Du lịch chưa thực sự trở thành “mũi nhọn”
Du lịch Việt Nam vẫn chưa tạo được một sản phẩm du lịch mang tầm cỡ và có thương hiệu du lịch quốc gia
Ngày 28/8 tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch đã tổ chức hội thảo “Đánh giá tình hình thực hiện chiến lược phát triển du dịch Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010”.
Tại hội thảo này, ông Nguyễn Mạnh Cường, Tổng cục trưởng đã đánh giá: “Phát triển du lịch thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng, chưa thực sự khẳng định được vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn”.
Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển du lịch với nhiều di sản thế giới, trong đó vịnh Hạ Long được Unesco công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, vịnh Nha Trang là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới, bãi biển Đà Nẵng được đánh giá là một trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh cùng nhiều hệ sinh thái biển, đảo và bãi biển đẹp như: Lăng Cô, Phan Thiết - Mũi Né, Phú Quốc... Nhiều hang động và khu bảo tồn tự nhiên như Phong Nha - Kẻ Bàng, khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ, rừng ngập mặn Cà Mau.
Ngoài ra, Việt Nam còn có nền văn hóa lịch sử đặc sắc với nhiều lễ hội văn hóa giàu truyền thống ngày càng hấp dẫn du khách quốc tế.
Theo báo cáo của Viên Nghiên cứu phát triển Du lịch cho biết, trong 10 năm thực hiện chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001–2010, ngành du lịch Việt Nam đã đạt được 1 số kết quả đáng ghi nhận.
Năm 2001, Việt Nam đón 2,33 triệu lượt khách du lịch quốc tế, đến năm 2008, số lượt khách quốc tế đến Việt Nam đã là 4,235 triệu lượt với tỷ lệ tăng trưởng trung bình 8,91%/năm.
Bên cạnh đó, thị trường khách du lịch nội địa liên tục tăng trưởng qua các năm, đạt 20,5 triệu lượt khách vào năm 2008, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,34%. Đây là mức tăng trưởng khá ấn tượng, phản ánh nhu cầu đi du lịch rất lớn của khách du lịch nội địa cũng như khả năng đáp ứng của ngành du lịch.
Trong thời gian qua, các địa phương cũng đã nỗ lực tìm giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch; liên kết, mở rộng phạm vi các chương trình, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Nhiều chương trình hợp tác tạo sản phẩm du lịch được hình thành.
Các doanh nghiệp lữ hành đã tích cực tham gia tổ chức các đoàn caravan, hình thành nhiều tour du lịch nhằm thu hút khách du lịch quốc tế và nội địa, tổ chức đón đoàn Famtrip các doanh nghiệp lữ hành nước ngoài khảo sát và xây dựng các tour du lịch mới có tính liên kết vùng; nhiều khu nghỉ dưỡng biển, khu du lịch sinh thái có tầm cỡ được đầu tư phát triển.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch “Phát triển du lịch thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng, chưa thực sự khẳng định được vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn”.
Du lịch Việt Nam vẫn chưa tạo được một sản phẩm du lịch mang tầm cỡ và có thương hiệu du lịch quốc gia. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ chưa tạo được lòng tin và ấn tượng lâu dài cho du khách, chưa có quan điểm phát triển sản phẩm du lịch đột phá, độc đáo và đặc sắc trên cơ sở văn hóa bản địa và tài nguyên du lịch đặc trưng.
Cũng theo ông Cường, việc mở rộng và phát triển thị trường vẫn còn bị động, phụ thuộc nhiều vào các hãng lữ hành quốc tế nước ngoài và hạn chế bởi các cửa vào hàng không. Du lịch đường bộ và đường thủy còn hạn chế bởi cơ sở hạ tầng yếu kém. Điều cơ bản mà du lịch Việt Nam đang thiếu là tính chuyên nghiệp, thể hiện ở nhiều khâu, trong đó quan trọng nhất là sự phối kết hợp thiếu hiệu quả của các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch để hình thành, phát triển sản phẩm du lịch.
Hiện nay, du lịch Việt Nam mới đứng thứ 5 trong các nước Asean. Để phấn đấu sau năm 2010, Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực, theo ông Phạm Trung Lương, Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch thì trước hết cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đất nước phải tốt.
Đặc biệt, đối với việc phát triển du lịch quốc tế cần phải có 5 loại phương tiện vận chuyển khách quốc tế: hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển và đường sông.
So sánh với các nước trong khu vực thì Việt Nam còn quá hạn chế về vấn đề này, công suất các sân bay quốc tế của Việt Nam chỉ bằng 1/2 sân bay quốc tế của các nước khác. Bên cạnh đó, các phương tiện vận chuyển khác như: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông vận chuyển khách du lịch quốc tế chưa lớn (khoảng 10-20%).
Ông Nguyễn Danh Ngà, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng, cần tập trung việc hoàn chỉnh và phê duyệt chiến lược và quy hoạch du lịch Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; tăng cường công tác quản lý quy hoạch, xây dựng cơ chế huy động nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch theo hướng: cơ chế huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch từ việc đấu giá quyền sử dụng đất, cơ chế về việc sử dụng các ưu đãi đầu tư để phát triển các khu du lịch quốc gia, các dự án thuộc địa bàn khó khăn.
