Khóc, cười GM
Vụ phá sản của General Motors (GM) sẽ đem đến những kết quả có lợi hay bất lợi cho các hãng xe châu Á?
Vụ phá sản của General Motors (GM) sẽ đem đến những kết quả có lợi hay bất lợi cho các hãng xe châu Á?
Khi đã biết chắc hãng xe lớn nhất nước Mỹ sẽ nộp đơn xin phá sản, các thị trường chứng khoán châu Á trong ngày 1/6 phản hồi tích cực. Tại thị trường Nhật, quê hương của nhiều hãng xe đối thủ của GM như Toyota, Honda và Nissan, chỉ số Nikkei 225 kéo dài thêm đợt phục hồi gần đây bằng mức tăng 1,6%, trong đó giá cổ phiếu của ba hãng xe này cũng tăng mạnh. Tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi cũng tăng 1,4%.
“Một khi điều gì còn chưa chắc chắn trở nên rõ ràng, thì đó được xem là một thông tin tích cực”, ông Andrew Phillips, một nhà phân tích thuộc công ty chứng khoán KBC Securities có trụ sở ở Tokyo, lý giải về phản ứng của thị trường châu Á trước tin GM phá sản.
Mặc dù vậy, ở thời điểm hiện nay, chưa thể kết luận được việc GM phá sản có đem lại lợi thế cho các hãng ôtô châu Á trong dài hạn hay không?
Một chút tích cực
Chắc chắn là tại thị trường Mỹ, với những mẫu mã xe mới và tình hình tài chính ổn, những hãng xe châu Á như Toyota và Hyundai sẽ ít nhiều được lợi từ việc GM theo chân Chrysler đi vào con đường phá sản.
Trong trường hợp của Hyundai, điều này có thể nhận thấy rõ. Hãng xe Hàn Quốc này và thương hiệu xe kích thước nhỏ Kia đã có mức thị phần tại thị trường Mỹ tăng lên tới con số kỷ lục 7,5% trong quý 1 năm nay, từ mức 5,1% trong quý cuối năm 2008. Hai hãng xe Nhật Toyota và Honda thì đang kỳ vọng những mẫu xe chạy nhiên liệu tổ hợp (hybrid) mới của họ, trong đó có chiếc Prius của Toyota được tung ra tại thị trường Mỹ bắt đầu từ tháng 6 này, sẽ giúp đưa tình hình doanh số khởi sắc trở lại.
Ông Phillips, nhà phân tích thuộc công ty chứng khoán KBC Securities, cho rằng, việc GM giảm công suất có thể tạo cơ hội tăng doanh số cho các đối thủ khác, khi mà thị trường ôtô Mỹ tăng trưởng trở lại. Giả sử GM cắt giảm công suất 2,5 triệu xe, trong khi doanh số toàn thị trường xe hơi Mỹ vào khoảng 15 triệu xe mỗi năm, thị phần tối đa của GM tại đây sẽ là 17%, gần ngang với mức thị phần hiện nay của Toyota.
Quan trọng hơn, ông Phillips dự báo, một GM mới tinh gọn hơn sẽ không cần phải chi nhiều tiền cho các chiến dịch khuyến mãi khách hàng. Nhờ đó, theo chuyên gia này tình hình lợi nhuận tại GM và các đối thủ khác của hãng sẽ được cải thiện thêm.
Rủi ro chồng chất tại thị trường Mỹ
Tuy nhiên, những rắc rối ở GM cũng đem tới không ít những rủi ro khi mà thị trường Mỹ - thị trường ôtô lớn nhất thế giới - bước vào một thời kỳ tái cơ cấu chưa từng có tiền lệ.
Các nhà phân tích nhận định, các vụ phá sản của 2 trong số 3 hãng xe lớn nhất nước này là GM và Chrysler sẽ khiến các nhà sản xuất xe hơi của châu Á phải lo ngại nhiều chuyện, từ tình hình tài chính của các nhà cung cấp, tới những ảnh hưởng trên phạm vi rộng trong nền kinh tế Mỹ, cũng như nỗi lo về một làn sóng chống lại những thương hiệu nhập khẩu.
