Ô tô nhập khẩu “hụt hơi” trong tháng 8 sau 7 tháng tăng trưởng dương

Hoàng Lâm
Theo thống kê sơ bộ được Tổng cục Hải quan công bố, trong tháng 8 cả lượng và kim ngạch ô tô nguyên chiếc nhập khẩu giảm mạnh so với tháng 7 trước đó.
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Cụ thể, trong tháng 8 cả nước nhập khẩu 6.929 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch 162,4 triệu USD, giảm 22,4% về lượng và giảm 25,2% về kim ngạch so với tháng 7/2023.

Luỹ kế 8 tháng đầu năm, cả nước đã nhập khẩu 86.749 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt hơn 2 tỷ USD, cùng giảm 9,8% cả lượng và kim ngạch so với cùng kỳ 2022.

3 thị trường nhập khẩu lớn nhất cùng là những quốc gia ở châu Á. Trong đó, Thái Lan duy trì vị trí số một với 39.261 xe, kim ngạch 825,2 triệu USD. Đứng thứ hai là Indonesia với lượng xe nhập khẩu là 32.118 chiếc, kim ngạch 439,8 triệu USD. Trung Quốc đứng vị trí thứ ba với 6.985 xe, kim ngạch 272,54 triệu USD.

Bên cạnh các thị trường khu vực ASEAN, Việt Nam còn nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ các thị trường khác trên thế giới như: Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp.

Trước đó, theo số liệu thống kê sơ bộ Tổng cục Hải quan, trong tháng 7/2023 cả nước đã nhập khẩu 8.929 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch hơn 217 triệu USD, giảm 0,9% về lượng nhưng giảm tới 13,1% so với tháng trước.

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2023, Việt Nam nhập khẩu 79.822 ô tô, tổng kim ngạch đạt gần 1,87 tỷ USD, tăng 2,4% về lượng và tăng 0,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo thống kê cho thấy, tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2023, Thái Lan vẫn là quốc gia số 1 về xuất khẩu ô tô sang thị trường Việt Nam. Lượng ô tô nguyên chiếc từ Thái Lan về Việt Nam là 3.714 xe với giá trị kim ngạch đạt xấp xỉ 84 triệu USD,

Luỹ kế hết tháng 7, Việt Nam đã nhập khẩu từ Thái Lan tổng cộng 36.087 xe, giá trị kim ngạch 762,2 triệu USD. Giá trị trung bình của xe nhập từ Thái Lan là 21.100 USD/chiếc.

Indonesia vẫn là quốc gia đứng vị trí thứ hai so với Thái Lan cả về số lượng và giá trị xuất khẩu ô tô vào Việt Nam với 3.520 xe, kim ngạch 47,85 triệu USD trong tháng 7/2023. Luỹ kế 7 tháng đầu năm, xe nhập từ Indonesia 29.498 xe, kim ngạch 399,63 triệu USD. Đáng chú ý, xe nhập từ quốc gia này chủ yếu là xe giá rẻ khi giá trị trung bình của xe ô tô nhập từ Indonesia khá thấp, chỉ khoảng 13.500 USD/chiếc.

Đứng thứ ba là Trung Quốc với 591 xe, kim ngạch gần 26 triệu USD trong tháng 7/2023 và 6.420 xe với kim ngạch 250,4 triệu USD trong 7 tháng đầu năm 2023. Với tổng cộng 72.005 chiếc, riêng 3 quốc gia láng giềng kể trên ở châu Á đã chiếm tới 90,2% tổng lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu của cả nước trong 7 tháng đầu năm.

Trong tháng 6, Indonesia lại bất ngờ dẫn đầu thị phần về lượng với 3.965 xe, kim ngạch 55,4 triệu USD, chiếm 44% về lượng và 22,16% kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Thái Lan là thị trường có lượng nhập khẩu nhiều thứ hai về thị trường Việt Nam với 2.351 xe, nhưng dẫn đầu về kim ngạch với 63,75 triệu USD. Thị trường Trung Quốc đứng thứ ba với 1.340 xe, kim ngạch 53,25 triệu USD.

