Phí tuyến vận tải thuỷ huyết mạch Việt Nam - Campuchia giảm hơn 10 lần

Anh Tú
Chia sẻ

Phương tiện thủy hoạt động trên tuyến vận tải thuỷ Việt Nam - Campuchia khi vào, rời cảng biển sẽ nộp phí, lệ phí theo mức quy định mới, thấp hơn 10-11 lần so với giai đoạn trước đó, do bãi bỏ phí hạ tầng cảng biển với phương tiện thủy...

Tuyến vận tải thủy Việt Nam - Campuchia tăng trưởng mạnh sau 10 năm mở tuyến.
Tuyến vận tải thủy Việt Nam - Campuchia tăng trưởng mạnh sau 10 năm mở tuyến.

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết, từ ngày 12/10, phương tiện thủy hoạt động trên tuyến vận tải thủy Việt Nam - Campuchia khi vào, rời cảng biển thực hiện nộp phí, lệ phí theo mức phí trọng tải, lệ phí ra/vào đối với cảng, bến thủy nội địa. 

Cụ thể, theo quy định tại Điều 4, Thông tư số 248/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa, mức thu mới đối với phương tiện thủy vận tải tuyến Việt Nam-Campuchia, phí trọng tải toàn phần/lượt vào, ra, kể cả có tải, không tải là 165 đồng/tấn.

Các mức lệ phí ra, vào cảng, bến tối thiểu là 5.000, tối đa là 50.000 đồng/chuyến đối với phương tiện căn cứ theo loại trọng tải toàn phần, số ghế chở khách.

Hoạt động trên tuyến vận tải thủy Việt Nam - Campuchia khi vào, rời cảng biển thực hiện nộp phí, lệ phí theo mức phí trọng tải, lệ phí ra/vào đối với cảng, bến thủy nội địa. 
Hoạt động trên tuyến vận tải thủy Việt Nam - Campuchia khi vào, rời cảng biển thực hiện nộp phí, lệ phí theo mức phí trọng tải, lệ phí ra/vào đối với cảng, bến thủy nội địa. 

Mức phí mới này thấp hơn 10 đến 11 lần so với mức thu trong thời gian từ 1/3/2020 đến 11/10/2021, do phương tiện thủy không còn phải nộp phí theo mức phí hàng hải khi vào, rời cảng biển. Quy định bỏ thu phí cảng biển đã gỡ khó, giảm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp vận tải thủy.

Trước đó, thống kê của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho thấy, bình quân mỗi năm có hàng trăm nghìn container hàng hóa quá cảnh vận chuyển bằng đường thủy tại TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng… thông qua cảng biển nội địa đi các nước Đông Nam Á, riêng tại TP. Hồ Chí Minh có khoảng 150.000 container. 

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho rằng, việc thu phí hạ tầng cảng biển đối với hàng quá cảnh, chuyển khẩu bằng đường thuỷ nội địa này là bất hợp lý. Bởi hàng quá cảnh, chuyển khẩu chỉ luân chuyển trong khu vực nội bộ cảng và chuyển đi bằng đường thủy, không sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ trong khu vực cửa khẩu cảng biển.

Giai đoạn trước đây, từ ngày 1/3/2020-11/10/2021, phương tiện vận tải thủy tuyến Việt Nam-Campuchia khi vào, rời cảng biển phải nộp phí, lệ phí hàng hải và nộp bằng tiền ngoại tệ (đồng USD), khi quy ra tiền Việt Nam cao gấp 10 đến 11 lần. Điều này xuất phát từ việc quy định không rõ ràng, dẫn đến các đơn vị thu phí hiểu, áp dụng theo mức phí, lệ phí hàng hải.

Tuyến vận tải đường thuỷ Việt Nam-Campuchia được mở theo Hiệp định vận tải đường thủy giữa Việt Nam và Campuchia được ký kết năm 2009, có hiệu lực từ ngày 20/1/2011 và Phụ lục sửa đổi Hiệp định ngày 26/2/2019, nhằm thúc đẩy giao thương bằng đường thủy giữa hai nước.

Sau hơn 10 năm triển khai Hiệp định, tuyến vận tải này đã trở thành những tuyến giao thương huyết mạch, có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị, kinh tế giữa Việt Nam và Campuchia, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam nói chung, các địa phương trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.

Theo thống kê, có gần 80.000 lượt phương tiện, với hơn chục triệu tấn hàng hóa và gần 1,3 triệu lượt hành khách lưu thông qua. Tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu đạt hơn 670 triệu USD.

Không chỉ góp phần gia tăng sự kết nối giao thương, khơi thông vận tải tại Đồng bằng sông Cửu Long, tuyến vận tải đường thuỷ Việt Nam-Campuchia còn đóng vai trò quan trọng trong kết nối, gom hàng cho các tàu đến cảng biển TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là cụm cảng biển nước sâu Cái Mép-Thị Vải với đà tăng trưởng từ 15-20% hàng năm.

 
Năm 2020 đã có gần 5 triệu tấn hàng hóa được vận chuyển trên tuyến Việt Nam-Campuchia, đạt mức gần 300.000 TEU. Chỉ tính riêng hàng container quá cảnh năm 2020 đã thu về cho đất nước khoảng 100 triệu USD và 15 triệu USD phí bốc, dỡ. 8 tháng năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid, nhưng sản lượng hàng container trên tuyến vẫn đạt hơn 200.000 TEU.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con