Trong những tuần tới đây, ưu tiên lớn nhất của các hãng xe châu Á sẽ là giảm thiểu tác động của vụ GM phá sản với các nhà cung cấp. Trước đó, khi khả năng GM phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản gia tăng, các đối thủ châu Á của hãng này đã có những bước đi nhằm tự vệ trước sự gián đoạn của chuỗi cung cấp.
Chẳng hạn, Honda đã tăng cường dự trữ nhiều mặt hàng phụ tùng và bổ sung thêm nhà cung cấp. Giám đốc điều hành (CEO) Carlos Ghosn của hãng Nissan vào hôm 12/5 tuyên bố, hãng này sẽ đánh giá việc hỗ trợ tài chính cho các nhà cung cấp theo từng trường hợp cụ thể.
Nhưng từ thời điểm này, khi cả GM và Chrysler đều đã phá sản, người ta mới có thể biết được liệu những biện pháp mà các hãng xê châu Á đã áp dụng như trên có đủ hay không. Quy mô của sự rủi ro ở đây có lẽ không nên bị xem nhẹ. Chẳng hạn, Toyota cho biết, khoảng 60% trong số 500 nhà cung cấp của hãng tại Bắc Mỹ cũng có quan hệ làm ăn với ba hãng xe lớn nhất của Mỹ gồm GM, Ford và Chrysler.
Hoạt động bán hàng cũng sẽ được đưa vào diện giám sát chặt chẽ. Giới quan sát nhận định, việc đóng cửa của hàng trăm nhà phân phối của GM và Chrysler sẽ gây tác động bất lợi tới các hãng xe châu Á vì các hãng xe châu Á cũng có chung nhà phân phối với các đối thủ Mỹ. “Nếu nhà phân phối của GM phá sản hay đóng cửa, các hãng xe Nhật sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực theo”, ông Alberto Lapuz, Giám đốc điều hành tại Tokyo của hãng nghiên cứu J.D. Power’s, nhận định.
Thêm vào đó, những nỗ lực nhằm kiếm lợi từ sự đổ vỡ trong ngành công nghiệp xe hơi Mỹ cũng cần phải được cân nhắc thận trọng hơn bao giờ hết.
Nhiều năm qua, các hãng xe Nhật Bản đã chiếm được cảm tình đặc biệt của công chúng bằng cách chuyển giao hoạt động sản xuất và phát triển xe hơi sang thị trường Mỹ. Trong khi đó, các chương trình quảng cáo của các hãng xe này luôn nhấn mạnh “tính Mỹ” trong hoạt động của họ tại thị trường này.
Ở thời điểm nhạy cảm như hiện nay, các hãng xe châu Á sẽ hết sức thận trọng trong những động thái có thể bị xem là lợi dụng tình thế khó khăn của đối thủ.
Trong tương lai xa hơn, các hãng xe châu Á còn phải lo tới chuyện một GM mới tinh gọn hơn, có mức độ cạnh tranh cao hơn, với một dòng xe mới mạnh hơn, trở thành đối thủ đáng gờm hơn so với GM cũ.
“Trong dài hạn, danh mục những mẫu xe kích thước gọn nhỏ và tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn của GM sẽ tăng cường năng lực cạnh tranh của hãng ở phân khúc thị trường mà hiện nay chúng tôi đang chiếm ưu thế”, ông Oles Gadacz, một người phát ngôn của hãng Huyndai tại Seoul, dự báo.
Nhiều chuyên gia cùng chung quan điểm cho rằng, sắp tới sẽ là quãng thời gian khó khăn hơn cho các đối thủ ngoại của GM tại thị trường Mỹ. Ông Yasuhiro Matsumoto, một nhà phân tích thuộc công ty chứng khoán Shinsei Securities tại Tokyo, nhận định, mặc dù hoạt động tái cơ cấu của GM và Chrysler có thể đem đến cơ hội tăng doanh số tại thị trường Mỹ cho các hãng xe châu Á, sự cạnh tranh gia tăng có thể khiến tỷ suất lợi nhuận của các hãng xe này thấp đi.
