Khi tín dụng tăng nhanh như... thổi!
Doanh nghiệp khó tiếp cận vốn trong khi các chỉ số lãi suất, thanh khoản vẫn đẹp long lanh
Báo cáo của Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia cho biết, 11 tháng qua, tốc độ tăng trưởng của cấu phần tín dụng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ rất thấp, trong khi tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ còn bị âm.
Tình trạng phổ biến hiện nay là doanh nghiệp khó tiếp cận vốn trong khi các chỉ số lãi suất, thanh khoản vẫn đẹp long lanh. Có vẻ như Ngân hàng Nhà nước đã hết “võ” trong vấn đề khơi thông tín dụng.
Giới phân tích tỏ ra khá ngạc nhiên khi mà hết tháng 10/2013, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống mới chỉ ở mức 7,18% nhưng tại hội nghị toàn ngành ngân hàng tại Tp.HCM, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, đến 27/12/2013, tín dụng đã tăng trên 11%.
Tín dụng tăng nhanh như... thổi!
Nếu như 6 tháng đầu năm 2013, tăng trưởng tín dụng của Vietcombank tăng trưởng âm 1,49% và hết tháng 7 là âm 0,1%. Đang ì ạch thì đến cuối tháng 7/2012, Vietcombank có tổng giám đốc mới là ông Nghiêm Xuân Thành, người được điều động từ vị trí chánh văn phòng Ngân hàng Nhà nước lên giữ vị trí này thì mọi chuyện khác hẳn. Theo đó, từ tháng 8/2013, tín dụng Vietcombank bắn đi như mũi tên khi mà ông Thành dự kiến cả năm, tăng trưởng ở mức 14,7%.
Biết lo xa hơn, ông Thành cho biết, trong năm 2014, Vietcombank còn có khoảng 6% mức tăng trưởng nữa làm “của để dành” theo những kế hoạch rót vốn cho đối tác. Trong thời gian qua, Vietcombank đã cấp hàng nghìn tỷ đồng cho các tập đoàn lớn, đơn cử: 40 triệu USD cho Viettel, 53 triệu USD cho Vietnam Airlines và nhiều nghìn tỷ đồng khác cho Tập đoàn Dầu khí và các “tổng”, “tập” nhà nước khác.
Có vẻ như thành tích tăng trưởng tín dụng cả năm của hệ thống ngân hàng đang phải “nhờ vả” vào các “anh cả” của hệ thống.
Trong khi một vài ngân hàng thương mại có tốc độ tăng trưởng tín dụng thần kỳ thì khi trao đổi với lãnh đạo một ngân hàng thương mại đứng trong top 10, ông này cho biết: “Đích thân tôi phải xuống dự án, tìm gặp doanh nghiệp để giải ngân nhưng những doanh nghiệp này không vay, lý do là không biết đầu tư vào đâu”. Theo ông, thật không dễ dàng để tìm được một khách hàng tốt trong lúc này.
Ngân hàng Nhà nước đã hết “võ”?
Lãnh đạo của hai ngân hàng thương mại khác cũng cho biết, vừa qua, ngân hàng này đã xiết nợ kho hàng của nhà phân phối Việt Long khi doanh nghiệp này không trả nợ đúng hạn. Và khi mang đồ điện tử về kho mình, ngân hàng tự bán cho cán bộ nhân viên.
Một nhân viên nói: “Lâu nay, chúng tôi chỉ biết làm tín dụng nay phải đi bán bàn là, quạt cây, điều hòa, tủ hút mùi, máy giặt... kể cũng hay!”. Còn một ngân hàng khác thì cho biết, trong lúc này, tốt nhất là đi xiết nợ, không thể cho vay vào đâu được.
Thế nên, ngân hàng này trấn giữ luôn mặt bằng kinh doanh của doanh nghiệp Việt Long, tự bán hàng, thiết lập đội vận chuyển hàng cho khách, tự làm sổ sách kế toán thu chi, được đồng nào, trừ nghiến đồng nấy.
Còn trong báo cáo năm của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, đã khẳng định: “Tín dụng cho nền kinh tế tăng chậm trong bối cảnh tổng cầu thấp. Tín dụng một số lĩnh vực ưu tiên vẫn tăng thấp hơn so với tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế: tín dụng công nghiệp hỗ trợ và tín dụng cho xuất khẩu tăng thấp và tín dụng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng trưởng âm”.
Điều đáng nói, đây là 3 trong số 5 lĩnh vực ưu tiên mà Ngân hàng Nhà nước đang muốn hướng dòng vốn tới.
Trong một diễn biến khác, gói vốn 30 nghìn tỷ đồng hỗ trợ thị trường bất động sản, tính đến thời điểm này được cho là đang thất bại. Để khuyến khích, mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã hạ lãi suất vay từ 6%/năm xuống còn 5%/năm.
Từ đây, có thể thấy rằng, những mục tiêu hướng dòng vốn vào những lĩnh vực bền vững, căn cơ của nền kinh tế đang không như tính toán của Ngân hàng Nhà nước. Và, trong con số tăng trưởng tín dụng đầy nghi hoặc nói trên, vẫn chỉ tập trung vào các khách hàng lớn, doanh nghiệp nhà nước như khách hàng của Vietcombank là một ví dụ.
Còn, tuyệt đại bộ phận doanh nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ lại khó tiếp cận vốn. Sự đông cứng về quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp đang báo trước những tín hiệu không thuận lợi trong năm 2014.
Một chuyên gia cũng ví von trên báo điện tử của Thời báo Kinh tế Việt Nam rằng: “Một hệ thống nước đang trục trặc, đáng lẽ, vừa chữa, vừa cho nước chảy mới là giỏi; còn nếu đóng tất cả van lại để chữa thì khi sửa xong hệ thống nước, người đã chết vì khát thì còn ai để uống nước?”.
