Các nhà sản xuất ô tô lớn của Đức đang phải vật lộn để chống lại Tesla

Hoàng Lâm
Khi các vấn đề về phần mềm làm trì hoãn các mẫu xe chính và góp phần làm giảm doanh số bán hàng tại Trung Quốc, thị trường lớn nhất của các nhà sản xuất ô tô Đức, hi vọng để chống lại Tesla càng khó khăn hơn.
Các nhà sản xuất ô tô lớn của Đức đang phải vật lộn để chống lại Tesla - Ảnh 1

Các nhà sản xuất ô tô của Đức đã công bố những kế hoạch táo bạo trong vài năm qua để chuyển sang ô tô điện và thách thức sự thống trị của Tesla. Nhưng thay vào đó, họ chỉ tụt lại phía sau.

Tesla đã giao 889.015 xe trong nửa đầu năm nay, nhiều hơn tổng doanh số xe điện của Tập đoàn Volkswagen, BMW, Mercedes-Benz và Porsche cộng lại.

Các nhà sản xuất ô tô Đức thậm chí đang gặp khó khăn khi các vấn đề về phần mềm làm trì hoãn các mẫu xe chính và góp phần làm giảm doanh số bán hàng tại Trung Quốc, thị trường lớn nhất của họ, nơi Tesla và BYD đã vượt lên dẫn trước.

Họ thậm chí còn tụt lại ở ngay chính thị trường quê nhà, nơi Tesla vẫn là thương hiệu xe điện hàng đầu.

Các nhà đầu tư đang rất mong chờ nghe báo cáo từ ba trong số các công ty Đức trong tuần này, với Porsche báo cáo thu nhập hàng quý vào thứ Tư, tiếp theo là Mercedes và VW vào thứ Năm.

Khi Tesla thúc đẩy sản lượng nhiều hơn với việc giảm giá mạnh mẽ, điều đó đang làm tăng áp lực lên các nhà sản xuất truyền thống đang phải vật lộn để bắt kịp tốc độ.

Doanh số bán xe điện của Tesla tăng hơn 30 điểm phần trăm so với của VW trong ba tháng kết thúc vào tháng 6, mở rộng vị trí dẫn đầu.

Trong khi người Đức đang sa lầy trong các cuộc đàm phán khó khăn với các công đoàn về việc trang bị lại các địa điểm sản xuất trong kỷ nguyên động cơ đốt trong của họ, Tesla có kế hoạch mở rộng nhà máy ở Đức và đang chuẩn bị xây dựng một nhà máy mới ở Mexico.

Matthias Schmidt, một nhà phân tích ô tô có trụ sở gần Hamburg cho biết: “Tesla vẫn đi trước các nhà sản xuất ô tô Đức ở tất cả các thị trường lớn. Họ đang chịu áp lực phải tăng khối lượng để đạt được loại quy mô kinh tế cần thiết để mang lại lợi nhuận cho xe điện”.

Các nhà sản xuất ô tô của Đức trong quá khứ đã phát triển mạnh nhờ họ đã hoàn thiện việc sản xuất các phương tiện chạy bằng xăng và dầu diesel, với hàng trăm nhà sản xuất phụ tùng địa phương chất lượng cao cung cấp cho họ hộp số, kim phun nhiên liệu và trục khuỷu. Bây giờ thì pin mới là thứ đang tiếp quản.

Tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu, áp lực lạm phát, tình trạng khan hiếm công nhân lành nghề và giá năng lượng cao đang làm tăng thêm những thách thức về cấu trúc do sự chuyển dịch xe điện gây ra.

Kỳ vọng của các nhà sản xuất ô tô Đức đang ở mức tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, theo một cuộc khảo sát do Viện Ifo có trụ sở tại Munich công bố trong tháng này.

Mối đe dọa lớn nhất của người Đức còn là vị thế đang suy yếu của họ ở Trung Quốc. VW, BMW và Mercedes thống trị doanh số bán xe dùng động cơ đốt trong thị trường ô tô lớn nhất thế giới trong nhiều thập kỷ, nhưng gần đây đã tụt lại phía sau các thương hiệu Trung Quốc sản xuất xe điện giá cả phải chăng với công nghệ và phần mềm phù hợp với thị hiếu địa phương.

