09:47 01/12/2020

Ba giải pháp kiểm soát kháng kháng sinh ở nước ta

An Nhiên

Tình trạng kháng kháng sinh ở nước ta hiện nay khá trầm trọng. Có những kháng sinh thế hệ mới nhất, tốt nhất đã kháng thuốc.

TS. Cao Hưng Thái - Phó Cục Trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, vấn đề kháng thuốc kháng sinh là thực trạng nghiêm trọng trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.Tại nước ta, hầu hết các vi khuẩn đều kháng với các thuốc kháng sinh, thậm chí là đa kháng với thuốc kháng sinh. Ví dụ như nhóm kháng sinh Carbapenem là loại kháng sinh phổ rộng, thế hệ mới, có hiệu lực cao, giai đoạn đầu khi mới xuất hiện tỷ lệ kháng rất thấp nhưng hiện ở một số bệnh viện như Bệnh viện Nhi Trung ương đã có vi khuẩn kháng Carbapenem với tỷ lệ trên 30%.Với tỷ lệ kháng thuốc cao như vậy, nếu trẻ nhiễm vi khuẩn này khó có thuốc để điều trị. Như vậy thực trạng kháng kháng sinh ở Việt Nam hiện nay khá trầm trọng, thêm vào đó mô hình bệnh truyền nhiễm, nhiễm khuẩn, nhiễm trùng và Covid-19 càng làm nhức nhối hơn vấn đề kháng thuốc hiện nay.Kháng kháng sinh là gì ?Penicilin G là kháng sinh đầu tiên được nhà bác học Alexandre Flemming tìm ra năm 1928, đến năm 1935 Domagk phát hiện ra sulfonamid. Kể từ đây, mở ra thời kỳ mới cho việc sử dụng nhóm thuốc mới rất hiệu quả, kháng sinh không chỉ được dùng để dự phòng và điều trị bệnh nhiễm khuẩn còn được dùng trong phòng các bệnh gây hại đối với cây trồng và vật nuôi, kích thích sự sinh trưởng của động thực vật và bảo quản thực phẩm, tuy nhiên trong những năm gần đây việc sử dụng tràn lan gây ra hiện tượng kháng kháng sinh đến mức báo động.Việc sử dụng kháng sinh bất hợp lý không chỉ ảnh hưởng đến mỗi cá nhân người dùng mà còn tác động đến cộng đồng do tình trạng kháng kháng sinh đang trở nên phổ biến, mặt khác mô hình bệnh tật ở nước ta hiện nay thì bệnh lý nhiễm khuẩn đứng hàng đầu về tỷ lệ mắc và tử vong, do vậy việc sử dụng rộng rãi kháng sinh càng gây ra tình trạng kháng kháng sinh.Xuất phát từ thực tế này mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa Việt Nam vào danh sách các nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao khi tỉ lệ kháng kháng sinh với các loại kháng sinh thuộc nhóm carbapenem đã tăng tới 50%, chủ yếu từ vi khuẩn gram âm; còn tỷ lệ kháng kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 đã tăng lên hơn 60% trong cả nước.Kháng kháng sinh được hiểu là tình trạng vi khuẩn có khả năng kháng lại hiệu quả của thuốc và tiếp tục nhân lên trong cơ thể người bệnh ngay cả khi điều trị bằng kháng sinh. Hiện tượng này thường là kết quả của việc lạm dụng hoặc sử dụng kháng sinh chưa hợp lý và lạm dụng thuốc .Nguyên nhân gây tình trạng kháng kháng sinh ở nước ta hiện nay
Ba giải pháp kiểm soát kháng kháng sinh ở nước ta - Ảnh 1.
