Chính phủ thêm một lần muốn huy động nguồn lực vàng
Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu nghiên cứu thực hiện các giải pháp huy động nguồn lực vàng
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015.
Nghị quyết nêu tổng quát các yêu cầu đối với việc điều hành chính sách tiền tệ trong năm tới.
Cụ thể, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để chủ động kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ phát triển thị trường tài chính, chứng khoán để tăng khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, thị trường tiền tệ; tăng dư nợ tín dụng phù hợp gắn với việc kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng; chủ động thực hiện các giải pháp quản lý hiệu quả thị trường ngoại tệ, thị trường vàng, tiếp tục khắc phục tình trạng đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế, tăng dự trữ ngoại hối nhà nước.
Cũng tại nghị quyết trên, một lần nữa, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu thực hiện các giải pháp huy động nguồn lực vàng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khi các điều kiện thị trường thuận lợi.
Trước đó, trong năm 2013, vấn đề nghiên cứu các giải pháp huy động nguồn lực vàng trong dân cư từng được đặt ra sôi nổi trong các dòng chảy thông tin.
Bản thân Ngân hàng Nhà nước cũng từng nhấn mạnh đến mục tiêu này, khi nói đến một nguồn lực đang “chôn” ở hàng trăm đến cả nghìn tấn vàng trong dân cư.
Thậm chí nhà điều hành cũng từng đề cập đến ý tưởng nghiên cứu về sàn vàng, trung tâm giao dịch vàng quốc gia, cơ chế huy động vốn vàng qua trái phiếu…, bên cạnh việc tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh đã làm trong các năm cao điểm 2012 và 2013.
Tuy nhiên, thông tin mới nhất đến nay vẫn là yêu cầu đặt ra trong nghị quyết nói trên của Chính phủ. Và cũng đúng một năm về trước, nghị quyết của Chính phủ cũng nêu nội dung tương tự.
Cũng tại Nghị quyết 01, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các bộ, cơ quan có các biện pháp phù hợp để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng, bảo đảm tuyệt đối an toàn hệ thống; xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, áp dụng đổi mới công nghệ, đầu tư vào các ngành có tiềm năng phát triển tốt.
Và một lần nữa Chính phủ nhấn mạnh đến mục tiêu đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, phấn đấu đến cuối năm 2015 đưa tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, gắn với cơ cấu lại các tổ chức tín dụng theo hướng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho thị trường mua, bán, xử lý nợ, tài sản bảo đảm, trách nhiệm của người đi vay và quyền hạn của chủ nợ; khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia mua, bán nợ xấu.
Ngoài ra, Chính phủ cũng có định hướng tăng cường tiềm lực tài chính, nâng cao năng lực, phát huy vai trò của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), trong đó thực hiện việc mua bán nợ theo cơ chế thị trường.
Nghị quyết nêu tổng quát các yêu cầu đối với việc điều hành chính sách tiền tệ trong năm tới.
Cụ thể, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để chủ động kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ phát triển thị trường tài chính, chứng khoán để tăng khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, thị trường tiền tệ; tăng dư nợ tín dụng phù hợp gắn với việc kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng; chủ động thực hiện các giải pháp quản lý hiệu quả thị trường ngoại tệ, thị trường vàng, tiếp tục khắc phục tình trạng đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế, tăng dự trữ ngoại hối nhà nước.
Cũng tại nghị quyết trên, một lần nữa, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu thực hiện các giải pháp huy động nguồn lực vàng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khi các điều kiện thị trường thuận lợi.
Trước đó, trong năm 2013, vấn đề nghiên cứu các giải pháp huy động nguồn lực vàng trong dân cư từng được đặt ra sôi nổi trong các dòng chảy thông tin.
Bản thân Ngân hàng Nhà nước cũng từng nhấn mạnh đến mục tiêu này, khi nói đến một nguồn lực đang “chôn” ở hàng trăm đến cả nghìn tấn vàng trong dân cư.
Thậm chí nhà điều hành cũng từng đề cập đến ý tưởng nghiên cứu về sàn vàng, trung tâm giao dịch vàng quốc gia, cơ chế huy động vốn vàng qua trái phiếu…, bên cạnh việc tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh đã làm trong các năm cao điểm 2012 và 2013.
Tuy nhiên, thông tin mới nhất đến nay vẫn là yêu cầu đặt ra trong nghị quyết nói trên của Chính phủ. Và cũng đúng một năm về trước, nghị quyết của Chính phủ cũng nêu nội dung tương tự.
Cũng tại Nghị quyết 01, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các bộ, cơ quan có các biện pháp phù hợp để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng, bảo đảm tuyệt đối an toàn hệ thống; xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, áp dụng đổi mới công nghệ, đầu tư vào các ngành có tiềm năng phát triển tốt.
Và một lần nữa Chính phủ nhấn mạnh đến mục tiêu đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, phấn đấu đến cuối năm 2015 đưa tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, gắn với cơ cấu lại các tổ chức tín dụng theo hướng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho thị trường mua, bán, xử lý nợ, tài sản bảo đảm, trách nhiệm của người đi vay và quyền hạn của chủ nợ; khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia mua, bán nợ xấu.
Ngoài ra, Chính phủ cũng có định hướng tăng cường tiềm lực tài chính, nâng cao năng lực, phát huy vai trò của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), trong đó thực hiện việc mua bán nợ theo cơ chế thị trường.