Không nhất thiết có giấy ủy quyền chính hãng để nhập khẩu ôtô
Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện chi tiết các thủ tục bổ sung đối với doanh nghiệp nhập khẩu ôtô
Bộ Công Thương vừa có Công văn số 5569 /BCT-XNK gửi Tổng cục Hải quan về việc hướng dẫn thực hiện chi tiết các thủ tục bổ sung đối với doanh nghiệp nhập khẩu ôtô.
Điểm mới ở văn bản này được Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện là trong trường hợp hãng sản xuất, hãng sở hữu hợp pháp đối với nhãn hiệu hàng hóa không trực tiếp ủy quyền thì doanh nghiệp chỉ cần có giấy ủy quyền của thương nhân nước ngoài có quyền phân phối mặt hàng đó tại Việt Nam.
Tại Thông tư 20, Bộ Công Thương đã quy định doanh nghiệp buộc phải có giấy chỉ định hoặc giấy ủy quyền của nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất hay hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể thấy rằng Bộ Công Thương đã có chủ ý gỡ bớt nút thắt đối với thủ tục để có thể nhập khẩu mặt hàng ôtô chở người dưới 10 chỗ ngồi cho doanh nghiệp. Bởi việc có được giấy ủy quyền của nhà phân phối của chính hãng sản xuất hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất sẽ khó hơn việc tìm kiếm một doanh nghiệp tại nước ngoài có quyền phân phối tại Việt Nam.
Hiện ở Việt Nam cũng đang có trường hợp doanh nghiệp trở thành nhà phân phối khi ký hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài có quyền nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam. Cụ thể, công ty Liên Á Quốc tế thực hiện công tác phân phối xe Audi tại Việt Nam khi trở thành đối tác của nhà nhập khẩu Automotive Asia (Pháp).
Tuy nhiên, giới kinh doanh ôtô nhập khẩu cho rằng, nút thắt của câu chuyện chính là việc hầu hết các hãng ôtô nước ngoài không chấp nhận có nhà phân phối thứ 2 tại một thị trường. Do đó, các doanh nghiệp buộc phải tìm đến các hãng ôtô chưa có đại diện chính thức tại Việt Nam theo hình thức phân phối hoặc sản xuất.
Cũng tại Công văn số 5569 /BCT-XNK Bộ Công Thương có hướng dẫn chi tiết các nội dung liên quan đến văn bản uỷ quyền, chỉ định là nhà nhập khẩu, phân phối.
Cụ thể, nội dung văn bản ủy quyền cần bao gồm một số nội dung cơ bản như: Tên, địa chỉ của thương nhân uỷ quyền; tên, địa chỉ của thương nhân được uỷ quyền; phạm vi uỷ quyền (nhập khẩu, phân phối hàng hóa tại Việt Nam); tên hàng hoá, nhãn hiệu hàng hóa được uỷ quyền và thời hạn uỷ quyền.
Điểm mới ở văn bản này được Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện là trong trường hợp hãng sản xuất, hãng sở hữu hợp pháp đối với nhãn hiệu hàng hóa không trực tiếp ủy quyền thì doanh nghiệp chỉ cần có giấy ủy quyền của thương nhân nước ngoài có quyền phân phối mặt hàng đó tại Việt Nam.
Tại Thông tư 20, Bộ Công Thương đã quy định doanh nghiệp buộc phải có giấy chỉ định hoặc giấy ủy quyền của nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất hay hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể thấy rằng Bộ Công Thương đã có chủ ý gỡ bớt nút thắt đối với thủ tục để có thể nhập khẩu mặt hàng ôtô chở người dưới 10 chỗ ngồi cho doanh nghiệp. Bởi việc có được giấy ủy quyền của nhà phân phối của chính hãng sản xuất hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất sẽ khó hơn việc tìm kiếm một doanh nghiệp tại nước ngoài có quyền phân phối tại Việt Nam.
Hiện ở Việt Nam cũng đang có trường hợp doanh nghiệp trở thành nhà phân phối khi ký hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài có quyền nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam. Cụ thể, công ty Liên Á Quốc tế thực hiện công tác phân phối xe Audi tại Việt Nam khi trở thành đối tác của nhà nhập khẩu Automotive Asia (Pháp).
Tuy nhiên, giới kinh doanh ôtô nhập khẩu cho rằng, nút thắt của câu chuyện chính là việc hầu hết các hãng ôtô nước ngoài không chấp nhận có nhà phân phối thứ 2 tại một thị trường. Do đó, các doanh nghiệp buộc phải tìm đến các hãng ôtô chưa có đại diện chính thức tại Việt Nam theo hình thức phân phối hoặc sản xuất.
Cũng tại Công văn số 5569 /BCT-XNK Bộ Công Thương có hướng dẫn chi tiết các nội dung liên quan đến văn bản uỷ quyền, chỉ định là nhà nhập khẩu, phân phối.
Cụ thể, nội dung văn bản ủy quyền cần bao gồm một số nội dung cơ bản như: Tên, địa chỉ của thương nhân uỷ quyền; tên, địa chỉ của thương nhân được uỷ quyền; phạm vi uỷ quyền (nhập khẩu, phân phối hàng hóa tại Việt Nam); tên hàng hoá, nhãn hiệu hàng hóa được uỷ quyền và thời hạn uỷ quyền.