Luật trong nước chỉ chống quan chức nước ngoài rửa tiền?
Dự thảo Luật Phòng chống rửa tiền chỉ kiểm soát thông tin và giám sát khách hàng với cá nhân có ảnh hưởng chính trị người nước ngoài
Không dễ thống nhất và được tranh luận sôi nổi tại phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về những vấn đề lớn còn có nhiều ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng chống rửa tiền chiều 14/12, là quy định về kiểm soát thông tin và giám sát khách hàng đối với cá nhân có ảnh hưởng chính trị.
Việc dự thảo luật chỉ giới hạn cá nhân có ảnh hưởng chính trị là cá nhân được giao giữ những chức vụ cao cấp trong bộ máy nhà nước của nước ngoài đã khiến nhiều ý kiến đặt vấn đề, tại sao không quy định về đối tượng tương tự trong nước, ngay khi thảo luận tại kỳ họp Quốc hội thứ hai vừa qua?
Theo dự thảo luật, những cá nhân này bao gồm người đứng đầu nhà nước, chính phủ, quan chức cao cấp của chính phủ, tòa án, quân đội; hoặc người quản lý cao cấp của công ty thuộc sở hữu nhà nước của nước ngoài, quan chức cao cấp của đảng phái chính trị của nước ngoài; và thành viên gia đình, những người có quan hệ mật thiết với cá nhân đó.
Dự luật cũng quy định, đối tượng báo cáo phải có hệ thống quản lý rủi ro thích hợp để xác định khách hàng là cá nhân có ảnh hưởng chính trị. Trong trường hợp khách hàng là cá nhân có ảnh hưởng chính trị, đối tượng báo cáo phải áp dụng các biện pháp tăng cường...
Ủy ban Kinh tế - cơ quan thẩm tra dự án luật - cho rằng, quy định này mặc dù phù hợp thông lệ quốc tế, nhưng cũng rất khó xác định trên thực tế, đồng thời cũng là vấn đề nhạy cảm trong quan hệ đối ngoại.
Do vậy, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị chỉ quy định mang tính nguyên tắc về vấn đề này. Theo đó thì cá nhân có ảnh hưởng chính trị là cá nhân được giao giữ những chức vụ cao cấp trong các cơ quan, tổ chức hữu quan của nước ngoài. Trên cơ sở khuyến nghị của lực lượng đặc nhiệm tài chính về khách hàng là cá nhân có ảnh hưởng chính trị, việc xác định khách hàng nước ngoài là cá nhân có ảnh hưởng chính trị thực hiện theo quy định tại điều 3 của luật này về áp dụng Luật Phòng, chống rửa tiền, điều ước quốc tế và các luật có liên quan.
Về đối tượng tương tự trong nước, cơ quan thẩm tra cho rằng, hiện đã được điều chỉnh trong Luật Phòng chống tham nhũng và Luật Cán bộ công chức nên không cần bổ sung.
Tuy nhiên, cả Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý và Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đều cho rằng, đối tượng rửa tiền tại Việt Nam không chỉ có người nước ngoài, mà còn có cả đối tượng trong nước. Nên nếu đã quy định, thì quy định luôn cả trong nước, áp dụng với cả đội ngũ cán bộ công chức có trọng trách ở trong nước mới hợp lý.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng giải thích, quy định của dự luật xuất phát từ mục đích kiểm soát hành động rửa tiền của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài vào Việt Nam, còn nếu quan chức trong nước ra nước ngoài rửa tiền đã có luật pháp các nước quy định các biện pháp xử lý,
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng nhấn mạnh lại rằng với cá nhân trong nước đã có quy định liên quan ở Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Cán bộ công chức.
Nhưng Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật vẫn kiên trì quan điểm, vì trong các luật đó lại thiếu quy định cụ thể về xử lý hành vi rửa tiền. “Nếu chỉ quy định kiểm soát hành vi rửa tiền của các cá nhân có ảnh hưởng chính trị ở nước ngoài trong luật thì không thể ngăn ngừa, xử lý được hành vi rửa tiền của quan chức ở trong nước”, ông phát biểu.
Mặc dù vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn tán thành với đề xuất của cơ quan thẩm tra về quan điểm tiếp thu, chỉnh lý quy định về giám sát khách hàng đối với cá nhân có ảnh hưởng chính trị để trình ra Quốc hội tại kỳ họp tới.
