Phía sau vụ Trung Quốc điều tra Chu Vĩnh Khang
"Các ông Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình đã đạt được sự đồng thuận"
Hãng tin Reuters hôm 30/7 cho biết, hai cựu cựu Chủ tịch Trung Quốc là ông Giang Trạch Dân và ông Hồ Cẩm Đào đã ủng hộ ông Tập Cận Bình mở cuộc điều tra đối với ông Chu Vĩnh Khang.
Theo giới phân tích chính trị, Chủ tịch Trung Quốc đương nhiệm Tập Cận Bình sẽ không thể điều tra một nhân vật quyền lực như ông Chu Vĩnh Khang, nếu không có sự hậu thuẫn của quan chức cấp cao trong đảng và những quan chức lãnh đạo đã nghỉ hưu.
"Các ông Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình đã đạt được sự đồng thuận về việc tiến hành điều tra đối với ông Chu Vĩnh Khang, liên quan tới hành vi vi phạm kỷ luật đảng", một trong những nguồn tin nói với Reuters.
Các cựu quan chức lãnh đạo của Trung Quốc vẫn thường có những ảnh hưởng hậu trường trong hệ thống chính trị nước này.
Ông Chu Vĩnh Khang, 71 tuổi, được cho là quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc bị điều tra về những cáo buộc tham nhũng kể từ năm 1949 cho tới nay. Dù tuyên bố của Trung Quốc không nêu chi tiết về những việc làm sai trái của ông Chu Vĩnh Khang, nhưng các nguồn tin khẳng định, ông này đã bị cáo buộc tham nhũng, nhận hối lộ nhằm đề bạt nhiều tay chân vào những vị trí quan trọng.
Đầu tháng 12 năm ngoái, Reuters đã đưa tin, ông Chu Vĩnh Khang bị quản thúc tại gia sau khi ông Tập Cận Bình ra lệnh cho một đội điều tra đặc biệt xem xét những cáo buộc tham nhũng chống lại ông Chu Vĩnh Khang.
Tới tháng 3/2014, cũng theo Reuters, nhà chức trách Trung Quốc đã tịch thu tài sản trị giá ít nhất 90 tỷ Nhân dân tệ (14,56 tỷ USD) từ thành viên gia đình, cộng sự của ông Chu.
Hơn 300 người, trong đó bao gồm thân nhân, các "vây cánh chính trị" và thuộc cấp của ông Chu Vĩnh Khang đã bị bắt giam hoặc bị thẩm vấn, nhằm phục vụ cho công tác điều tra. Con trai của ông Chu Vĩnh Khang là Chu Bân cũng đã bị nhà chức trách bắt giữ, theo tạp chí Tài Tín của Trung Quốc đăng trên website của báo này sau khi tin tức cuộc điều tra đối với Chu Vĩnh Khang được công khai.
Theo hồ sơ của hãng tin AFP, ông Chu Vĩnh Khang sinh tại Vô Tích vào năm 1942. Ông là con trai một quan chức cấp cao làm việc trong ngành hậu cần quốc phòng của Trung Quốc. Vào giai đoạn những năm 1970, ông Chu Vĩnh Khang bắt đầu sự nghiệp với vai trò một kỹ thuật viên của Cục Khai thác dầu khí Liaohe thuộc tỉnh Liêu Ninh, khu vực có trữ lượng mỏ dầu lớn thứ ba Trung Quốc.
Khoảng năm 1996, ông lên chức Tổng giám đốc Tổng công ty Dầu khí Nhà nước Trung Quốc (CNPC), rồi làm Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên. Năm 2002, ông trở thành thành viên Bộ Chính trị, rồi đảm nhận chức Bộ trưởng Công an. Năm 2007 ông vào Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị. Ông cũng đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Ủy ban Chính trị và Pháp chế. Ông Chu Vĩnh Khang nghỉ hưu năm 2012.
Theo các nhà phân tích chính trị, bằng việc phá vỡ một quy tắc bất thành văn rằng thành viên thuộc Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc sẽ không bị động đến sau khi nghỉ hưu, ông Tập có thể sẽ làm mất lòng nhiều quan chức lão thành trong đảng, những người lo sợ rằng họ và thân nhân họ có thể là mục tiêu tiếp theo nếu chiến dịch chống tham nhũng không dừng lại sau vụ Chu Vĩnh Khang.
