Đầu tư trái ngành, một góc nhìn
Giờ đây, các tập đoàn kinh tế sẽ phải cân nhắc việc có nên tiếp tục các kế hoạch cũ hay không
Hoạt động đầu tư trái ngành của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước hiện được xem là một trong những nguyên nhân của tình hình kinh tế khó khăn hiện nay.
Trước những hệ quả đã và có thể sẽ xảy ra, thì ngoài phần trách nhiệm của các tập đoàn và tổng công ty, các cơ quan quản lý cũng thấy được phần trách nhiệm của mình trong đó...
“Tiên trách kỷ…”
Ngày 22/6/2006, Quyết định 147/2006/QĐ-TTg phê duyệt đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được ban hành, theo đó, EVN sẽ hoạt động trong các lĩnh vực chính là sản xuất và kinh doanh điện năng, cơ khí điện lực và viễn thông, nhưng đồng thời cũng “được phép kinh doanh đa ngành”.
Các ngành khác mà EVN được phép tham gia gồm vận tải thủy bộ phục vụ sản xuất, kinh doanh; khai thác nguyên liệu phi quặng; kinh doanh các dịch vụ công nghệ thông tin; hoạt động tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm.
Tiếp sau EVN, một loạt các tập đoàn khác cũng đã được thành lập theo mô hình “đa ngành” như vậy, và đó là cơ sở để các tập đoàn tiến hành mở rộng đầu tư trong khoảng thời gian từ cuối năm 2006 đến đầu năm 2008 này.
Chưa rõ quá trình tư vấn và phản biện của các bộ ngành liên quan ra sao, song có thể thấy, việc đầu tư đa ngành của các tập đoàn như EVN, trên thực tế đã được “hợp thức hoá” ngay từ đầu.
Dễ hiểu là đến cuối năm 2007, có đến 8 tập đoàn đã được thành lập, trong khi chủ trương ban đầu là “việc thành lập tập đoàn kinh tế chỉ thực hiện thí điểm, sau khi tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm mới xây dựng phương hướng triển khai đồng loạt”.
Trong khi đó, một loạt tổng công ty Nhà nước khác cũng đang “xin được lên tập đoàn”. Ít nhất 4 tổng công ty khác cũng đang trong giai đoạn xây dựng đề án. Tất cả đều nhắm tới mục tiêu “đa ngành” như là một hướng phát triển, mà theo cách nói của ông Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam là “lấy ngắn nuôi dài”.
Phát biểu trong một hội nghị chuyên đề về phát triển tập đoàn kinh tế hồi cuối năm 2007, ông Bình nói mặc dù xác định các lĩnh vực chính vẫn là đóng tàu và dịch vụ vận tải biển, song trong giai đoạn trước mắt sẽ “nghiên cứu đầu tư vào các lĩnh vực như năng lượng, xi măng, vận tải đa phương thức, công nghiệp, hàng không, bảo hiểm, chứng khoán, ngân hàng, bất động sản…”. Giờ đây, có lẽ ông Bình sẽ phải nghĩ khác.
Còn theo TS. Võ Trí Thành, Trưởng ban Hội nhập kinh tế quốc tế, thuộc Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã biết tranh thủ “ngoạm lấy các cơ hội kinh doanh”, một hiện tượng kinh tế đã được giới nghiên cứu quốc tế xem xét một cách nghiêm túc.
Trả lời báo chí, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng, nói các tập đoàn có thể chọn lựa thêm nhiều lĩnh vực khác để chia sẻ rủi ro, tuy nhiên, về nguyên tắc, việc đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động phải để hỗ trợ cho ngành nghề kinh doanh cốt lõi.
Theo dõi tình hình hiện nay, bà Lan cho rằng khi các tập đoàn đi vào những ngành không có thế mạnh, đang cạnh tranh quyết liệt thì sẽ chẳng có gì đảm bảo họ sẽ thành công. Thứ hai, các tập đoàn sẽ sao nhãng việc đầu tư vào ngành cốt lõi, khiến những lĩnh vực này không được củng cố, trong khi sức ép cạnh tranh tăng cao.
Còn có thêm những Hồng Việt khác?
Việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam rút vốn khỏi Ngân hàng Hồng Việt được giải thích là theo yêu cầu của Chính phủ để góp phần kiềm chế lạm phát và cắt giảm chỉ tiêu đầu tư công.
Nhưng theo đánh giá của một số chuyên gia, đó chỉ là cái cớ. Kết cục đã được dự báo trước, khi mà việc đầu tư vào Hồng Việt không còn có thể mang lại lợi nhuận như kỳ vọng.
Liệu sẽ có thêm những Hồng Việt khác trong thời gian tới, bởi giờ đây, các tập đoàn kinh tế sẽ phải cân nhắc việc có nên tiếp tục các kế hoạch cũ hay không, khi mà mục tiêu “lấy ngắn nuôi dài” đã không còn hiện thực.
Một loạt các ngân hàng mà kế hoạch thành lập đã được công bố chính thức như Ngân hàng Kinh Bắc, Ngân hàng Năng lượng, Ngân hàng Đông Dương, Ngân hàng Văn Phong, Ngân hàng Việt Tín… hiện vẫn chưa tìm thấy lối ra, khi mà các ngân hàng này đều dự kiến có cổ đông chính là các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
Vấn đề là ở chỗ nếu các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tiếp tục đầu tư, không lấy gì để đảm bảo khoản đầu tư đó sẽ sớm mang lại lợi nhuận, trong khi lại “mang tiếng” là không theo chỉ đạo của Chính phủ. Nhưng nếu không đầu tư, kịch bản có thể lại sẽ diễn ra như trường hợp Hồng Việt.
Trong bối cảnh đó, Bộ Xây dựng mới đây đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ, đề nghị cho phép Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) tham gia góp vốn thành lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Dương Thương Tín.
Mức đóng góp dự kiến là 30 tỷ đồng, chiếm 3% vốn điều lệ của ngân hàng, là mức rất thấp so với tổng vốn đầu tư chung của HUD. Nhưng đề nghị của Bộ Xây dựng xem ra có vẻ không “hợp thời” trong bối cảnh hiện nay, cho dù nghị định mới về đầu tư ra ngoài ngành của các doanh nghiệp Nhà nước vẫn chưa được ban hành, và về nguyên tắc thì HUD hoàn toàn có cơ hội.
Trước những hệ quả đã và có thể sẽ xảy ra, thì ngoài phần trách nhiệm của các tập đoàn và tổng công ty, các cơ quan quản lý cũng thấy được phần trách nhiệm của mình trong đó...
“Tiên trách kỷ…”
Ngày 22/6/2006, Quyết định 147/2006/QĐ-TTg phê duyệt đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được ban hành, theo đó, EVN sẽ hoạt động trong các lĩnh vực chính là sản xuất và kinh doanh điện năng, cơ khí điện lực và viễn thông, nhưng đồng thời cũng “được phép kinh doanh đa ngành”.
Các ngành khác mà EVN được phép tham gia gồm vận tải thủy bộ phục vụ sản xuất, kinh doanh; khai thác nguyên liệu phi quặng; kinh doanh các dịch vụ công nghệ thông tin; hoạt động tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm.
Tiếp sau EVN, một loạt các tập đoàn khác cũng đã được thành lập theo mô hình “đa ngành” như vậy, và đó là cơ sở để các tập đoàn tiến hành mở rộng đầu tư trong khoảng thời gian từ cuối năm 2006 đến đầu năm 2008 này.
Chưa rõ quá trình tư vấn và phản biện của các bộ ngành liên quan ra sao, song có thể thấy, việc đầu tư đa ngành của các tập đoàn như EVN, trên thực tế đã được “hợp thức hoá” ngay từ đầu.
Dễ hiểu là đến cuối năm 2007, có đến 8 tập đoàn đã được thành lập, trong khi chủ trương ban đầu là “việc thành lập tập đoàn kinh tế chỉ thực hiện thí điểm, sau khi tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm mới xây dựng phương hướng triển khai đồng loạt”.
