Người Hoa trong kinh doanh: Chữ tín là vốn quí nhất
Ai không có chữ “tín”, không giữ lời hứa mà làm trái đi sẽ không được giữ lại trong hệ thống buôn bán, làm ăn của họ
Đối với người Hoa, chữ “tín” được coi là số 1 trong làm ăn, kinh doanh, thậm chí chữ “tín” còn được xem là chiến lược, là phương pháp kinh doanh.
Ai không có chữ “tín”, không giữ lời hứa mà làm trái đi sẽ không được giữ lại trong hệ thống buôn bán, làm ăn của họ. Bên cạnh đó, gia đình, thân tộc, cộng đồng là chỗ dựa, là nền tảng ban đầu để người Hoa lập nghiệp kinh doanh.
Khát vọng làm ăn lớn
Làm việc nhiều năm với các doanh nghiệp người Hoa, ông Lê Phụng Hào - Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Kinh Đô - nhìn nhận: “Người Hoa có tầm nhìn kinh doanh rất dài hơi. Họ luôn nhạy bén, có khát vọng đột phá, đi đầu và làm ăn lớn. Chữ “tín” cũng xuất phát từ chỗ này”.
Chỉ sau 13 năm, từ một phân xưởng và một trụ sở nhỏ tại quận 6, Tp.HCM, đến nay Kinh Đô đã có chín công ty từ Bắc chí Nam. Từ qui mô chỉ có 70 cán bộ công nhân viên, Công ty Cổ phần Kinh Đô nay có trên 6.000 cán bộ công nhân viên với doanh số năm 2006 là 2.000 tỉ đồng, nộp thuế 120 tỉ đồng.
Theo ông Hào, việc chuyển từ cơ sở gia đình sang công ty TNHH rồi công ty cổ phần và đưa cổ phiếu lên sàn là quá trình “nỗ lực tự lột xác” của Kinh Đô cũng như một số doanh nghiệp người Hoa khác. Trong thời buổi hội nhập, họ đã có những bước dần thoát khỏi tập quán làm ăn theo kiểu gia đình.
Tại một hội thảo mới đây, TS. Trần Khánh, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, cho rằng người Hoa đặt sự tồn tại và thành đạt của mình trong sự phát triển chung của tập thể cộng đồng doanh nghiệp. Luôn gắn kết chức năng kinh tế và chức năng xã hội trong hoạt động doanh nghiệp. Coi trọng đầu tư mở rộng uy tín xã hội. Đề cao hoạt động doanh nghiệp, coi đó là phương tiện chính để cải thiện cuộc sống cá nhân...
Tại Tp.HCM, chỉ chiếm 7% dân số nhưng doanh nghiệp của người Hoa chiếm đến 30%/tổng số doanh nghiệp thành phố. Số doanh nghiệp này đã đóng góp lớn cho nền kinh tế TP.HCM trong nhiều năm qua.
Riêng năm 2006, cộng đồng người Hoa đã đóng góp cho TP nhiều doanh nghiệp có sản phẩm chủ lực, như Công ty TNHH Dây cáp điện Tân Cường Thành (sản phẩm dây điện, cáp điện); Công ty Cổ phần Hữu Liên - Á Châu (sản phẩm ống thép); Công ty Cổ phần Kinh Đô (bánh cookies, bánh cracker); Công ty Sản xuất - Thương mại Thiên Long (bút viết); Công ty Dệt Thái Tuấn (sản phẩm gấm phi lụa).
Chữ “tín” giá ngàn vàng!
Câu chuyện của ông Lý Ngọc Minh, Giám đốc Công ty TNHH Minh Long 1 (Bình Dương, chuyên về sản phẩm gốm sứ), bắt đầu bằng chữ “tín”.
“Trong công việc, giao thương người Hoa đặt chữ “tín” lên hàng đầu. Có chữ “tín” là có tất cả. Chữ “tín” đáng giá ngàn vàng. Có chữ “tín” không cần vốn người ta vẫn có thể giao hàng cho anh bán”, ông Minh khẳng định.