Ông Matsumoto cũng cho rằng, một GM với quy mô nhỏ gọn hơn sẽ cho phép các hãng xe châu Á khác nhảy vào thị trường Mỹ để lấp chỗ trống. “Mỹ vốn là một thị trường đầy lợi nhuận cho các hãng xe Nhật, nhưng những ngày tươi đẹ đó có thể sẽ không trở lại cho các hãng xe Nhật và cả các đối thủ Mỹ của họ”, nhà phân tích này dự báo.
Cơ hội hạn hẹp ở các thị trường khác
Tại những thị trường khác ngoài Mỹ, cơ hội các hãng xe châu Á được lợi từ những rắc rối của GM có lẽ chỉ là hạn chế. Tại châu Âu, thỏa thuận bán lại bộ phận Opel của GM cho hãng Magna International của Canada chắc sẽ chẳng đem lại cơ hội tăng trưởng trước mắt nào cho các hãng xe đến từ châu Á.
Ngay tại châu Á, tình hình trước và sau khi GM phá sản cũng sẽ chẳng khác nhau là mấy. Các quan chức của GM ở thị trường Trung Quốc khẳng định, sẽ không có thay đổi nào đáng kể xảy ra. Một số nhà phân tích cũng đồng tình với quan điểm này.
Ông Michael Dunne, Giám đốc điều hành của hãng nghiên cứu J.D. Powers tại Trung Quốc, đã chỉ ra rằng, nếu phá sản chi GM thành những phần “tốt” và “xấu”, trong đó những phần “tốt” được bảo vệ và những phần “xấu” bị gạt sang bên, thì bộ phận tại Trung Quốc của GM sẽ được đưa vào dạng “tốt”. Trong ngắn hạn, điều này có nghĩa là hoạt động của GM tại Trung Quốc vẫn diễn ra như thường lệ.
“Thị trường Trung Quốc có tầm quan trọng rất lớn đối với chiến lược tương lai của GM. Vụ phá sản sẽ không khiến GM gục ngã ở thị trường Trung Quốc”, ông Dunne nhận định.
Tại Hàn Quốc, nơi chi nhánh GM Deawoo của GM đang phải đối mặt hàng loạt vấn đề tài chính nghiêm trọng, Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) có khả năng sẽ cấp vốn tín dụng cho bộ phận này khi mà bức tranh về GM nói chung đã trở nên rõ nét hơn.
(Theo BusinessWeek)
Khi đã biết chắc hãng xe lớn nhất nước Mỹ sẽ nộp đơn xin phá sản, các thị trường chứng khoán châu Á trong ngày 1/6 phản hồi tích cực. Tại thị trường Nhật, quê hương của nhiều hãng xe đối thủ của GM như Toyota, Honda và Nissan, chỉ số Nikkei 225 kéo dài thêm đợt phục hồi gần đây bằng mức tăng 1,6%, trong đó giá cổ phiếu của ba hãng xe này cũng tăng mạnh. Tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi cũng tăng 1,4%.
“Một khi điều gì còn chưa chắc chắn trở nên rõ ràng, thì đó được xem là một thông tin tích cực”, ông Andrew Phillips, một nhà phân tích thuộc công ty chứng khoán KBC Securities có trụ sở ở Tokyo, lý giải về phản ứng của thị trường châu Á trước tin GM phá sản.
Mặc dù vậy, ở thời điểm hiện nay, chưa thể kết luận được việc GM phá sản có đem lại lợi thế cho các hãng ôtô châu Á trong dài hạn hay không?
Một chút tích cực
Chắc chắn là tại thị trường Mỹ, với những mẫu mã xe mới và tình hình tài chính ổn, những hãng xe châu Á như Toyota và Hyundai sẽ ít nhiều được lợi từ việc GM theo chân Chrysler đi vào con đường phá sản.
Trong trường hợp của Hyundai, điều này có thể nhận thấy rõ. Hãng xe Hàn Quốc này và thương hiệu xe kích thước nhỏ Kia đã có mức thị phần tại thị trường Mỹ tăng lên tới con số kỷ lục 7,5% trong quý 1 năm nay, từ mức 5,1% trong quý cuối năm 2008. Hai hãng xe Nhật Toyota và Honda thì đang kỳ vọng những mẫu xe chạy nhiên liệu tổ hợp (hybrid) mới của họ, trong đó có chiếc Prius của Toyota được tung ra tại thị trường Mỹ bắt đầu từ tháng 6 này, sẽ giúp đưa tình hình doanh số khởi sắc trở lại.
