Nửa đầu tháng 7, Việt Nam chi hơn 134 triệu USD nhập khẩu hơn 5.000 ô tô

Hoàng Lâm
Theo số liệu thống kê sơ bộ Tổng cục Hải quan vừa công bố, nửa đầu tháng 7, cả nước đã nhập khẩu 5.392 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 134,3 triệu USD. Con số này cho thấy sự tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ tháng 6, thị trường Việt đã đón nhận 4.838 xe nhập khẩu.
Số lượng xe nhập khẩu về Việt Nam trong nửa đầu tháng 7 tăng nhẹ.
Số lượng xe nhập khẩu về Việt Nam trong nửa đầu tháng 7 tăng nhẹ.

Cụ thể, dòng xe nhập khẩu nhiều nhất về Việt Nam trong nửa đầu tháng 7 (1 -15/7) là ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống với 4.320 xe, kim ngạch 95,47 triệu USD, chiếm 80% về lượng và 71% về kim ngạch nhập khẩu ô tô của cả nước trong kỳ.

Luỹ kế từ đầu năm đến ngày 15/7, cả nước nhập khẩu 76.291 ô tô nguyên chiếc, tổng kim ngạch đạt 1,785 tỷ USD.

Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc vẫn là 3 cái tên dẫn đầu về lượng nguồn gốc xe nhập khẩu với kết quả lần lượt là: 32.373 xe, 25.979 xe và 5.849 xe.

Với 64.201 xe, riêng 3 thị trường kể trên ở châu Á chiếm đến 90,5% tổng lượng ô tô nhập khẩu của cả nước trong cùng thời điểm.

Trước đó, trong tháng 6, cả nước nhập khẩu 9.006 ô tô, tổng kim ngạch đạt gần 250 triệu USD, tăng 18,4% về lượng và tăng 30,7% về kim ngạch so với tháng 5/2023.

Trong tháng 6, Indonesia tiếp tục dẫn đầu thị phần về lượng với 3.965 xe, kim ngạch 55,4 triệu USD, chiếm 44% về lượng và 22,16% kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Thái Lan là thị trường có lượng nhập khẩu nhiều thứ hai về thị trường Việt Nam với 2.351 xe, nhưng dẫn đầu về kim ngạch với 63,75 triệu USD. Thị trường Trung Quốc đứng thứ ba với 1.340 xe, kim ngạch 53,25 triệu USD.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, cả nước nhập khẩu 70.915 ô tô nguyên chiếc, tổng kim ngạch 1,65 tỷ USD, tăng 11,4% về lượng và tăng 5,2% về kim ngạch so với cùng kỳ 2022.

Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc cũng là 3 quốc gia dẫn đầu về lượng xe nhập khẩu với kết quả lần lượt là: 32.373 xe, 25.979 xe và 5.849 xe.

Với 64.201 xe, riêng 3 thị trường kể trên ở châu Á chiếm đến 90,5% tổng lượng ô tô nhập khẩu của cả nước trong 6 tháng đầu năm.

Nửa đầu tháng 6 (1-15/6), cả nước chi 136,4 triệu USD, nhập khẩu 4.838 ô tô nguyên chiếc. Trong đó, ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống có lượng nhập khẩu nhiều nhất với 3.576 chiếc, kim ngạch 82 triệu USD; tiếp theo là ô tô tải với 726 xe, kim ngạch 32,55 triệu USD.

Tính chung từ đầu năm đến 15/6, cả nước nhập khẩu 66.760 ô tô nguyên chiếc, tổng kim ngạch 1,54 tỷ USD.

Về thị trường nhập khẩu, 3 thị trường lớn nhất là Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc với kết quả lần lượt là: 30.022 chiếc, 614,47 triệu USD; 22.014 chiếc, 296,4 triệu USD; 4.553 chiếc, 172,7 triệu USD.