Về phạm vi điều chỉnh của luật, vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau, Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, Luật Phòng chống rửa tiền cần có quy định mang tính nguyên tắc về phòng, chống rửa tiền liên quan đến tài trợ khủng bố, việc xử lý cụ thể sẽ theo quy định của Bộ luật Hình sự và Luật Phòng chống khủng bố.
Việc dự thảo luật chỉ giới hạn cá nhân có ảnh hưởng chính trị là cá nhân được giao giữ những chức vụ cao cấp trong bộ máy nhà nước của nước ngoài đã khiến nhiều ý kiến đặt vấn đề, tại sao không quy định về đối tượng tương tự trong nước, ngay khi thảo luận tại kỳ họp Quốc hội thứ hai vừa qua?
Theo dự thảo luật, những cá nhân này bao gồm người đứng đầu nhà nước, chính phủ, quan chức cao cấp của chính phủ, tòa án, quân đội; hoặc người quản lý cao cấp của công ty thuộc sở hữu nhà nước của nước ngoài, quan chức cao cấp của đảng phái chính trị của nước ngoài; và thành viên gia đình, những người có quan hệ mật thiết với cá nhân đó.
Dự luật cũng quy định, đối tượng báo cáo phải có hệ thống quản lý rủi ro thích hợp để xác định khách hàng là cá nhân có ảnh hưởng chính trị. Trong trường hợp khách hàng là cá nhân có ảnh hưởng chính trị, đối tượng báo cáo phải áp dụng các biện pháp tăng cường...
Ủy ban Kinh tế - cơ quan thẩm tra dự án luật - cho rằng, quy định này mặc dù phù hợp thông lệ quốc tế, nhưng cũng rất khó xác định trên thực tế, đồng thời cũng là vấn đề nhạy cảm trong quan hệ đối ngoại.
Do vậy, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị chỉ quy định mang tính nguyên tắc về vấn đề này. Theo đó thì cá nhân có ảnh hưởng chính trị là cá nhân được giao giữ những chức vụ cao cấp trong các cơ quan, tổ chức hữu quan của nước ngoài. Trên cơ sở khuyến nghị của lực lượng đặc nhiệm tài chính về khách hàng là cá nhân có ảnh hưởng chính trị, việc xác định khách hàng nước ngoài là cá nhân có ảnh hưởng chính trị thực hiện theo quy định tại điều 3 của luật này về áp dụng Luật Phòng, chống rửa tiền, điều ước quốc tế và các luật có liên quan.
Về đối tượng tương tự trong nước, cơ quan thẩm tra cho rằng, hiện đã được điều chỉnh trong Luật Phòng chống tham nhũng và Luật Cán bộ công chức nên không cần bổ sung.
Tuy nhiên, cả Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý và Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đều cho rằng, đối tượng rửa tiền tại Việt Nam không chỉ có người nước ngoài, mà còn có cả đối tượng trong nước. Nên nếu đã quy định, thì quy định luôn cả trong nước, áp dụng với cả đội ngũ cán bộ công chức có trọng trách ở trong nước mới hợp lý.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng giải thích, quy định của dự luật xuất phát từ mục đích kiểm soát hành động rửa tiền của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài vào Việt Nam, còn nếu quan chức trong nước ra nước ngoài rửa tiền đã có luật pháp các nước quy định các biện pháp xử lý,
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng nhấn mạnh lại rằng với cá nhân trong nước đã có quy định liên quan ở Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Cán bộ công chức.
Nhưng Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật vẫn kiên trì quan điểm, vì trong các luật đó lại thiếu quy định cụ thể về xử lý hành vi rửa tiền. “Nếu chỉ quy định kiểm soát hành vi rửa tiền của các cá nhân có ảnh hưởng chính trị ở nước ngoài trong luật thì không thể ngăn ngừa, xử lý được hành vi rửa tiền của quan chức ở trong nước”, ông phát biểu.
Mặc dù vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn tán thành với đề xuất của cơ quan thẩm tra về quan điểm tiếp thu, chỉnh lý quy định về giám sát khách hàng đối với cá nhân có ảnh hưởng chính trị để trình ra Quốc hội tại kỳ họp tới.
Về phạm vi điều chỉnh của luật, vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau, Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, Luật Phòng chống rửa tiền cần có quy định mang tính nguyên tắc về phòng, chống rửa tiền liên quan đến tài trợ khủng bố, việc xử lý cụ thể sẽ theo quy định của Bộ luật Hình sự và Luật Phòng chống khủng bố.