Truyền thông Trung Quốc đưa tin, từ tháng 12/2012 tới nay, khoảng 30 quan chức cấp cao ở tỉnh, cấp bộ hoặc thậm chí cao hơn đã bị điều tra vì những cáo buộc tham nhũng. Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng đã khẳng định mọi việc sẽ không dừng ở đây.
"Việc điều tra Chu Vĩnh Khang không phải là dấu chấm hết đối với những nỗ lực chống tham nhũng. Đây chỉ là một bước đi trong quy trình. Trong tương lai, bất kỳ ai tham nhũng đều bị trừng phạt", tờ Nhân dân Nhật báo nêu rõ trong một bài bình luận.
Báo chí Trung Quốc cho rằng, quyết định lập án điều tra cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang là một bước tiến lớn trong chiến dịch chống tham nhũng của đương kim Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đã hứa truy quét những quan chức biến chất từ "các con ruồi", cho tới cả "những con hổ".
BBC dẫn một bài báo trên Tân Hoa Xã cho hay, "tuyên bố về việc điều tra cựu quan chức cấp cao Chu Vĩnh Khang đã cho thấy sự can đảm, quyết đoán và quyết tâm làm trong sạch bộ máy lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc".
Theo tờ The Diplomat, việc nhằm vào một cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị là một rủi ro chính trị, nhưng cũng có lợi ích không thể phủ nhận. Đó là thông điệp tới người dân Trung Quốc rằng, hàng ngũ quan chức hàng đầu cũng sẽ không được miễn truy cứu tội trạng.
Còn tờ Wall Street Journal dẫn lời chuyên gia về chính trị Trung Quốc Kerry Brown tại Đại học Sydney ở Australia, nhận định, việc điều tra đối với ông Chu Vĩnh Khang "một điều chưa từng có".
CNN dẫn lời ông Willy Lam, chuyên gia chính trị Trung Quốc tại Đại học Hồng Kông, nhận định cú ngã ngựa của ông Chu Vĩnh Khang cho thấy rằng, "quyền lực của ông Tập Cận Bình đang được thiết lập một cách vững vàng, đến mức ông ấy có thể phá vỡ điều kiêng kỵ trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, một quy định bất thành văn là không bao giờ động đến những cựu ủy viên của Bộ Chính trị".
Theo giới phân tích chính trị, Chủ tịch Trung Quốc đương nhiệm Tập Cận Bình sẽ không thể điều tra một nhân vật quyền lực như ông Chu Vĩnh Khang, nếu không có sự hậu thuẫn của quan chức cấp cao trong đảng và những quan chức lãnh đạo đã nghỉ hưu.
"Các ông Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình đã đạt được sự đồng thuận về việc tiến hành điều tra đối với ông Chu Vĩnh Khang, liên quan tới hành vi vi phạm kỷ luật đảng", một trong những nguồn tin nói với Reuters.
Các cựu quan chức lãnh đạo của Trung Quốc vẫn thường có những ảnh hưởng hậu trường trong hệ thống chính trị nước này.
Ông Chu Vĩnh Khang, 71 tuổi, được cho là quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc bị điều tra về những cáo buộc tham nhũng kể từ năm 1949 cho tới nay. Dù tuyên bố của Trung Quốc không nêu chi tiết về những việc làm sai trái của ông Chu Vĩnh Khang, nhưng các nguồn tin khẳng định, ông này đã bị cáo buộc tham nhũng, nhận hối lộ nhằm đề bạt nhiều tay chân vào những vị trí quan trọng.
Đầu tháng 12 năm ngoái, Reuters đã đưa tin, ông Chu Vĩnh Khang bị quản thúc tại gia sau khi ông Tập Cận Bình ra lệnh cho một đội điều tra đặc biệt xem xét những cáo buộc tham nhũng chống lại ông Chu Vĩnh Khang.
Tới tháng 3/2014, cũng theo Reuters, nhà chức trách Trung Quốc đã tịch thu tài sản trị giá ít nhất 90 tỷ Nhân dân tệ (14,56 tỷ USD) từ thành viên gia đình, cộng sự của ông Chu.