Với 56.589 chiếc, riêng 3 thị trường lớn ở châu Á chiếm đến 91,3% tổng lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu của cả nước trong cùng thời điểm.

Trước đó, thị trường ô tô Việt Nam đã liên tục lao dốc và tiếp tục cho thấy những tín hiệu ảm đạm khi lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc vào Việt Nam giảm hơn 4600 chiếc trong tháng 5.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã nhập khẩu 7.608 ô tô nguyên chiếc (CBU), đạt kim ngạch 191,2 triệu USD trong tháng 5/2023, giảm đến 38,3% về lượng và 33,6% về kim ngạch so với tháng 4 (nhập khẩu 12.053 ô tô và kim ngạch 273,1 triệu USD).

Tháng 5 cũng là tháng thứ hai liên tiếp ghi nhận mức giảm về số lượng và kim ngạch ô tô nhập khẩu. Sức mua sụt giảm nghiêm trọng kéo tụt số thu ngân sách của cục hải quan hàng nghìn tỷ đồng.

5 tháng đầu năm, ô tô xuất xứ Thái Lan hoàn toàn áp đảo các quốc gia khác khi luôn chiếm gần một nửa số lượng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam (30.022 chiếc), theo sau là Indonesia (22.014 chiếc) và Trung Quốc (4.553 chiếc).

Theo báo cáo của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số ô tô tiêu thụ toàn thị trường tháng 6/2023 và 6 tháng đầu năm 2023, tháng 6/2023, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 23.800 xe, tăng 15% so với tháng 5/2023, bao gồm xe 17.334 du lịch 6.344 xe thương mại và 122 xe chuyên dụng.

Doanh số xe du lịch tăng 20%; xe thương mại tăng 4% và xe chuyên dụng giảm 17% so với tháng trước. Doanh số bán của xe lắp ráp trong nước đạt 15.488 xe, tăng 28% so với tháng trước và doanh số xe nhập khẩu nguyên chiếc là 8.312 xe, giảm 4% so với tháng trước

Với thống kê của VAMA có thể thấy tháng 6 thị trường Việt có tăng trưởng còn các tháng trước đó doanh số tiêu thụ giảm mạnh, nên lũy kế tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường tính đến hết tháng 6/2023 giảm 32% so với 2022. Xe ô tô du lịch giảm 37%; xe thương mại giảm 11% và xe chuyên dụng giảm 65% so với năm 2022.

Tính đến hết tháng 6/2023, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước giảm 37%, trong khi xe nhập khẩu giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tháng 5/2023 toàn thị trường tiêu thụ được 19.266 xe, giảm 51% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 7% so với tháng 4/2023. Còn tháng 4/2023 thị trường bán ra 22.409 xe, giảm 47% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 25% so với tháng 3/2023.

Hiện dù lượng xe nhập khẩu về Việt Nam tăng, các hãng xe nhập khẩu đua nhau đưa ra các chương trình khuyến mại hấp dẫn, nhưng thị trường vẫn xe Việt vẫn chưa thực sự khởi sắc trở lại do người dân còn đắn đo về chi tiêu để mua ô tô trước tình hình hình kinh tế khó khăn. Ngoài ra, xe nhập khẩu cũng đang phải cạnh tranh khốc liệt với các loại xe lắp ráp, sản xuất trong nước vừa nhận được ưu đãi 50% phí trước bạ từ Chính phủ.

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới cao tới 100% đối với xe điện của Trung Quốc và thuế nhập khẩu bổ sung đối với các hàng hóa khác bao gồm cả chất bán dẫn, sớm nhất là vào tuần tới.
Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thương hiệu ô tô GAC đến từ Trung Quốc sẽ chính thức được Tập đoàn Tan Chong nhập khẩu, phân phối. Cụ thể, thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong phân phối thông qua công ty con TCSV (TC Services Việt Nam) và được uỷ quyền tham gia phân phối bán lẻ các loại ô tô, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế theo pháp luật Việt Nam.