Lãi suất cho vay chờ tái tạo “gói 345.000 tỷ”
Đang định hình những ứng xử và vận dụng cơ chế linh hoạt với “gói 345.000 tỷ”
Cuối tuần qua, theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng đã gửi báo cáo kế hoạch thực hiện các giải pháp tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay. Tiếp theo sẽ là gì?
Là vẫn phải chờ đợi. Vì giống như người tập gym để giảm cân, dù nóng lòng nhưng phải có quá trình, đúng bài, đủ lượng, kèm chế độ ăn uống hợp lý.
Ngân hàng Nhà nước đang tạo điều kiện về lượng, tính bài để hỗ trợ nguồn. Sau khi đưa ra khoảng 150.000 tỷ để mua khoảng 8 tỷ USD, thi thoảng nhà điều hành mới hút bớt tiền về qua kênh tín phiếu (khi lãi suất VND trên liên ngân hàng rơi sâu). Cơ chế hỗ trợ nguồn qua tái cấp vốn cũng đã được gợi mở.
Nhưng, để lãi suất cho vay giảm cân vẫn phải có một quá trình. Giữa mong muốn chủ quan của Chính phủ đến thực tế vẫn còn một quãng đường dài. Chèn vào giữa quá trình và quãng đường này là “gói 345.000 tỷ” của nợ xấu.
Tính tương đối từ các số liệu đã công bố, có khoảng 220.000 tỷ đồng nợ xấu đang nằm tại Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và khoảng 125.000 tỷ đồng tại các tổ chức tín dụng.
Lượng vốn rất lớn đó đã ra đi, quá hạn mà không trở về. Ngân hàng hụt một phần vốn lớn để tái tục kinh doanh đã đành, hàng ngày vẫn phải gồng mình nuôi nó, qua trả lãi suất huy động và trích lập dự phòng rủi ro.
Phần nuôi nợ xấu được tính vào chi phí hoạt động. Phần thu của các ngân hàng hiện chủ yếu vẫn từ 80-90% bằng tín dụng. Muốn có lãi, ngân hàng phải giảm được chi phí hoạt động, hoặc tạo phần thu chênh hơn bằng đòn cân lãi suất cho vay.
Nay, để thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, giảm lãi suất cho vay thì phải hạ được chi phí đầu vào. Một là Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ nguồn lãi suất thấp hơn để hạ bình quân giá vốn, hai là giảm được nợ xấu.
Công cụ và nguồn để tạo vốn lãi suất thấp nằm trong tay Ngân hàng Nhà nước. Nhưng để giảm lãi suất cho vay chỉ bằng cách này, ỷ vào cách này lại dễ dẫn tới béo phì lạm phát, không chừng là cả tỷ giá.
Cách để giảm lãi suất cho vay bền vững và an toàn nhất là giảm được nợ xấu, giảm gánh nặng đang đè lên chi phí vốn.
Với quy mô lên tới 345.000 tỷ đồng, với nguyên tắc không được dùng ngân sách nhà nước, với thực tế nhiều khoản nợ phải mất 2-5 năm làm thủ tục pháp lý…, thì quãng đường chỉ đạo (đang thường trực) của Chính phủ về giảm lãi suất cho vay đến thực tế sẽ còn dài.
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cũng đang linh hoạt để có thể rút ngắn. Điểm ngắm cũng chính là ứng xử với nợ xấu. Và đây cũng là lý do để gọi tên “gói 345.000 tỷ”, dù sự linh hoạt sẽ chỉ một tỷ trọng nhất định trong đó.
Cụ thể, một loạt cơ chế đã và đang định hình.
Thứ nhất, xem xét giãn kỳ hạn của trái phiếu đặc biệt VAMC phát hành mua nợ xấu, dài hơn 5 năm, cho một số trường hợp hoặc đối tượng. Kỳ hạn càng dài, áp lực và chi phí trích lập dự phòng của các ngân hàng được pha loãng, thay vì đè ngay vào giá vốn hiện nay.
Thứ hai, cơ chế đang hé mở kênh VAMC mua nợ xấu theo giá thị trường, bằng trái phiếu mới phát hành trực tiếp cho các tổ chức tín dụng. Điều này có nghĩa, sau khi bán lại nợ xấu, các ngân hàng không phải trích lập dự phòng như với trái phiếu đặc biệt. Không phải trích lập dự phòng cũng đã là có thêm vốn, bớt chi phí để góp phần giảm lãi suất cho vay.
Thứ ba, tại Chỉ thị 04 của Thống đốc ban hành vừa qua, hướng gợi mở là Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn với liều lượng, thời hạn phù hợp để hỗ trợ nguồn vốn cho các ngân hàng. Có thể trù tính, hoạt động tái cấp vốn sẽ qua kênh trái phiếu VAMC, cũng là tái tạo vốn từ nợ xấu, với lãi suất có thể chỉ khoảng 4,5%/năm…
Những dự tính trên tạo cơ sở để góp phần chờ thực tế giảm lãi suất cho vay, từ góc nhìn về nợ xấu, bên cạnh các kênh giải pháp và cơ sở khác. Còn lại là thời gian để chính sách, cơ chế và tiến độ triển khai ngấm dần vào thực tế.