Hơn 300 người, trong đó bao gồm thân nhân, các "vây cánh chính trị" và thuộc cấp của ông Chu Vĩnh Khang đã bị bắt giam hoặc bị thẩm vấn, nhằm phục vụ cho công tác điều tra. Con trai của ông Chu Vĩnh Khang là Chu Bân cũng đã bị nhà chức trách bắt giữ, theo tạp chí Tài Tín của Trung Quốc đăng trên website của báo này sau khi tin tức cuộc điều tra đối với Chu Vĩnh Khang được công khai.
Theo hồ sơ của hãng tin AFP, ông Chu Vĩnh Khang sinh tại Vô Tích vào năm 1942. Ông là con trai một quan chức cấp cao làm việc trong ngành hậu cần quốc phòng của Trung Quốc. Vào giai đoạn những năm 1970, ông Chu Vĩnh Khang bắt đầu sự nghiệp với vai trò một kỹ thuật viên của Cục Khai thác dầu khí Liaohe thuộc tỉnh Liêu Ninh, khu vực có trữ lượng mỏ dầu lớn thứ ba Trung Quốc.
Khoảng năm 1996, ông lên chức Tổng giám đốc Tổng công ty Dầu khí Nhà nước Trung Quốc (CNPC), rồi làm Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên. Năm 2002, ông trở thành thành viên Bộ Chính trị, rồi đảm nhận chức Bộ trưởng Công an. Năm 2007 ông vào Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị. Ông cũng đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Ủy ban Chính trị và Pháp chế. Ông Chu Vĩnh Khang nghỉ hưu năm 2012.
Theo các nhà phân tích chính trị, bằng việc phá vỡ một quy tắc bất thành văn rằng thành viên thuộc Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc sẽ không bị động đến sau khi nghỉ hưu, ông Tập có thể sẽ làm mất lòng nhiều quan chức lão thành trong đảng, những người lo sợ rằng họ và thân nhân họ có thể là mục tiêu tiếp theo nếu chiến dịch chống tham nhũng không dừng lại sau vụ Chu Vĩnh Khang.
Truyền thông Trung Quốc đưa tin, từ tháng 12/2012 tới nay, khoảng 30 quan chức cấp cao ở tỉnh, cấp bộ hoặc thậm chí cao hơn đã bị điều tra vì những cáo buộc tham nhũng. Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng đã khẳng định mọi việc sẽ không dừng ở đây.
"Việc điều tra Chu Vĩnh Khang không phải là dấu chấm hết đối với những nỗ lực chống tham nhũng. Đây chỉ là một bước đi trong quy trình. Trong tương lai, bất kỳ ai tham nhũng đều bị trừng phạt", tờ Nhân dân Nhật báo nêu rõ trong một bài bình luận.
Báo chí Trung Quốc cho rằng, quyết định lập án điều tra cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang là một bước tiến lớn trong chiến dịch chống tham nhũng của đương kim Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đã hứa truy quét những quan chức biến chất từ "các con ruồi", cho tới cả "những con hổ".
BBC dẫn một bài báo trên Tân Hoa Xã cho hay, "tuyên bố về việc điều tra cựu quan chức cấp cao Chu Vĩnh Khang đã cho thấy sự can đảm, quyết đoán và quyết tâm làm trong sạch bộ máy lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc".
Theo tờ The Diplomat, việc nhằm vào một cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị là một rủi ro chính trị, nhưng cũng có lợi ích không thể phủ nhận. Đó là thông điệp tới người dân Trung Quốc rằng, hàng ngũ quan chức hàng đầu cũng sẽ không được miễn truy cứu tội trạng.
Còn tờ Wall Street Journal dẫn lời chuyên gia về chính trị Trung Quốc Kerry Brown tại Đại học Sydney ở Australia, nhận định, việc điều tra đối với ông Chu Vĩnh Khang "một điều chưa từng có".
CNN dẫn lời ông Willy Lam, chuyên gia chính trị Trung Quốc tại Đại học Hồng Kông, nhận định cú ngã ngựa của ông Chu Vĩnh Khang cho thấy rằng, "quyền lực của ông Tập Cận Bình đang được thiết lập một cách vững vàng, đến mức ông ấy có thể phá vỡ điều kiêng kỵ trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, một quy định bất thành văn là không bao giờ động đến những cựu ủy viên của Bộ Chính trị".