lại nhiều các hãng xe khác đã bị giảm sút về sản lượng bán hàng.

Trong khi đó, phân khúc xe thương mại gồm xe bus, minibus, xe tải, pick-up và xe van lại có sđột biến về sản lượng bán ra: đạt 2.136 chiếc, tăng đến 1.138 chiếc so với tháng 2. Do đó, trên thực tế chỉ các hãng có thế mạnh về xe thương mại là có thể mỉm cười rạng rỡ.

Đáng chú ý là cả 3 đại diện nội địa là Trường Hải, Xuân Kiên và Vinacomin – Vinacoal đều có mức tăng trưởng mạnh mẽ. Đáng kể nhất là Xuân Kiên với mức tăng trưởng đạt 287% (đạt 504 chiếc), Trường Hải với mức tăng xấp xỉ 90% (đạt 719 chiếc).

Lý giải về hiện tượng này, các nhà phân tích đưa ra 2 yếu tố căn bản.

Thứ nhất, phân khúc xe du lịch và SUV/MPV vẫn tiếp tục ảm đạm chủ yếu do ảnh hưởng từ yếu tố giá, cộng với sự áp đảo từ một “thế lực” mới trên thị trường là ôtô nhập khẩu.

Rõ ràng, trong khi giá xe sản xuất và lắp ráp trong nước vẫn chưa cải thiện được bao nhiêu so với trước đây và mức giá vẫn cao ngất ngưởng so với cùng mẫu xe tại các nước trên thế giới thì người tiêu dùng đành phải trông chờ vào lực lượng xe nhập khẩu.

Trong khi đó, lực lượng xe nhập khẩu lại ngày càng có ưu thế khi lượng xe nhập về ngày càng tăng, chủng loại đa dạng và mức giá có vẻ “hợp lý” hơn sau khi cộng vào các khoản thuế.

Đáng buồn là trong bối cảnh ảm đạm của phân khúc thị trường này, các nhà sản xuất vốn có thế mạnh về xe du lịch và xe đa dụng vẫn chưa có động tác mạnh mẽ nào nhằm cải thiện tình hình.

Thứ hai, sở dĩ phân khúc xe thương mại tăng trưởng mạnh mẽ bởi chúng luôn là phương tiện phục vụ sản xuất và kinh doanh không thể thiếu của các doanh nghiệp, cho dù giá có thể vẫn cao hơn so với xe nhập.

Hơn nữa, đối tượng khách hàng của phân khúc này cũng đa dạng và “dễ dãi” hơn nhiều, đặc biệt là các sản phẩm xe nông dụng. Đồng thời nhu cầu về các dòng xe này cũng đang tăng mạnh mẽ nhằm thay thế hàng nghìn xe tải hết niên hạn sử dụng và xe công nông. Đây cũng là câu trả lời cho lượng tăng đáng mừng của 2 đại diện nội địa là Xuân Kiên và Trường Hải.

Tin mới

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon có thể là một khái niệm xa lạ và không tác động trực tiếp đến người mua ô tô, nhưng chúng là tài sản rất quan trọng mà các công ty ô tô cần cân nhắc. Trên thế giới, khái niệm này đã được nhiều quốc gia áp dụng và nhiều công ty đã thu được nguồn lợi không nhỏ.
Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.