Mercedes đã giảm giá tại Trung Quốc cho mẫu xe điện hàng đầu của mình, EQS, vào cuối năm ngoái sau khi doanh số bán hàng đáng thất vọng.

VW đã phải chịu áp lực khi BYD bán chạy hơn công ty tại Trung Quốc trong quý đầu tiên. Doanh số bán xe điện của nhà sản xuất ô tô Đức tại Trung Quốc đã giảm trong nửa đầu năm tại một thị trường tăng trưởng 20%.

Xe điện dự kiến sẽ chiếm 90% thị trường Trung Quốc vào năm 2030, càng làm tăng thêm tính cấp bách để người Đức đẩy nhanh các dịch vụ xe điện cạnh tranh hơn. Nhà sản xuất ô tô lớn nhất châu Âu vào tháng trước đã thay thế Giám đốc điều hành của Audi một phần vì muốn ngăn chặn đà trượt dốc của thương hiệu này tại quốc gia này.

Các nhà phân tích từ HSBC cho biết trong một báo cáo tháng này rằng các nhà lãnh đạo xe điện hiện tại ở Trung Quốc “sẽ siết chặt thị trường”. Ngoại trừ Tesla,tất cả sẽ là thương hiệu EV của Trung Quốc.

Tất cả không bị mất. Elon Musk đã để ngỏ cơ hội cho những người đương nhiệm đang tìm cách bắt kịp, sau khi ra mắt phương tiện chở khách mới cuối cùng của mình - Model Y - vào năm 2020.

Các nhà sản xuất ô tô lớn của Đức đang phải vật lộn để chống lại Tesla - Ảnh 2

Tesla đã không thiết kế lại Model 3 kể từ khi nó được đưa vào sản xuất sáu năm trước, mặc dù công việc làm mới đang được tiến hành.

Trong khi đó, BYD đang tránh xa thị trường Mỹ vì các rào cản thương mại và một số công ty khởi nghiệp EV nhỏ hơn của Trung Quốc có thể không tồn tại trong cuộc chiến giá cả của ngành.

Các công ty Đức vẫn tạo ra lợi nhuận tốt khi bán các mẫu động cơ đốt trong, kể cả ở Trung Quốc.

Mercedes và BMW trong khi đó không theo chân Tesla ra khỏi phân khúc giá cao và vẫn đang tăng gần gấp đôi doanh số bán xe điện qua từng năm. Người Đức có kế hoạch giới thiệu các nền tảng tập trung vào EV vào khoảng giữa thập kỷ này để giảm giá thành ô tô điện của họ và trang bị cho chúng công nghệ mới có thể thay đổi động lực.

VW đã sẵn sàng cho một chiếc EV nhỏ gọn có giá dưới 25.000 euro (27.700 USD) - một chiếc ô tô dành cho mọi người trong thời đại điện hoá - còn vài năm nữa sẽ được sản xuất.

Nhà sản xuất ô tô lớn nhất châu Âu gần đây đã củng cố kế hoạch chi tiêu trong 5 năm tới 180 tỷ euro, với hơn 2/3 dành cho phần mềm và xe điện. Chiếc sedan ID7 sẽ ra mắt các phòng trưng bày vào cuối năm nay đi kèm với màn hình thực tế tăng cường đưa thông tin vào tầm nhìn của người lái.

Mercedes thì sẽ giới thiệu phiên bản chạy điện của chiếc compact CLA sedan tại Mỹ vào năm tới để cạnh tranh tốt hơn với Model 3 của Tesla. Hãng này cũng đang điện khí hóa chiếc G-Wagon mang tính biểu tượng.

BMW đặt cược với nền tảng Neue Klasse của họ, dự kiến ra mắt vào khoảng năm 2025, sẽ giúp đẩy nhanh doanh số bán hàng. Nhà sản xuất ô tô này đặt mục tiêu cắt giảm một nửa chi phí pin và tăng phạm vi hoạt động cũng như tốc độ sạc lên 30% so với các mẫu xe hiện tại.

Nhà phân tích Michael Dean của Bloomberg Intelligence nhận định: “Nền tảng EV thế hệ tiếp theo của người Đức có thể thay đổi mọi thứ. “Đó là lúc bạn sẽ thấy một cú hích lớn từ họ, kể cả ở Trung Quốc”.

Tin mới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".
Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.