Chữ “tín” của người Hoa không cầu kỳ, không hoa mỹ. Đơn giản: nó là sự tin thực, không gian dối, không lươn lẹo, là sự tin cậy nhau trong quan hệ làm ăn. Cũng nhờ chữ “tín” mà lâu nay người Hoa rất đơn giản thủ tục, giấy tờ, giảm thiểu việc ký tá, hợp đồng, giao kèo và rất ít tranh chấp, kiện cáo nhau ra tòa.
Theo ông Minh, nếu có vướng mắc gì đó mà hai bên giải quyết không xong, thường người Hoa nhờ người có uy tín hoặc mời người được trọng nể trong hội, trong nghề đứng ra phân giải là êm thấm.
Chữ “tín” là vốn liếng quí giá mà ông Minh mang theo suốt cuộc đời mình, đồng thời truyền lại cho con cháu. Nhờ chữ “tín” của cha và gia đình ông, nên ngay những ngày đầu thử khởi nghiệp nghề gốm sứ cách đây 37 năm cùng với người anh em kết nghĩa là Dương Văn Long (hiện là chủ doanh nghiệp Minh Long 2, chuyên về gốm sứ công nghiệp), ông Minh đã được chủ xưởng thạch cao Minh Phát ở Lái Thiêu bán thiếu, bán chịu nguyên liệu.
Gốm sứ Minh Long hiện đã nổi tiếng trên thị trường trong và ngoài nước, sẵn sàng cạnh tranh với bất cứ sản phẩm nào cùng loại, ông Minh có kinh nghiệm nào cho sự thành công? “Đơn giản, rất đơn giản, đó là niềm đam mê. Nhưng để nuôi được niềm đam mê đó thì không đơn giản chút nào”, ông Minh nói.
Theo ông, đam mê phải bắt nguồn từ cái tâm chứ không phải từ đầu óc. Sự đam mê đã thôi thúc ông Minh đi từ Nam ra Bắc, từ Á sang Âu đào từng cục đất, học từng nét cọ, xem từng dây chuyền công nghệ để rồi ở mỗi nơi ông tích góp từng chút, từng chút những điều hay, những nét đẹp gom về cho sản phẩm của mình. Quan niệm của ông Minh là “tận nhân lực rồi mới tri thiên mệnh”, tức phải làm hết sức mình rồi mới nói số trời.
“Tuy nhiên điều đó sẽ vô nghĩa nếu như không có những người anh em, không có cộng đồng”, ông Minh nói. Tại Bình Dương có hàng trăm cơ sở làm nghề gốm sứ, hầu hết là của người Hoa. Mỗi người chủ, mỗi cơ sở đều có một bí quyết riêng, ai cũng cố để giữ gìn nhưng trong quan hệ công việc, trong cuộc sống, họ sẵn sàng giúp nhau, kể cả chuyện tiền bạc, mối mang.
“Nhớ những lúc khó khăn, lúc mới vào nghề, tôi phải mang sản phẩm của mình sang nung nhờ ở những lò nung của người khác. Không ai từ chối. Tuy là việc nhỏ nhưng nếu không có những lần đó, chưa chắc tôi có được ngày hôm nay”, ông Minh nhớ lại.
Ông Minh cũng không quên nhắc đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Dương trong suốt thời gian qua. “Đó là nguồn động viên, cổ vũ rất lớn đối với tôi”, ông Minh cho biết.
* Những đặc trưng về văn hóa kinh doanh của người Hoa
- Nền tảng gia đình và chữ “tín” là báu vật.
- Đề cao vai trò của tổ chức xã hội, nghiệp đoàn truyền thống.
- Chấp nhận mạo hiểm và quyết đoán trong kinh doanh, được sự giúp đỡ đắc lực của tập thể, gia đình và bạn bè.