Từ năm 2013 nước ta đã có kế hoạch hành động quốc gia về phòng chống kháng thuốc. Tuy nhiên đến thời điểm này vấn đề quản lý kháng thuốc vẫn tồn tại rất nhiều bất cập. Theo TS.Cao Hưng Thái có 3 nguyên nhân chính.Thứ nhất là do thầy thuốc kê đơn không phù hợp. Nhiều trường hợp bệnh nhân không phải dùng kháng sinh nhưng bác sĩ vẫn kê đơn, ví dụ như cúm mùa. Hoặc chỉ định kháng sinh không đúng bệnh, lạm dụng kháng sinh. Đáng lẽ bệnh nhân chỉ cần dùng kháng sinh thế hệ 1,2 đã có hiệu quả thì thầy thuốc lại kê kháng sinh thế hệ 3,4. Dùng như vậy bệnh nhân có thể nhanh khỏi nhưng nguy cơ kháng thuốc rất cao.Thứ 2 là do người dân tự ý mua và sử dụng kháng sinh hoặc dùng kháng sinh theo đơn của người khác.Nguyên nhân thứ 3 là vấn đề sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, trồng trọt. Hiện nay chúng ta chưa kiểm soát được, đặc biệt là tình trạng dùng kháng sinh cho mục đích tăng trưởng cây trồng vật nuôi. Tình trạng này làm trầm trọng hơn vấn đề kháng thuốc.Vì thế mặc dù có kế hoạch từ 2013 với nhiều giải pháp nhưng mức độ kiểm soát vấn đề sử dụng, lạm dụng kháng sinh ở nước ta vẫn rất khiêm tốn.
Trong số những giải pháp chúng ta đã triển khai có quy định xử phạt những nhà thuốc bán thuốc kháng sinh không theo đơn nhưng vấn đề quan trọng là nhận thức của người kê đơn thuốc và người sử dụng thuốc, theo TS Cao Hưng Thái. Hơn nữa hiện nay chế tài xử lý chung về việc kê đơn không phù hợp, lạm dụng thuốc kháng sinh, bán thuốc kháng sinh không đơn theo quy định về xử phạt hành chính chung nhưng mức xử phạt không cao, chưa đủ sức răn đe, nếu chúng ta muốn làm mạnh hơn thì phải có chế tài riêng, ví dụ khi vi phạm nhiều lần phải rút giấy phép kinh doanh, lúc đó mới có tác dụng răn đe. Chưa kể là cơ quan quản lý NN đi kiểm tra giám sát chưa được thường xuyên.Giải pháp kiểm soát tình trạng kháng kháng sinh
Ba giải pháp kiểm soát kháng kháng sinh ở nước ta - Ảnh 2.
Theo TS.Cao Hưng Thái để kiểm soát tốt vấn đề sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh ở nước ta hiện nay giải pháp là phải đồng bộ. Thứ nhất là nâng cao nhận thức, thứ 2 là về vấn đề chuyên môn kỹ thuật, thứ 3 là nâng cao trình độ đào tạo cho đội ngũ cán bộ y tế và có chế tài xử lý mạnh đối với những vi phạm khi kê đơn không phù hợp, bán thuốc kháng sinh không theo đơn. Nếu đồng bộ được những giải pháp đó trong tương lai thì mới hy vọng có thể từng bước kiểm soát soát tốt vấn đề sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh ở Việt Nam.Cụ thể, người bệnh chỉ dùng kháng sinh điều trị khi chắc chắn nhiễm khuẩn, không dùng bao vây; Chọn kháng sinh theo kháng sinh đồ trong mọi trường hợp có thể, ưu tiên kháng sinh phổ hẹp, đặc hiệu; Dùng kháng sinh đúng liều lượng, đủ về thời gian và phối hợp kháng sinh hợp lý; Tuân thủ các biện pháp khử khuẩn và vô khuẩn, tránh lan truyền vi khuẩn đề kháng; Giới thiệu, tuyên truyền cho cộng đồng biết về lợi ích và nguy cơ của kháng sinh; Tăng cường hệ thống quản lý và phân phối kháng sinh, kiểm soát và hạn chế sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi thú y; Thực hiện đúng quy định của Bộ Y tế: Tất cả các thuốc kháng sinh phải được kê và bán theo đơn. Nâng cao sự hiểu biết, nắm vững các nguyên tắc sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý đối với bác sỹ, điều dưỡng, dược sỹ và các cán bộ y tế khác; Nghiên cứu tìm ra thuốc kháng sinh mới để chống lại các vi khuẩn đề kháng.
Mỗi cá nhân khi sử dụng kháng sinh cần lưu ý:-Chỉ uống thuốc đúng theo đơn bác sĩ.-Không dùng thuốc kháng sinh thừa từ lần sử dụng trước.-Không chia sẻ thuốc kháng sinh trong toa thuốc đang dùng cho người khác uống.