Tính chung 6 tháng đầu năm, cả nước nhập khẩu 70.915 ô tô nguyên chiếc, tổng kim ngạch 1,65 tỷ USD, tăng 11,4% về lượng và tăng 5,2% về kim ngạch so với cùng kỳ 2022.

Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc cũng là 3 quốc gia dẫn đầu về lượng xe nhập khẩu với kết quả lần lượt là: 32.373 xe, 25.979 xe và 5.849 xe.

Với 64.201 xe, riêng 3 thị trường kể trên ở châu Á chiếm đến 90,5% tổng lượng ô tô nhập khẩu của cả nước trong 6 tháng đầu năm.

Ở một thống kê khác theo báo cáo từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho thấy, toàn thị trường có 23.800 ô tô các loại được bán ra, tăng 4% so với tháng 6/2023 nhưng vẫn giảm 18% so với cùng kì năm ngoái. Tháng 7 chứng kiến lượng bán hàng của xe lắp ráp trong nước giảm 12% so với tháng trước đó, chỉ đạt 13.575 xe. Mặt khác, ô tô nhập khẩu vẫn đạt mức tăng trưởng 34% so với tháng 6/2023 dù không được hưởng chính sách giảm lệ phí trước bạ, đạt 11.112 xe.

Sự sụt giảm của xe nhập khẩu theo giới chuyên gia có thể dự báo được từ trước khi tháng 8 có thời gian trùng với tháng 7 âm lịch thường được dân gian gọi là “tháng cô hồn”. Trong tháng này, nhiều người tiêu dùng sẽ hạn chế tối đa việc mua bán các tài sản có giá trị lớn như ô tô nên sức mua suy giảm.

Bên cạnh đó, từ 1/7 khi chính sách ưu đãi thuế trước bạ cho xe sản xuất và lắp ráp trong nước có hiệu lực, xe nhập khẩu càng thêm áp lực và nhiều đại lý thậm chí đã phải “cắt lỗ” giảm giá rất sâu các mẫu xe để cứu vãn doanh số. Tuy nhiên, tình hình cũng không mấy khả quan khi sức mua vẫn chưa được bật lên như mong đợi. Ở thời điểm hiện tại và những tháng cuối năm, ở thời điểm hiện tại và những tháng cuối năm, thị trường ô tô Việt được cho sẽ rất khó khăn đối với các dòng xe nhập khẩu.

Tin mới

BYD muốn định nghĩa lại “xe sang” trong kỷ nguyên xe điện

BYD muốn định nghĩa lại “xe sang” trong kỷ nguyên xe điện

Nhà sản xuất xe điện Trung Quốc BYD sẽ giới thiệu chiếc sedan đầu tiên nằm trong phân khúc cao cấp của mình tại triển lãm ô tô Bắc Kinh, nhằm thách thức những hãng như Mercedes-Benz của Đức, hãng mà ba năm trước đã rút khỏi sự phát triển của thương hiệu Denza, với lý do doanh số bán hàng chậm.
#AutoHashtag: Vì sao Ford nhiều năm “bất bại” trong phân khúc xe bán tải ở Việt Nam?

#AutoHashtag: Vì sao Ford nhiều năm “bất bại” trong phân khúc xe bán tải ở Việt Nam?

Khởi nguyên là dòng xe nhắm đến đối tượng khách hàng nông dân ở các vùng ngoại ô, ngày nay, những chiếc xe bán tải mang thương hiệu Mỹ, Ford, đang được đông đảo người dùng tại đô thị săn tìm. Vì sao dòng xe này phát triển mạnh tại Việt Nam và vì sao Ford lại thành công đến vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon có thể là một khái niệm xa lạ và không tác động trực tiếp đến người mua ô tô, nhưng chúng là tài sản rất quan trọng mà các công ty ô tô cần cân nhắc. Trên thế giới, khái niệm này đã được nhiều quốc gia áp dụng và nhiều công ty đã thu được nguồn lợi không nhỏ.