Hãng ôtô lớn nhất nước Mỹ chính thức phá sản
GM đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản lên tòa án ở khu Hạ Manhattan New York vào đầu giờ sáng ngày 1/6, theo giờ địa phương
Hãng xe lớn nhất nước Mỹ General Motors (GM) đã chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản lên tòa án ở khu Hạ Manhattan New York vào đầu giờ sáng ngày 1/6 giờ địa phương, tức tối 1/6 giờ Việt Nam.
Theo nội dung đơn, GM có tài sản 82,3 tỷ USD và gánh khoản nợ 172,8 tỷ USD. Với số tài sản này, theo danh sách mà tạp chí Fortune của Mỹ liệt kê, GM đã ghi danh vào lịch sử với vụ phá sản lớn nhất từng có của một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại Mỹ, đồng thời là vụ phá sản lớn thứ tư trong lịch sử doanh nghiệp nói chung của nước này.
Chủ nợ lớn nhất của GM là Công ty Wilmington Trust, đại diện cho một nhóm trái chủ nắm giữ 22,8 tỷ USD trái phiếu doanh nghiệp do GM phát hành. Kế đó phải kể tới Nghiệp đoàn Công nhân ôtô Mỹ (UAW), đại diện của các công nhân làm việc cho GM - đối tượng mà GM còn chịu các nghĩa vụ nợ với tổng trị giá 20,6 tỷ USD.
Giám đốc điều hành (CEO) Fritz Henderson của GM cho biết, phá sản và tiến tới hình thành một GM mới là lựa chọn duy nhất của hãng để tiếp tục tồn tại. Theo ông, nếu không làm được điều này, GM sẽ đối mặt với nguy cơ thanh lý tài sản.
Nhân vật thúc đẩy GM tới lựa chọn phá sản, không ai khác, chính là Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ông Obama tin rằng, việc quốc hữu hóa tạm thời hãng xe từng là biểu tượng của chủ nghĩa tư bản Mỹ sẽ giúp cứu được hãng xe này khỏi những kết cục tồi tệ nhất.
Chính phủ Mỹ sẽ rót thêm cho GM 30 tỷ USD, ngoài khoản gần 20 tỷ USD đã bơm từ trước, và giành lấy 60% cổ phần của hãng xe này. Đây được xem là vụ can thiệp lớn bất thường của Chính phủ Mỹ vào ngành công nghiệp nước này. Trong bài phát biểu toàn quốc vào buổi trưa ngày 1/6 theo giờ Mỹ, Tổng thống Obama khẳng định, động thái can thiệp này sẽ đưa GM khỏi bờ vực sụp đổ, mặc dù quy mô của GM sau phá sản sẽ co lại rất nhiều.
Chính phủ Canada sẽ nắm giữ 12% cổ phần trong GM mới, UAW nắm 17,5%, còn các trái chủ của GM nhận được 10%.
Với động thái xin bảo hộ phá sản, GM đã “theo chân” đối thủ Chrysler - hãng xe lớn thứ ba của Mỹ sau GM và Ford - đã nộp đơn phá sản hôm 30/4 vừa qua. Chrysler đã nhanh chóng hoàn tất các thủ tục phá sản và sẽ kết thúc quá trình này chỉ trong vài ngày tới, với phần lớn tài sản được bán lại cho hãng xe Fiat của Italy.
“Chrysler đã tìm được một “cuộc sống” mới. Chúng tôi đã nói từ trước là quá trình này sẽ hoàn tất nhanh chóng và hiệu quả. Và đó đúng là những gì đã đạt được ngày hôm nay”, ông Obama tuyên bố.
Với vụ phá sản của GM, ông Obama chấp nhận hàng loạt những rủi ro, trong đó rủi ro lớn nhất là việc Chính phủ Mỹ nắm 60% cổ phần trong GM, đặt tiền thuế của dân vào thế rủi ro nếu quá trình cải tổ hãng xe này không thành công. Các trợ lý của ông Obama cho hay, ông tự xem mình là một cổ đông “bất đắc dĩ” của GM và sẵn sàng bán lại cổ phần của Chính phủ Mỹ cho các nhà đầu tư tư nhân trong thời gian sớm nhất, trong khoảng 6-18 tháng tới đây.
Thương hiệu Saturn của GM cũng đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào ngày 1/6 này. GM tuyên bố sẽ đóng cửa thương hiệu này vào năm 2012. Tại châu Âu, thương hiệu Saab của GM ở Thụy Điển cũng đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Tại Đức, Chính phủ nước này đã lựa chọn Magna International, một hãng sản xuất linh kiện xe hơi của Canada, để mua lại thương hiệu Opel của GM.
Trước đó, các thương hiệu Pontiac và Hummer cũng đã bị GM tuyên bố “khai tử”. Các thương hiệu được GM giữ lại chỉ là Chevy, Cadillac, Buick và GMC.
GM cho biết sẽ phải cắt giảm 20.000 việc làm của các công nhân trong UAW, đồng thời đóng cửa 12-20 nhà máy thuộc các bang Michigan, Indiana, Ohio và Delaware. Mặc dù vậy, giới phân tích cho rằng, những bước đi này sẽ khó được Tổng thống Obama chấp nhận. Ngoài ra, 40% trong số 6.000 nhà phân phối của GM sẽ đóng cửa.
