Thò đầu qua cửa sổ trời ô tô “hóng gió” có vi phạm luật giao thông?

Minh Long
Cửa sổ trời trước đây thường chỉ xuất hiện trên các xe hạng sang và cao cấp thì những năm trở lại đây, các xe bình dân và tầm trung cũng được sở hữu tính năng này. Không ít người sử dụng cửa sổ trời như một không gian để đứng hóng gió, hay thậm chí là cho trẻ nhỏ đứng thò đầu ra khỏi cửa sổ trời để nô đùa. Đây là một hành vi tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Một hình ảnh trẻ nhỏ ngồi trên cửa sổ trời ô tô khiến nhiều người không khỏi giật mình vì sự nguy hiểm khi xảy phát sinh bất ngờ. Ảnh: Thế giới trẻ.
Một hình ảnh trẻ nhỏ ngồi trên cửa sổ trời ô tô khiến nhiều người không khỏi giật mình vì sự nguy hiểm khi xảy phát sinh bất ngờ. Ảnh: Thế giới trẻ.

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 Luật giao thông đường bộ về nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ có quy định:

“Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.

Hiện pháp luật chưa có quy định cụ thể về việc xử phạt hay không xử phạt đối với hành vi người lớn hay trẻ nhỏ thò đầu ra khỏi cửa sổ trời. Tuy nhiên, với việc đưa đầu ra khỏi cửa sổ trời ô tô, chủ xe vẫn có thể vi phạm vào một số điều khoản khác của Luật giao thông đường bộ:

- Vi phạm Khoản b Điều 68, Luật giao thông đường bộ về việc Vận tải hành khách bằng xe ô tô:

Không chở hành khách trên mui, trong khoang chở hành lý hoặc để hành khách đu, bám bên ngoài xe;

- Vi phạm Khoản 23 Điều 8 về an toàn giao thông trong Luật giao thông đường bộ

Điều 8: Các hành vi bị nghiêm cấm:

- Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

- Ngoài ra, còn bị xử phạt với hành vi không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.

Các mức phạt cho những hành vi nói trên, theo Điều 23, Nghị định 46/2016/NĐ- CP về giao thông đường bộ:

- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây (Điểm a Khoản 1 Điều 23)

a) Không hướng dẫn hành khách đứng, nằm, ngồi đúng vị trí quy định trong xe;

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây (Điểm b Khoản 6 Điều 23)

b) Chở người trên mui xe, nóc xe, trong khoang chở hành lý của xe;

Mức phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây (Khoản 1, Điều 5)

k) Người điều khiển, người ngồi trong xe ô tô có trang bị dây an toàn mà không thắt dây an toàn khi xe đang chạy;

l) Chở người ngồi trong xe ô tô có trang bị dây an toàn mà không thắt dây an toàn khi xe đang chạy.

Tin mới

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon có thể là một khái niệm xa lạ và không tác động trực tiếp đến người mua ô tô, nhưng chúng là tài sản rất quan trọng mà các công ty ô tô cần cân nhắc. Trên thế giới, khái niệm này đã được nhiều quốc gia áp dụng và nhiều công ty đã thu được nguồn lợi không nhỏ.
Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.