Trong khi đó, một loạt tổng công ty Nhà nước khác cũng đang “xin được lên tập đoàn”. Ít nhất 4 tổng công ty khác cũng đang trong giai đoạn xây dựng đề án. Tất cả đều nhắm tới mục tiêu “đa ngành” như là một hướng phát triển, mà theo cách nói của ông Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam là “lấy ngắn nuôi dài”.
Phát biểu trong một hội nghị chuyên đề về phát triển tập đoàn kinh tế hồi cuối năm 2007, ông Bình nói mặc dù xác định các lĩnh vực chính vẫn là đóng tàu và dịch vụ vận tải biển, song trong giai đoạn trước mắt sẽ “nghiên cứu đầu tư vào các lĩnh vực như năng lượng, xi măng, vận tải đa phương thức, công nghiệp, hàng không, bảo hiểm, chứng khoán, ngân hàng, bất động sản…”. Giờ đây, có lẽ ông Bình sẽ phải nghĩ khác.
Còn theo TS. Võ Trí Thành, Trưởng ban Hội nhập kinh tế quốc tế, thuộc Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã biết tranh thủ “ngoạm lấy các cơ hội kinh doanh”, một hiện tượng kinh tế đã được giới nghiên cứu quốc tế xem xét một cách nghiêm túc.
Trả lời báo chí, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng, nói các tập đoàn có thể chọn lựa thêm nhiều lĩnh vực khác để chia sẻ rủi ro, tuy nhiên, về nguyên tắc, việc đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động phải để hỗ trợ cho ngành nghề kinh doanh cốt lõi.
Theo dõi tình hình hiện nay, bà Lan cho rằng khi các tập đoàn đi vào những ngành không có thế mạnh, đang cạnh tranh quyết liệt thì sẽ chẳng có gì đảm bảo họ sẽ thành công. Thứ hai, các tập đoàn sẽ sao nhãng việc đầu tư vào ngành cốt lõi, khiến những lĩnh vực này không được củng cố, trong khi sức ép cạnh tranh tăng cao.
Còn có thêm những Hồng Việt khác?
Việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam rút vốn khỏi Ngân hàng Hồng Việt được giải thích là theo yêu cầu của Chính phủ để góp phần kiềm chế lạm phát và cắt giảm chỉ tiêu đầu tư công.
Nhưng theo đánh giá của một số chuyên gia, đó chỉ là cái cớ. Kết cục đã được dự báo trước, khi mà việc đầu tư vào Hồng Việt không còn có thể mang lại lợi nhuận như kỳ vọng.
Liệu sẽ có thêm những Hồng Việt khác trong thời gian tới, bởi giờ đây, các tập đoàn kinh tế sẽ phải cân nhắc việc có nên tiếp tục các kế hoạch cũ hay không, khi mà mục tiêu “lấy ngắn nuôi dài” đã không còn hiện thực.
Một loạt các ngân hàng mà kế hoạch thành lập đã được công bố chính thức như Ngân hàng Kinh Bắc, Ngân hàng Năng lượng, Ngân hàng Đông Dương, Ngân hàng Văn Phong, Ngân hàng Việt Tín… hiện vẫn chưa tìm thấy lối ra, khi mà các ngân hàng này đều dự kiến có cổ đông chính là các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
Vấn đề là ở chỗ nếu các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tiếp tục đầu tư, không lấy gì để đảm bảo khoản đầu tư đó sẽ sớm mang lại lợi nhuận, trong khi lại “mang tiếng” là không theo chỉ đạo của Chính phủ. Nhưng nếu không đầu tư, kịch bản có thể lại sẽ diễn ra như trường hợp Hồng Việt.
Trong bối cảnh đó, Bộ Xây dựng mới đây đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ, đề nghị cho phép Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) tham gia góp vốn thành lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Dương Thương Tín.
Mức đóng góp dự kiến là 30 tỷ đồng, chiếm 3% vốn điều lệ của ngân hàng, là mức rất thấp so với tổng vốn đầu tư chung của HUD. Nhưng đề nghị của Bộ Xây dựng xem ra có vẻ không “hợp thời” trong bối cảnh hiện nay, cho dù nghị định mới về đầu tư ra ngoài ngành của các doanh nghiệp Nhà nước vẫn chưa được ban hành, và về nguyên tắc thì HUD hoàn toàn có cơ hội.