- Đa dạng hóa, đa phương hóa hoạt động đầu tư.
- Kết hợp giữa cách làm truyền thống với kiến thức và thực tiễn kinh doanh hiện đại...
(TS. Trần Khánh, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á)
Ai không có chữ “tín”, không giữ lời hứa mà làm trái đi sẽ không được giữ lại trong hệ thống buôn bán, làm ăn của họ. Bên cạnh đó, gia đình, thân tộc, cộng đồng là chỗ dựa, là nền tảng ban đầu để người Hoa lập nghiệp kinh doanh.
Khát vọng làm ăn lớn
Làm việc nhiều năm với các doanh nghiệp người Hoa, ông Lê Phụng Hào - Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Kinh Đô - nhìn nhận: “Người Hoa có tầm nhìn kinh doanh rất dài hơi. Họ luôn nhạy bén, có khát vọng đột phá, đi đầu và làm ăn lớn. Chữ “tín” cũng xuất phát từ chỗ này”.
Chỉ sau 13 năm, từ một phân xưởng và một trụ sở nhỏ tại quận 6, Tp.HCM, đến nay Kinh Đô đã có chín công ty từ Bắc chí Nam. Từ qui mô chỉ có 70 cán bộ công nhân viên, Công ty Cổ phần Kinh Đô nay có trên 6.000 cán bộ công nhân viên với doanh số năm 2006 là 2.000 tỉ đồng, nộp thuế 120 tỉ đồng.
Theo ông Hào, việc chuyển từ cơ sở gia đình sang công ty TNHH rồi công ty cổ phần và đưa cổ phiếu lên sàn là quá trình “nỗ lực tự lột xác” của Kinh Đô cũng như một số doanh nghiệp người Hoa khác. Trong thời buổi hội nhập, họ đã có những bước dần thoát khỏi tập quán làm ăn theo kiểu gia đình.
Tại một hội thảo mới đây, TS. Trần Khánh, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, cho rằng người Hoa đặt sự tồn tại và thành đạt của mình trong sự phát triển chung của tập thể cộng đồng doanh nghiệp. Luôn gắn kết chức năng kinh tế và chức năng xã hội trong hoạt động doanh nghiệp. Coi trọng đầu tư mở rộng uy tín xã hội. Đề cao hoạt động doanh nghiệp, coi đó là phương tiện chính để cải thiện cuộc sống cá nhân...
Tại Tp.HCM, chỉ chiếm 7% dân số nhưng doanh nghiệp của người Hoa chiếm đến 30%/tổng số doanh nghiệp thành phố. Số doanh nghiệp này đã đóng góp lớn cho nền kinh tế TP.HCM trong nhiều năm qua.
Riêng năm 2006, cộng đồng người Hoa đã đóng góp cho TP nhiều doanh nghiệp có sản phẩm chủ lực, như Công ty TNHH Dây cáp điện Tân Cường Thành (sản phẩm dây điện, cáp điện); Công ty Cổ phần Hữu Liên - Á Châu (sản phẩm ống thép); Công ty Cổ phần Kinh Đô (bánh cookies, bánh cracker); Công ty Sản xuất - Thương mại Thiên Long (bút viết); Công ty Dệt Thái Tuấn (sản phẩm gấm phi lụa).
Chữ “tín” giá ngàn vàng!
Câu chuyện của ông Lý Ngọc Minh, Giám đốc Công ty TNHH Minh Long 1 (Bình Dương, chuyên về sản phẩm gốm sứ), bắt đầu bằng chữ “tín”.
“Trong công việc, giao thương người Hoa đặt chữ “tín” lên hàng đầu. Có chữ “tín” là có tất cả. Chữ “tín” đáng giá ngàn vàng. Có chữ “tín” không cần vốn người ta vẫn có thể giao hàng cho anh bán”, ông Minh khẳng định.