Ông Phillips, nhà phân tích thuộc công ty chứng khoán KBC Securities, cho rằng, việc GM giảm công suất có thể tạo cơ hội tăng doanh số cho các đối thủ khác, khi mà thị trường ôtô Mỹ tăng trưởng trở lại. Giả sử GM cắt giảm công suất 2,5 triệu xe, trong khi doanh số toàn thị trường xe hơi Mỹ vào khoảng 15 triệu xe mỗi năm, thị phần tối đa của GM tại đây sẽ là 17%, gần ngang với mức thị phần hiện nay của Toyota.
Quan trọng hơn, ông Phillips dự báo, một GM mới tinh gọn hơn sẽ không cần phải chi nhiều tiền cho các chiến dịch khuyến mãi khách hàng. Nhờ đó, theo chuyên gia này tình hình lợi nhuận tại GM và các đối thủ khác của hãng sẽ được cải thiện thêm.
Rủi ro chồng chất tại thị trường Mỹ
Tuy nhiên, những rắc rối ở GM cũng đem tới không ít những rủi ro khi mà thị trường Mỹ - thị trường ôtô lớn nhất thế giới - bước vào một thời kỳ tái cơ cấu chưa từng có tiền lệ.
Các nhà phân tích nhận định, các vụ phá sản của 2 trong số 3 hãng xe lớn nhất nước này là GM và Chrysler sẽ khiến các nhà sản xuất xe hơi của châu Á phải lo ngại nhiều chuyện, từ tình hình tài chính của các nhà cung cấp, tới những ảnh hưởng trên phạm vi rộng trong nền kinh tế Mỹ, cũng như nỗi lo về một làn sóng chống lại những thương hiệu nhập khẩu.
Trong những tuần tới đây, ưu tiên lớn nhất của các hãng xe châu Á sẽ là giảm thiểu tác động của vụ GM phá sản với các nhà cung cấp. Trước đó, khi khả năng GM phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản gia tăng, các đối thủ châu Á của hãng này đã có những bước đi nhằm tự vệ trước sự gián đoạn của chuỗi cung cấp.
Chẳng hạn, Honda đã tăng cường dự trữ nhiều mặt hàng phụ tùng và bổ sung thêm nhà cung cấp. Giám đốc điều hành (CEO) Carlos Ghosn của hãng Nissan vào hôm 12/5 tuyên bố, hãng này sẽ đánh giá việc hỗ trợ tài chính cho các nhà cung cấp theo từng trường hợp cụ thể.
Nhưng từ thời điểm này, khi cả GM và Chrysler đều đã phá sản, người ta mới có thể biết được liệu những biện pháp mà các hãng xê châu Á đã áp dụng như trên có đủ hay không. Quy mô của sự rủi ro ở đây có lẽ không nên bị xem nhẹ. Chẳng hạn, Toyota cho biết, khoảng 60% trong số 500 nhà cung cấp của hãng tại Bắc Mỹ cũng có quan hệ làm ăn với ba hãng xe lớn nhất của Mỹ gồm GM, Ford và Chrysler.
Hoạt động bán hàng cũng sẽ được đưa vào diện giám sát chặt chẽ. Giới quan sát nhận định, việc đóng cửa của hàng trăm nhà phân phối của GM và Chrysler sẽ gây tác động bất lợi tới các hãng xe châu Á vì các hãng xe châu Á cũng có chung nhà phân phối với các đối thủ Mỹ. “Nếu nhà phân phối của GM phá sản hay đóng cửa, các hãng xe Nhật sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực theo”, ông Alberto Lapuz, Giám đốc điều hành tại Tokyo của hãng nghiên cứu J.D. Power’s, nhận định.
Thêm vào đó, những nỗ lực nhằm kiếm lợi từ sự đổ vỡ trong ngành công nghiệp xe hơi Mỹ cũng cần phải được cân nhắc thận trọng hơn bao giờ hết.