Nhưng, sự chờ đợi này đặt trong điều kiện không có những trở ngại lớn xuất hiện. Ví như sự trỗi dậy của giá vàng, cùng năng lực thu hút vốn tiềm ẩn của nó, cũng là một trong những trở ngại đáng để lường đến từ lúc này.
Là vẫn phải chờ đợi. Vì giống như người tập gym để giảm cân, dù nóng lòng nhưng phải có quá trình, đúng bài, đủ lượng, kèm chế độ ăn uống hợp lý.
Ngân hàng Nhà nước đang tạo điều kiện về lượng, tính bài để hỗ trợ nguồn. Sau khi đưa ra khoảng 150.000 tỷ để mua khoảng 8 tỷ USD, thi thoảng nhà điều hành mới hút bớt tiền về qua kênh tín phiếu (khi lãi suất VND trên liên ngân hàng rơi sâu). Cơ chế hỗ trợ nguồn qua tái cấp vốn cũng đã được gợi mở.
Nhưng, để lãi suất cho vay giảm cân vẫn phải có một quá trình. Giữa mong muốn chủ quan của Chính phủ đến thực tế vẫn còn một quãng đường dài. Chèn vào giữa quá trình và quãng đường này là “gói 345.000 tỷ” của nợ xấu.
Tính tương đối từ các số liệu đã công bố, có khoảng 220.000 tỷ đồng nợ xấu đang nằm tại Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và khoảng 125.000 tỷ đồng tại các tổ chức tín dụng.
Lượng vốn rất lớn đó đã ra đi, quá hạn mà không trở về. Ngân hàng hụt một phần vốn lớn để tái tục kinh doanh đã đành, hàng ngày vẫn phải gồng mình nuôi nó, qua trả lãi suất huy động và trích lập dự phòng rủi ro.
Phần nuôi nợ xấu được tính vào chi phí hoạt động. Phần thu của các ngân hàng hiện chủ yếu vẫn từ 80-90% bằng tín dụng. Muốn có lãi, ngân hàng phải giảm được chi phí hoạt động, hoặc tạo phần thu chênh hơn bằng đòn cân lãi suất cho vay.
Nay, để thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, giảm lãi suất cho vay thì phải hạ được chi phí đầu vào. Một là Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ nguồn lãi suất thấp hơn để hạ bình quân giá vốn, hai là giảm được nợ xấu.
Công cụ và nguồn để tạo vốn lãi suất thấp nằm trong tay Ngân hàng Nhà nước. Nhưng để giảm lãi suất cho vay chỉ bằng cách này, ỷ vào cách này lại dễ dẫn tới béo phì lạm phát, không chừng là cả tỷ giá.
Cách để giảm lãi suất cho vay bền vững và an toàn nhất là giảm được nợ xấu, giảm gánh nặng đang đè lên chi phí vốn.
Với quy mô lên tới 345.000 tỷ đồng, với nguyên tắc không được dùng ngân sách nhà nước, với thực tế nhiều khoản nợ phải mất 2-5 năm làm thủ tục pháp lý…, thì quãng đường chỉ đạo (đang thường trực) của Chính phủ về giảm lãi suất cho vay đến thực tế sẽ còn dài.
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cũng đang linh hoạt để có thể rút ngắn. Điểm ngắm cũng chính là ứng xử với nợ xấu. Và đây cũng là lý do để gọi tên “gói 345.000 tỷ”, dù sự linh hoạt sẽ chỉ một tỷ trọng nhất định trong đó.
Cụ thể, một loạt cơ chế đã và đang định hình.
Thứ nhất, xem xét giãn kỳ hạn của trái phiếu đặc biệt VAMC phát hành mua nợ xấu, dài hơn 5 năm, cho một số trường hợp hoặc đối tượng. Kỳ hạn càng dài, áp lực và chi phí trích lập dự phòng của các ngân hàng được pha loãng, thay vì đè ngay vào giá vốn hiện nay.
Thứ hai, cơ chế đang hé mở kênh VAMC mua nợ xấu theo giá thị trường, bằng trái phiếu mới phát hành trực tiếp cho các tổ chức tín dụng. Điều này có nghĩa, sau khi bán lại nợ xấu, các ngân hàng không phải trích lập dự phòng như với trái phiếu đặc biệt. Không phải trích lập dự phòng cũng đã là có thêm vốn, bớt chi phí để góp phần giảm lãi suất cho vay.
Thứ ba, tại Chỉ thị 04 của Thống đốc ban hành vừa qua, hướng gợi mở là Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn với liều lượng, thời hạn phù hợp để hỗ trợ nguồn vốn cho các ngân hàng. Có thể trù tính, hoạt động tái cấp vốn sẽ qua kênh trái phiếu VAMC, cũng là tái tạo vốn từ nợ xấu, với lãi suất có thể chỉ khoảng 4,5%/năm…
Những dự tính trên tạo cơ sở để góp phần chờ thực tế giảm lãi suất cho vay, từ góc nhìn về nợ xấu, bên cạnh các kênh giải pháp và cơ sở khác. Còn lại là thời gian để chính sách, cơ chế và tiến độ triển khai ngấm dần vào thực tế.
Nhưng, sự chờ đợi này đặt trong điều kiện không có những trở ngại lớn xuất hiện. Ví như sự trỗi dậy của giá vàng, cùng năng lực thu hút vốn tiềm ẩn của nó, cũng là một trong những trở ngại đáng để lường đến từ lúc này.