Đáng chú ý, GM sẽ bị loại khỏi chỉ số công nghiệp Dow Jones của thị trường chứng khoán Mỹ - hàn thử biểu của 30 cổ phiếu blue-chip. GM đã nằm trong chỉ số này từ năm 1925 tới nay.
(Theo New York Times, Fortune)
Theo nội dung đơn, GM có tài sản 82,3 tỷ USD và gánh khoản nợ 172,8 tỷ USD. Với số tài sản này, theo danh sách mà tạp chí Fortune của Mỹ liệt kê, GM đã ghi danh vào lịch sử với vụ phá sản lớn nhất từng có của một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại Mỹ, đồng thời là vụ phá sản lớn thứ tư trong lịch sử doanh nghiệp nói chung của nước này.
Chủ nợ lớn nhất của GM là Công ty Wilmington Trust, đại diện cho một nhóm trái chủ nắm giữ 22,8 tỷ USD trái phiếu doanh nghiệp do GM phát hành. Kế đó phải kể tới Nghiệp đoàn Công nhân ôtô Mỹ (UAW), đại diện của các công nhân làm việc cho GM - đối tượng mà GM còn chịu các nghĩa vụ nợ với tổng trị giá 20,6 tỷ USD.
Giám đốc điều hành (CEO) Fritz Henderson của GM cho biết, phá sản và tiến tới hình thành một GM mới là lựa chọn duy nhất của hãng để tiếp tục tồn tại. Theo ông, nếu không làm được điều này, GM sẽ đối mặt với nguy cơ thanh lý tài sản.
Nhân vật thúc đẩy GM tới lựa chọn phá sản, không ai khác, chính là Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ông Obama tin rằng, việc quốc hữu hóa tạm thời hãng xe từng là biểu tượng của chủ nghĩa tư bản Mỹ sẽ giúp cứu được hãng xe này khỏi những kết cục tồi tệ nhất.
Chính phủ Mỹ sẽ rót thêm cho GM 30 tỷ USD, ngoài khoản gần 20 tỷ USD đã bơm từ trước, và giành lấy 60% cổ phần của hãng xe này. Đây được xem là vụ can thiệp lớn bất thường của Chính phủ Mỹ vào ngành công nghiệp nước này. Trong bài phát biểu toàn quốc vào buổi trưa ngày 1/6 theo giờ Mỹ, Tổng thống Obama khẳng định, động thái can thiệp này sẽ đưa GM khỏi bờ vực sụp đổ, mặc dù quy mô của GM sau phá sản sẽ co lại rất nhiều.
Chính phủ Canada sẽ nắm giữ 12% cổ phần trong GM mới, UAW nắm 17,5%, còn các trái chủ của GM nhận được 10%.
Với động thái xin bảo hộ phá sản, GM đã “theo chân” đối thủ Chrysler - hãng xe lớn thứ ba của Mỹ sau GM và Ford - đã nộp đơn phá sản hôm 30/4 vừa qua. Chrysler đã nhanh chóng hoàn tất các thủ tục phá sản và sẽ kết thúc quá trình này chỉ trong vài ngày tới, với phần lớn tài sản được bán lại cho hãng xe Fiat của Italy.
“Chrysler đã tìm được một “cuộc sống” mới. Chúng tôi đã nói từ trước là quá trình này sẽ hoàn tất nhanh chóng và hiệu quả. Và đó đúng là những gì đã đạt được ngày hôm nay”, ông Obama tuyên bố.
Với vụ phá sản của GM, ông Obama chấp nhận hàng loạt những rủi ro, trong đó rủi ro lớn nhất là việc Chính phủ Mỹ nắm 60% cổ phần trong GM, đặt tiền thuế của dân vào thế rủi ro nếu quá trình cải tổ hãng xe này không thành công. Các trợ lý của ông Obama cho hay, ông tự xem mình là một cổ đông “bất đắc dĩ” của GM và sẵn sàng bán lại cổ phần của Chính phủ Mỹ cho các nhà đầu tư tư nhân trong thời gian sớm nhất, trong khoảng 6-18 tháng tới đây.
Thương hiệu Saturn của GM cũng đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào ngày 1/6 này. GM tuyên bố sẽ đóng cửa thương hiệu này vào năm 2012. Tại châu Âu, thương hiệu Saab của GM ở Thụy Điển cũng đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Tại Đức, Chính phủ nước này đã lựa chọn Magna International, một hãng sản xuất linh kiện xe hơi của Canada, để mua lại thương hiệu Opel của GM.
Trước đó, các thương hiệu Pontiac và Hummer cũng đã bị GM tuyên bố “khai tử”. Các thương hiệu được GM giữ lại chỉ là Chevy, Cadillac, Buick và GMC.
GM cho biết sẽ phải cắt giảm 20.000 việc làm của các công nhân trong UAW, đồng thời đóng cửa 12-20 nhà máy thuộc các bang Michigan, Indiana, Ohio và Delaware. Mặc dù vậy, giới phân tích cho rằng, những bước đi này sẽ khó được Tổng thống Obama chấp nhận. Ngoài ra, 40% trong số 6.000 nhà phân phối của GM sẽ đóng cửa.
Đáng chú ý, GM sẽ bị loại khỏi chỉ số công nghiệp Dow Jones của thị trường chứng khoán Mỹ - hàn thử biểu của 30 cổ phiếu blue-chip. GM đã nằm trong chỉ số này từ năm 1925 tới nay.
(Theo New York Times, Fortune)