Tại hội thảo này, ông Nguyễn Mạnh Cường, Tổng cục trưởng đã đánh giá: “Phát triển du lịch thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng, chưa thực sự khẳng định được vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn”.
Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển du lịch với nhiều di sản thế giới, trong đó vịnh Hạ Long được Unesco công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, vịnh Nha Trang là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới, bãi biển Đà Nẵng được đánh giá là một trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh cùng nhiều hệ sinh thái biển, đảo và bãi biển đẹp như: Lăng Cô, Phan Thiết - Mũi Né, Phú Quốc... Nhiều hang động và khu bảo tồn tự nhiên như Phong Nha - Kẻ Bàng, khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ, rừng ngập mặn Cà Mau.
Ngoài ra, Việt Nam còn có nền văn hóa lịch sử đặc sắc với nhiều lễ hội văn hóa giàu truyền thống ngày càng hấp dẫn du khách quốc tế.
Theo báo cáo của Viên Nghiên cứu phát triển Du lịch cho biết, trong 10 năm thực hiện chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001–2010, ngành du lịch Việt Nam đã đạt được 1 số kết quả đáng ghi nhận.
Năm 2001, Việt Nam đón 2,33 triệu lượt khách du lịch quốc tế, đến năm 2008, số lượt khách quốc tế đến Việt Nam đã là 4,235 triệu lượt với tỷ lệ tăng trưởng trung bình 8,91%/năm.
Bên cạnh đó, thị trường khách du lịch nội địa liên tục tăng trưởng qua các năm, đạt 20,5 triệu lượt khách vào năm 2008, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,34%. Đây là mức tăng trưởng khá ấn tượng, phản ánh nhu cầu đi du lịch rất lớn của khách du lịch nội địa cũng như khả năng đáp ứng của ngành du lịch.
Trong thời gian qua, các địa phương cũng đã nỗ lực tìm giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch; liên kết, mở rộng phạm vi các chương trình, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Nhiều chương trình hợp tác tạo sản phẩm du lịch được hình thành.
Các doanh nghiệp lữ hành đã tích cực tham gia tổ chức các đoàn caravan, hình thành nhiều tour du lịch nhằm thu hút khách du lịch quốc tế và nội địa, tổ chức đón đoàn Famtrip các doanh nghiệp lữ hành nước ngoài khảo sát và xây dựng các tour du lịch mới có tính liên kết vùng; nhiều khu nghỉ dưỡng biển, khu du lịch sinh thái có tầm cỡ được đầu tư phát triển.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch “Phát triển du lịch thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng, chưa thực sự khẳng định được vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn”.
Du lịch Việt Nam vẫn chưa tạo được một sản phẩm du lịch mang tầm cỡ và có thương hiệu du lịch quốc gia. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ chưa tạo được lòng tin và ấn tượng lâu dài cho du khách, chưa có quan điểm phát triển sản phẩm du lịch đột phá, độc đáo và đặc sắc trên cơ sở văn hóa bản địa và tài nguyên du lịch đặc trưng.
Cũng theo ông Cường, việc mở rộng và phát triển thị trường vẫn còn bị động, phụ thuộc nhiều vào các hãng lữ hành quốc tế nước ngoài và hạn chế bởi các cửa vào hàng không. Du lịch đường bộ và đường thủy còn hạn chế bởi cơ sở hạ tầng yếu kém. Điều cơ bản mà du lịch Việt Nam đang thiếu là tính chuyên nghiệp, thể hiện ở nhiều khâu, trong đó quan trọng nhất là sự phối kết hợp thiếu hiệu quả của các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch để hình thành, phát triển sản phẩm du lịch.
Hiện nay, du lịch Việt Nam mới đứng thứ 5 trong các nước Asean. Để phấn đấu sau năm 2010, Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực, theo ông Phạm Trung Lương, Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch thì trước hết cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đất nước phải tốt.
Đặc biệt, đối với việc phát triển du lịch quốc tế cần phải có 5 loại phương tiện vận chuyển khách quốc tế: hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển và đường sông.
So sánh với các nước trong khu vực thì Việt Nam còn quá hạn chế về vấn đề này, công suất các sân bay quốc tế của Việt Nam chỉ bằng 1/2 sân bay quốc tế của các nước khác. Bên cạnh đó, các phương tiện vận chuyển khác như: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông vận chuyển khách du lịch quốc tế chưa lớn (khoảng 10-20%).
Ông Nguyễn Danh Ngà, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng, cần tập trung việc hoàn chỉnh và phê duyệt chiến lược và quy hoạch du lịch Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; tăng cường công tác quản lý quy hoạch, xây dựng cơ chế huy động nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch theo hướng: cơ chế huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch từ việc đấu giá quyền sử dụng đất, cơ chế về việc sử dụng các ưu đãi đầu tư để phát triển các khu du lịch quốc gia, các dự án thuộc địa bàn khó khăn.