Liên danh Hàn Quốc sẽ xây cầu Vàm Cống 271 triệu USD
Cầu Vàm Cống có quy mô xây dựng với 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ, với tổng mức đầu tư 271,58 triệu USD
Sáng 5/9, tại Hà Nội, Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (Cửu Long CIPM) và Liên danh GS Engineering & Construction và Hanshin Engineering & Construction Co., Ltd (Hàn Quốc) đã ký hợp đồng xây dựng cầu Vàm Cống - dự án thành phần 3 thuộc dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mekong.
Dự án xây dựng cầu Vàm Cống là một trong những dự án quan trọng của ngành giao thông nhằm hoàn thành từng bước kết nối khu vực phía Tây của Đồng bằng sông Cửu Long, tạo thành tuyến trục dọc thứ hai hỗ trợ cho Quốc lộ 1A hiện đang trở nên quá tải.
Cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu thuộc địa phận huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) và quận Thốt Nốt (thành phố Cần Thơ). Dự án có tổng chiều dài cầu 2,97 km, phần cầu chính dây văng có khẩu độ nhịp chính 450 m, sơ đồ nhịp toàn cầu 870 m; cầu dẫn phía Đồng Tháp 1.099 m; cầu dẫn phía Cần Thơ 999,7 m.
Cầu có quy mô xây dựng với 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ, vận tốc thiết kế 80 km/h. Dự án có tổng mức đầu tư 271,58 triệu USD (tương đương 5.687 tỷ đồng), được sử dụng nguồn vốn ODA ưu đãi của Chính phủ Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, việc đầu tư xây dựng cầu Vàm Cống và dự án sớm hoàn thành sẽ tạo thuận lợi cho giao lưu hàng hóa giữa các tỉnh Tây Nam Bộ với các khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, là động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực Nam Bộ và của cả nước.
Phát biểu tại lễ ký, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, ông Nguyễn Văn Thể đã yêu cầu các nhà thầu, các đơn vị thi công và các đơn vị tư vấn cần phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản, công tác giải phóng mặt bằng nhằm hỗ trợ tốt nhất cho dự án; các nhà thầu xây dựng phải huy động đầy đủ máy móc thiết bị, nhân lực, tài chính để tổ chức thi công; các đơn vị tư vấn giám sát cần nghiêm túc thực hiện các quy định về chất lượng, tiến độ, an toàn, tiêu chuẩn kỹ thuật của hợp đồng và các quy định của pháp luật để dự án hoàn thành đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Dự án xây dựng cầu Vàm Cống là một trong những dự án quan trọng của ngành giao thông nhằm hoàn thành từng bước kết nối khu vực phía Tây của Đồng bằng sông Cửu Long, tạo thành tuyến trục dọc thứ hai hỗ trợ cho Quốc lộ 1A hiện đang trở nên quá tải.
Cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu thuộc địa phận huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) và quận Thốt Nốt (thành phố Cần Thơ). Dự án có tổng chiều dài cầu 2,97 km, phần cầu chính dây văng có khẩu độ nhịp chính 450 m, sơ đồ nhịp toàn cầu 870 m; cầu dẫn phía Đồng Tháp 1.099 m; cầu dẫn phía Cần Thơ 999,7 m.
Cầu có quy mô xây dựng với 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ, vận tốc thiết kế 80 km/h. Dự án có tổng mức đầu tư 271,58 triệu USD (tương đương 5.687 tỷ đồng), được sử dụng nguồn vốn ODA ưu đãi của Chính phủ Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, việc đầu tư xây dựng cầu Vàm Cống và dự án sớm hoàn thành sẽ tạo thuận lợi cho giao lưu hàng hóa giữa các tỉnh Tây Nam Bộ với các khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, là động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực Nam Bộ và của cả nước.
Phát biểu tại lễ ký, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, ông Nguyễn Văn Thể đã yêu cầu các nhà thầu, các đơn vị thi công và các đơn vị tư vấn cần phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản, công tác giải phóng mặt bằng nhằm hỗ trợ tốt nhất cho dự án; các nhà thầu xây dựng phải huy động đầy đủ máy móc thiết bị, nhân lực, tài chính để tổ chức thi công; các đơn vị tư vấn giám sát cần nghiêm túc thực hiện các quy định về chất lượng, tiến độ, an toàn, tiêu chuẩn kỹ thuật của hợp đồng và các quy định của pháp luật để dự án hoàn thành đạt tiêu chuẩn chất lượng.