Chữ “tín” của người Hoa không cầu kỳ, không hoa mỹ. Đơn giản: nó là sự tin thực, không gian dối, không lươn lẹo, là sự tin cậy nhau trong quan hệ làm ăn. Cũng nhờ chữ “tín” mà lâu nay người Hoa rất đơn giản thủ tục, giấy tờ, giảm thiểu việc ký tá, hợp đồng, giao kèo và rất ít tranh chấp, kiện cáo nhau ra tòa.
Theo ông Minh, nếu có vướng mắc gì đó mà hai bên giải quyết không xong, thường người Hoa nhờ người có uy tín hoặc mời người được trọng nể trong hội, trong nghề đứng ra phân giải là êm thấm.
Chữ “tín” là vốn liếng quí giá mà ông Minh mang theo suốt cuộc đời mình, đồng thời truyền lại cho con cháu. Nhờ chữ “tín” của cha và gia đình ông, nên ngay những ngày đầu thử khởi nghiệp nghề gốm sứ cách đây 37 năm cùng với người anh em kết nghĩa là Dương Văn Long (hiện là chủ doanh nghiệp Minh Long 2, chuyên về gốm sứ công nghiệp), ông Minh đã được chủ xưởng thạch cao Minh Phát ở Lái Thiêu bán thiếu, bán chịu nguyên liệu.
Gốm sứ Minh Long hiện đã nổi tiếng trên thị trường trong và ngoài nước, sẵn sàng cạnh tranh với bất cứ sản phẩm nào cùng loại, ông Minh có kinh nghiệm nào cho sự thành công? “Đơn giản, rất đơn giản, đó là niềm đam mê. Nhưng để nuôi được niềm đam mê đó thì không đơn giản chút nào”, ông Minh nói.
Theo ông, đam mê phải bắt nguồn từ cái tâm chứ không phải từ đầu óc. Sự đam mê đã thôi thúc ông Minh đi từ Nam ra Bắc, từ Á sang Âu đào từng cục đất, học từng nét cọ, xem từng dây chuyền công nghệ để rồi ở mỗi nơi ông tích góp từng chút, từng chút những điều hay, những nét đẹp gom về cho sản phẩm của mình. Quan niệm của ông Minh là “tận nhân lực rồi mới tri thiên mệnh”, tức phải làm hết sức mình rồi mới nói số trời.
“Tuy nhiên điều đó sẽ vô nghĩa nếu như không có những người anh em, không có cộng đồng”, ông Minh nói. Tại Bình Dương có hàng trăm cơ sở làm nghề gốm sứ, hầu hết là của người Hoa. Mỗi người chủ, mỗi cơ sở đều có một bí quyết riêng, ai cũng cố để giữ gìn nhưng trong quan hệ công việc, trong cuộc sống, họ sẵn sàng giúp nhau, kể cả chuyện tiền bạc, mối mang.
“Nhớ những lúc khó khăn, lúc mới vào nghề, tôi phải mang sản phẩm của mình sang nung nhờ ở những lò nung của người khác. Không ai từ chối. Tuy là việc nhỏ nhưng nếu không có những lần đó, chưa chắc tôi có được ngày hôm nay”, ông Minh nhớ lại.
Ông Minh cũng không quên nhắc đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Dương trong suốt thời gian qua. “Đó là nguồn động viên, cổ vũ rất lớn đối với tôi”, ông Minh cho biết.
* Những đặc trưng về văn hóa kinh doanh của người Hoa
- Nền tảng gia đình và chữ “tín” là báu vật.
- Đề cao vai trò của tổ chức xã hội, nghiệp đoàn truyền thống.
- Chấp nhận mạo hiểm và quyết đoán trong kinh doanh, được sự giúp đỡ đắc lực của tập thể, gia đình và bạn bè.
- Đa dạng hóa, đa phương hóa hoạt động đầu tư.
- Kết hợp giữa cách làm truyền thống với kiến thức và thực tiễn kinh doanh hiện đại...
(TS. Trần Khánh, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á)