Hơn 90% nội dung tố cáo liên quan đến cán bộ, công chức
Năm 2010, tình hình khiếu nại, tố cáo có xu hướng tăng về số vụ việc, số lượt công dân và số đoàn đông người
Năm 2010, tình hình khiếu nại, tố cáo có xu hướng tăng về số vụ việc, số lượt công dân và số đoàn đông người…, báo cáo của Chính phủ gửi đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ tám nêu rõ.
Theo nghị trình, tình hình giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân và công tác phòng chống tham nhũng sẽ được kết hợp thảo luận cùng một số báo cáo của các ngành tư pháp trong hai ngày 5-6/11 tới đây.
Về tình hình tố cáo, Chính phủ cho biết, trong năm 2010 cả nước đã phát sinh 22.997 lượt đơn tố cáo với tổng số 13.152 vụ việc, so với cùng kỳ năm 2009 tăng 29,3% đơn và tăng 4,8% số vụ việc.
Nội dung tố cáo trong lĩnh vực hành chính chiếm tỷ lệ 94,08%, chủ yếu tố cáo cán bộ, công chức cố ý làm trái, chiếm đoạt tài sản, lạm dụng chức vụ quyền hạn để vụ lợi, thiếu trách nhiệm, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai, tài chính ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện chính sách xã hội…, báo cáo viết.
Qua phân tích kết quả giải quyết 6.881 vụ việc tố cáo cho thấy, có 13,3% đơn tố cáo đúng; 58,5% tố cáo sai và 28,6% có đúng có sai.
Chính phủ cũng cho biết, qua giải quyết khiếu nại tố cáo đã kiến nghị thu hồi cho nhà nước 48.187 triệu đồng; 63,35 ha đất, trả lại cho tập thể, công dân 50.982 triệu đồng; 123 ha đất; minh oan cho 251 người; trả lại quyền lợi cho 1.524 người, kiến nghị xử lý hành chính 754 trường hợp và chuyển cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự 46 vụ với 89 người.
Báo cáo nhấn mạnh, vào thời kỳ cao điểm, Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp chỉ đạo giải quyết để giải quyết kịp thời các bức xúc của dân, giữ ổn định chính trị xã hội. Tuy nhiên, một số địa phương có vụ việc Thủ tướng chỉ đạo nhưng chậm thực hiện như Hải Phòng, Hà Giang…
Đến tháng 8/2010 cả nước có 152 vụ việc đã có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng nhưng còn khiếu nại, tố cáo. Trong đó có 71 vụ việc cần chấm dứt xem xét, 81 vụ việc đang thực hiện do trong quá trình triển khai có vướng mắc, cần kiểm tra xem xét lại.
Theo đánh giá của Chính phủ, việc triển khai thực hiện các biện pháp giải quyết đối với các vụ việc tồn đọng, bức xúc kéo dài tiến độ còn chậm, chưa đảm bảo yêu cầu. Một số địa phương chưa tập trung cao, thiếu biện pháp quyết liệt để giải quyết nên còn nhiều vụ việc tồn đọng, kéo dài chưa được giải quyết như Tuyên Quang, Thái Bình, Quảng Bình, Thanh Hóa, Tp.HCM, Cà Mau…
Nhìn nhận những yếu kém, khuyết điểm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, Chính phủ cho rằng, một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến lợi ích chính đáng của dân, tạo mâu thuẫn, bất bình trong dân, từ đó làm cho dân mất lòng tin vào chính quyền, nhất là ở cấp cơ sở, cấp huyện, thị.
“Bên cạnh đó có một số nơi vì bảo thủ, không lắng nghe dân, nên quyết định giải quyết chưa thấu lý, đạt tình, công dân không đồng tình”, báo cáo nêu rõ.
Xem xét báo cáo của Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trước khi kỳ họp Quốc hội thứ tám bắt đầu, một số vị ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội băn khoăn khi những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá cao, thu nhập cũng tăng, nhưng khiếu nại, tố cáo không giảm.