Tình trạng phổ biến hiện nay là doanh nghiệp khó tiếp cận vốn trong khi các chỉ số lãi suất, thanh khoản vẫn đẹp long lanh. Có vẻ như Ngân hàng Nhà nước đã hết “võ” trong vấn đề khơi thông tín dụng.
Giới phân tích tỏ ra khá ngạc nhiên khi mà hết tháng 10/2013, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống mới chỉ ở mức 7,18% nhưng tại hội nghị toàn ngành ngân hàng tại Tp.HCM, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, đến 27/12/2013, tín dụng đã tăng trên 11%.
Tín dụng tăng nhanh như... thổi!
Nếu như 6 tháng đầu năm 2013, tăng trưởng tín dụng của Vietcombank tăng trưởng âm 1,49% và hết tháng 7 là âm 0,1%. Đang ì ạch thì đến cuối tháng 7/2012, Vietcombank có tổng giám đốc mới là ông Nghiêm Xuân Thành, người được điều động từ vị trí chánh văn phòng Ngân hàng Nhà nước lên giữ vị trí này thì mọi chuyện khác hẳn. Theo đó, từ tháng 8/2013, tín dụng Vietcombank bắn đi như mũi tên khi mà ông Thành dự kiến cả năm, tăng trưởng ở mức 14,7%.
Biết lo xa hơn, ông Thành cho biết, trong năm 2014, Vietcombank còn có khoảng 6% mức tăng trưởng nữa làm “của để dành” theo những kế hoạch rót vốn cho đối tác. Trong thời gian qua, Vietcombank đã cấp hàng nghìn tỷ đồng cho các tập đoàn lớn, đơn cử: 40 triệu USD cho Viettel, 53 triệu USD cho Vietnam Airlines và nhiều nghìn tỷ đồng khác cho Tập đoàn Dầu khí và các “tổng”, “tập” nhà nước khác.
Có vẻ như thành tích tăng trưởng tín dụng cả năm của hệ thống ngân hàng đang phải “nhờ vả” vào các “anh cả” của hệ thống.
Trong khi một vài ngân hàng thương mại có tốc độ tăng trưởng tín dụng thần kỳ thì khi trao đổi với lãnh đạo một ngân hàng thương mại đứng trong top 10, ông này cho biết: “Đích thân tôi phải xuống dự án, tìm gặp doanh nghiệp để giải ngân nhưng những doanh nghiệp này không vay, lý do là không biết đầu tư vào đâu”. Theo ông, thật không dễ dàng để tìm được một khách hàng tốt trong lúc này.
Ngân hàng Nhà nước đã hết “võ”?
Lãnh đạo của hai ngân hàng thương mại khác cũng cho biết, vừa qua, ngân hàng này đã xiết nợ kho hàng của nhà phân phối Việt Long khi doanh nghiệp này không trả nợ đúng hạn. Và khi mang đồ điện tử về kho mình, ngân hàng tự bán cho cán bộ nhân viên.
Một nhân viên nói: “Lâu nay, chúng tôi chỉ biết làm tín dụng nay phải đi bán bàn là, quạt cây, điều hòa, tủ hút mùi, máy giặt... kể cũng hay!”. Còn một ngân hàng khác thì cho biết, trong lúc này, tốt nhất là đi xiết nợ, không thể cho vay vào đâu được.
Thế nên, ngân hàng này trấn giữ luôn mặt bằng kinh doanh của doanh nghiệp Việt Long, tự bán hàng, thiết lập đội vận chuyển hàng cho khách, tự làm sổ sách kế toán thu chi, được đồng nào, trừ nghiến đồng nấy.
Còn trong báo cáo năm của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, đã khẳng định: “Tín dụng cho nền kinh tế tăng chậm trong bối cảnh tổng cầu thấp. Tín dụng một số lĩnh vực ưu tiên vẫn tăng thấp hơn so với tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế: tín dụng công nghiệp hỗ trợ và tín dụng cho xuất khẩu tăng thấp và tín dụng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng trưởng âm”.
Điều đáng nói, đây là 3 trong số 5 lĩnh vực ưu tiên mà Ngân hàng Nhà nước đang muốn hướng dòng vốn tới.
Trong một diễn biến khác, gói vốn 30 nghìn tỷ đồng hỗ trợ thị trường bất động sản, tính đến thời điểm này được cho là đang thất bại. Để khuyến khích, mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã hạ lãi suất vay từ 6%/năm xuống còn 5%/năm.
Từ đây, có thể thấy rằng, những mục tiêu hướng dòng vốn vào những lĩnh vực bền vững, căn cơ của nền kinh tế đang không như tính toán của Ngân hàng Nhà nước. Và, trong con số tăng trưởng tín dụng đầy nghi hoặc nói trên, vẫn chỉ tập trung vào các khách hàng lớn, doanh nghiệp nhà nước như khách hàng của Vietcombank là một ví dụ.
Còn, tuyệt đại bộ phận doanh nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ lại khó tiếp cận vốn. Sự đông cứng về quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp đang báo trước những tín hiệu không thuận lợi trong năm 2014.
Một chuyên gia cũng ví von trên báo điện tử của Thời báo Kinh tế Việt Nam rằng: “Một hệ thống nước đang trục trặc, đáng lẽ, vừa chữa, vừa cho nước chảy mới là giỏi; còn nếu đóng tất cả van lại để chữa thì khi sửa xong hệ thống nước, người đã chết vì khát thì còn ai để uống nước?”.