Nhiều năm qua, các hãng xe Nhật Bản đã chiếm được cảm tình đặc biệt của công chúng bằng cách chuyển giao hoạt động sản xuất và phát triển xe hơi sang thị trường Mỹ. Trong khi đó, các chương trình quảng cáo của các hãng xe này luôn nhấn mạnh “tính Mỹ” trong hoạt động của họ tại thị trường này.
Ở thời điểm nhạy cảm như hiện nay, các hãng xe châu Á sẽ hết sức thận trọng trong những động thái có thể bị xem là lợi dụng tình thế khó khăn của đối thủ.
Trong tương lai xa hơn, các hãng xe châu Á còn phải lo tới chuyện một GM mới tinh gọn hơn, có mức độ cạnh tranh cao hơn, với một dòng xe mới mạnh hơn, trở thành đối thủ đáng gờm hơn so với GM cũ.
“Trong dài hạn, danh mục những mẫu xe kích thước gọn nhỏ và tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn của GM sẽ tăng cường năng lực cạnh tranh của hãng ở phân khúc thị trường mà hiện nay chúng tôi đang chiếm ưu thế”, ông Oles Gadacz, một người phát ngôn của hãng Huyndai tại Seoul, dự báo.
Nhiều chuyên gia cùng chung quan điểm cho rằng, sắp tới sẽ là quãng thời gian khó khăn hơn cho các đối thủ ngoại của GM tại thị trường Mỹ. Ông Yasuhiro Matsumoto, một nhà phân tích thuộc công ty chứng khoán Shinsei Securities tại Tokyo, nhận định, mặc dù hoạt động tái cơ cấu của GM và Chrysler có thể đem đến cơ hội tăng doanh số tại thị trường Mỹ cho các hãng xe châu Á, sự cạnh tranh gia tăng có thể khiến tỷ suất lợi nhuận của các hãng xe này thấp đi.
Ông Matsumoto cũng cho rằng, một GM với quy mô nhỏ gọn hơn sẽ cho phép các hãng xe châu Á khác nhảy vào thị trường Mỹ để lấp chỗ trống. “Mỹ vốn là một thị trường đầy lợi nhuận cho các hãng xe Nhật, nhưng những ngày tươi đẹ đó có thể sẽ không trở lại cho các hãng xe Nhật và cả các đối thủ Mỹ của họ”, nhà phân tích này dự báo.
Cơ hội hạn hẹp ở các thị trường khác
Tại những thị trường khác ngoài Mỹ, cơ hội các hãng xe châu Á được lợi từ những rắc rối của GM có lẽ chỉ là hạn chế. Tại châu Âu, thỏa thuận bán lại bộ phận Opel của GM cho hãng Magna International của Canada chắc sẽ chẳng đem lại cơ hội tăng trưởng trước mắt nào cho các hãng xe đến từ châu Á.
Ngay tại châu Á, tình hình trước và sau khi GM phá sản cũng sẽ chẳng khác nhau là mấy. Các quan chức của GM ở thị trường Trung Quốc khẳng định, sẽ không có thay đổi nào đáng kể xảy ra. Một số nhà phân tích cũng đồng tình với quan điểm này.
Ông Michael Dunne, Giám đốc điều hành của hãng nghiên cứu J.D. Powers tại Trung Quốc, đã chỉ ra rằng, nếu phá sản chi GM thành những phần “tốt” và “xấu”, trong đó những phần “tốt” được bảo vệ và những phần “xấu” bị gạt sang bên, thì bộ phận tại Trung Quốc của GM sẽ được đưa vào dạng “tốt”. Trong ngắn hạn, điều này có nghĩa là hoạt động của GM tại Trung Quốc vẫn diễn ra như thường lệ.
“Thị trường Trung Quốc có tầm quan trọng rất lớn đối với chiến lược tương lai của GM. Vụ phá sản sẽ không khiến GM gục ngã ở thị trường Trung Quốc”, ông Dunne nhận định.
Tại Hàn Quốc, nơi chi nhánh GM Deawoo của GM đang phải đối mặt hàng loạt vấn đề tài chính nghiêm trọng, Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) có khả năng sẽ cấp vốn tín dụng cho bộ phận này khi mà bức tranh về GM nói chung đã trở nên rõ nét hơn.
(Theo BusinessWeek)