Có ý kiến đề nghị Chính phủ thành lập bộ phận bao gồm các cán bộ có năng lực tập trung một thời gian giải quyết các vụ việc bức xúc kéo dài, xem thực tế vướng mắc gì thì xin ý kiến giải quyết. Tránh trường hợp năm nào họp cũng nêu nhiều vụ việc bức xúc kéo dài, nhưng “họp rồi đâu lại vào đấy”.
Theo nghị trình, tình hình giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân và công tác phòng chống tham nhũng sẽ được kết hợp thảo luận cùng một số báo cáo của các ngành tư pháp trong hai ngày 5-6/11 tới đây.
Về tình hình tố cáo, Chính phủ cho biết, trong năm 2010 cả nước đã phát sinh 22.997 lượt đơn tố cáo với tổng số 13.152 vụ việc, so với cùng kỳ năm 2009 tăng 29,3% đơn và tăng 4,8% số vụ việc.
Nội dung tố cáo trong lĩnh vực hành chính chiếm tỷ lệ 94,08%, chủ yếu tố cáo cán bộ, công chức cố ý làm trái, chiếm đoạt tài sản, lạm dụng chức vụ quyền hạn để vụ lợi, thiếu trách nhiệm, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai, tài chính ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện chính sách xã hội…, báo cáo viết.
Qua phân tích kết quả giải quyết 6.881 vụ việc tố cáo cho thấy, có 13,3% đơn tố cáo đúng; 58,5% tố cáo sai và 28,6% có đúng có sai.
Chính phủ cũng cho biết, qua giải quyết khiếu nại tố cáo đã kiến nghị thu hồi cho nhà nước 48.187 triệu đồng; 63,35 ha đất, trả lại cho tập thể, công dân 50.982 triệu đồng; 123 ha đất; minh oan cho 251 người; trả lại quyền lợi cho 1.524 người, kiến nghị xử lý hành chính 754 trường hợp và chuyển cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự 46 vụ với 89 người.
Báo cáo nhấn mạnh, vào thời kỳ cao điểm, Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp chỉ đạo giải quyết để giải quyết kịp thời các bức xúc của dân, giữ ổn định chính trị xã hội. Tuy nhiên, một số địa phương có vụ việc Thủ tướng chỉ đạo nhưng chậm thực hiện như Hải Phòng, Hà Giang…
Đến tháng 8/2010 cả nước có 152 vụ việc đã có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng nhưng còn khiếu nại, tố cáo. Trong đó có 71 vụ việc cần chấm dứt xem xét, 81 vụ việc đang thực hiện do trong quá trình triển khai có vướng mắc, cần kiểm tra xem xét lại.
Theo đánh giá của Chính phủ, việc triển khai thực hiện các biện pháp giải quyết đối với các vụ việc tồn đọng, bức xúc kéo dài tiến độ còn chậm, chưa đảm bảo yêu cầu. Một số địa phương chưa tập trung cao, thiếu biện pháp quyết liệt để giải quyết nên còn nhiều vụ việc tồn đọng, kéo dài chưa được giải quyết như Tuyên Quang, Thái Bình, Quảng Bình, Thanh Hóa, Tp.HCM, Cà Mau…
Nhìn nhận những yếu kém, khuyết điểm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, Chính phủ cho rằng, một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến lợi ích chính đáng của dân, tạo mâu thuẫn, bất bình trong dân, từ đó làm cho dân mất lòng tin vào chính quyền, nhất là ở cấp cơ sở, cấp huyện, thị.
“Bên cạnh đó có một số nơi vì bảo thủ, không lắng nghe dân, nên quyết định giải quyết chưa thấu lý, đạt tình, công dân không đồng tình”, báo cáo nêu rõ.
Xem xét báo cáo của Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trước khi kỳ họp Quốc hội thứ tám bắt đầu, một số vị ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội băn khoăn khi những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá cao, thu nhập cũng tăng, nhưng khiếu nại, tố cáo không giảm.
Có ý kiến đề nghị Chính phủ thành lập bộ phận bao gồm các cán bộ có năng lực tập trung một thời gian giải quyết các vụ việc bức xúc kéo dài, xem thực tế vướng mắc gì thì xin ý kiến giải quyết. Tránh trường hợp năm nào họp cũng nêu nhiều vụ việc bức xúc kéo dài, nhưng “họp rồi đâu lại vào đấy”.