Ba nỗi khổ của doanh nghiệp tư nhân
Ông Cao Sỹ Kiêm cho rằng, đóng góp của doanh nghiệp tư nhân cho nền kinh tế còn thấp so với tiềm lực vốn
“Nếu thực sự muốn phát triển doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, góp phần tạo động lực tăng trưởng bền vững, tăng cường sức mạnh nội sinh của nền kinh tế thì Nhà nước cần giúp họ vượt qua được ba nỗi cực khổ...”, ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, nêu quan điểm.
Trước diễn đàn Quốc hội, có đại biểu đã đặt câu hỏi, có đúng Nhà nước muốn thực sự phát triển doanh nghiệp tư nhân hay chỉ là hô hào? Xin cho biết ý kiến của ông?
Tôi muốn khẳng định rằng, trong thời gian kinh tế thế giới và trong nước gặp khó khăn, khu vực doanh nghiệp tư nhân đã thể hiện được vai trò trụ đỡ quan trọng. Vốn đầu tư của khu vực doanh nghiệp tư nhân tăng, tốc độ tăng trưởng ổn định cho thấy tính bền vững của khu vực này.
Nhiều kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra, tuy quy mô nhỏ hơn rất nhiều nhưng khối doanh nghiệp tư nhân thậm chí còn vượt trội khu vực doanh nghiệp nhà nước về hiệu quả đầu tư.
Đóng góp nhiều và ngày càng có hiệu quả trong tăng trưởng của nền kinh tế, như sử dụng nguồn lao động tại chỗ, xóa đói giảm nghèo...
Tuy nhiên, cũng phải nói thẳng, chúng ta chưa phát huy hết được tiềm lực, dư địa phát triển nên đóng góp của doanh nghiệp tư nhân cho nền kinh tế còn thấp so với tiềm lực vốn.
Nếu thực sự muốn phát triển doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, góp phần tạo động lực tăng trưởng bền vững, tăng cường sức mạnh nội sinh của nền kinh tế thì Nhà nước cần giúp họ vượt qua được ba nỗi cực khổ mà lực lượng này đang phải nặng mang.
Ông có thể chia sẻ cụ thể về ba nỗi cực khổ đó?
Nỗi cực khổ đầu tiên là về vốn và khả năng tiếp cận thị trường vốn. Lực lượng doanh nghiệp này chưa phát triển đúng như tiềm lực có nguyên nhân chính là do vốn và khả năng tiếp cận thị trường vốn của họ gần như rất yếu kém.
Doanh nghiệp tư nhân ở nước ta đa số có quy mô nhỏ, dòng vốn đầu tư mở rộng dây chuyền và quay vòng rất ít, thậm chí gần như không có. Dù đã có nhiều chương trình hỗ trợ vốn nhưng chủ yếu là vốn ngắn hạn, trong khi để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh đòi hỏi nguồn vốn dài hạn.
Do không có tài sản bảo đảm đã làm cho khối doanh nghiệp tư nhân gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hệ quả là năng lực cạnh tranh để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài hoặc tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của khối doanh nghiệp này yếu, giá trị gia tăng thấp do giá thành cao.
Nỗi cực khổ thứ hai là về lao động. Doanh nghiệp tư nhân thường chỉ dùng lao động phổ thông, lao động kỹ thuật cao gần như không có. Việc đào tạo lao động tại các doanh nghiệp chưa có tính hệ thống, chưa bảo đảm được nhu cầu phát triển.
Vì vậy, trong quản lý kinh doanh, quản trị của các doanh nghiệp đa số theo hình thức truyền miệng mà không có một quy trình đào tạo cơ bản, không tiếp cận được với kỹ thuật tiên tiến hiện đại.
Trong khi đó, chưa có cơ chế tạo điều kiện để doanh nghiệp tư nhân chủ động nâng cao chất lượng đào tạo nghề; hoặc mở rộng đào tạo nghề nhưng không có quy hoạch, không phù hợp với yêu cầu sử dụng của doanh nghiệp.
Điều này đã làm cho năng suất lao động tại những đơn vị này không cao so với sự đầu tư, dẫn đến tình trạng có làm mà không thấy lãi.
Nỗi cực khổ nữa là về rủi ro. Các doanh nghiệp tư nhân hiện nay thường làm theo kiểu tự phát mà không hiểu biết về thị trường, cũng như không chủ động tìm hiểu về thị trường nên thường gặp rủi ro.
Đôi khi, họ còn phát triển theo kiểu xu thế, tức là, khi thấy doanh nghiệp nào làm được, có kết quả trong một lĩnh vực nào đó, thì nhiều doanh nghiệp khác cũng làm hùa theo.
Do đó, sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân không có quy hoạch, kế hoạch cụ thể, dẫn đến tình trạng chồng lấn, cạnh tranh và tất yếu là tất cả cùng bị thiệt thòi.
Nhà nước cần chia sẻ với doanh nghiệp tư nhân thế nào để giúp vơi bớt những nỗi khổ này, theo ông?
Vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay là phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân có thể tiếp cận được nguồn vốn dài hạn. Có như vậy, họ mới có cơ sở để phát huy thế mạnh, mở rộng hoạt động kinh doanh, có bước chuyển mạnh mẽ để tạo ra nhiều giá trị gia tăng, tận dụng cơ hội tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Đồng thời, cần hỗ trợ cho doanh nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng việc tạo yếu tố hỗ trợ họ quy hoạch, kế hoạch để trang bị công nghệ áp dụng kỹ thuật mới. Tuyên truyền đến doanh nghiệp những kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh để họ tiếp cận với xu thế tiến bộ của thế giới và khu vực.
Ngoài ra, Nhà nước cũng cần giúp họ có cơ hội tìm hiểu về văn hóa kinh doanh của các đối tác nước ngoài và các vùng miền trong nước.
Là người đứng đầu hiệp hội giữ vai trò cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước, ông mong muốn Nhà nước hỗ trợ thế nào để có thể làm tốt vai trò cầu nối này?
Tôi cho rằng, Nhà nước phải thấy được vai trò của hiệp hội, từ đó trân trọng tiếng nói của hiệp hội vào tạo điều kiện hơn cho hiệp hội phát huy được vai trò của mình. Khi hiệp hội có những phản biện đúng, Nhà nước cần lắng nghe.
Thực tế cho thấy, những chương trình hành động nào mà Nhà nước tạo điều kiện cho hiệp hội và doanh nghiệp thì kết quả bao giờ cũng tốt hơn, vừa tiết kiệm, vừa trúng điểm doanh nghiệp cần và tính hiệu quả lan tỏa cao hơn.
Trước diễn đàn Quốc hội, có đại biểu đã đặt câu hỏi, có đúng Nhà nước muốn thực sự phát triển doanh nghiệp tư nhân hay chỉ là hô hào? Xin cho biết ý kiến của ông?
Tôi muốn khẳng định rằng, trong thời gian kinh tế thế giới và trong nước gặp khó khăn, khu vực doanh nghiệp tư nhân đã thể hiện được vai trò trụ đỡ quan trọng. Vốn đầu tư của khu vực doanh nghiệp tư nhân tăng, tốc độ tăng trưởng ổn định cho thấy tính bền vững của khu vực này.
Nhiều kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra, tuy quy mô nhỏ hơn rất nhiều nhưng khối doanh nghiệp tư nhân thậm chí còn vượt trội khu vực doanh nghiệp nhà nước về hiệu quả đầu tư.
Đóng góp nhiều và ngày càng có hiệu quả trong tăng trưởng của nền kinh tế, như sử dụng nguồn lao động tại chỗ, xóa đói giảm nghèo...
Tuy nhiên, cũng phải nói thẳng, chúng ta chưa phát huy hết được tiềm lực, dư địa phát triển nên đóng góp của doanh nghiệp tư nhân cho nền kinh tế còn thấp so với tiềm lực vốn.
Nếu thực sự muốn phát triển doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, góp phần tạo động lực tăng trưởng bền vững, tăng cường sức mạnh nội sinh của nền kinh tế thì Nhà nước cần giúp họ vượt qua được ba nỗi cực khổ mà lực lượng này đang phải nặng mang.
Ông có thể chia sẻ cụ thể về ba nỗi cực khổ đó?
Nỗi cực khổ đầu tiên là về vốn và khả năng tiếp cận thị trường vốn. Lực lượng doanh nghiệp này chưa phát triển đúng như tiềm lực có nguyên nhân chính là do vốn và khả năng tiếp cận thị trường vốn của họ gần như rất yếu kém.
Doanh nghiệp tư nhân ở nước ta đa số có quy mô nhỏ, dòng vốn đầu tư mở rộng dây chuyền và quay vòng rất ít, thậm chí gần như không có. Dù đã có nhiều chương trình hỗ trợ vốn nhưng chủ yếu là vốn ngắn hạn, trong khi để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh đòi hỏi nguồn vốn dài hạn.
Do không có tài sản bảo đảm đã làm cho khối doanh nghiệp tư nhân gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hệ quả là năng lực cạnh tranh để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài hoặc tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của khối doanh nghiệp này yếu, giá trị gia tăng thấp do giá thành cao.
Nỗi cực khổ thứ hai là về lao động. Doanh nghiệp tư nhân thường chỉ dùng lao động phổ thông, lao động kỹ thuật cao gần như không có. Việc đào tạo lao động tại các doanh nghiệp chưa có tính hệ thống, chưa bảo đảm được nhu cầu phát triển.
Vì vậy, trong quản lý kinh doanh, quản trị của các doanh nghiệp đa số theo hình thức truyền miệng mà không có một quy trình đào tạo cơ bản, không tiếp cận được với kỹ thuật tiên tiến hiện đại.
Trong khi đó, chưa có cơ chế tạo điều kiện để doanh nghiệp tư nhân chủ động nâng cao chất lượng đào tạo nghề; hoặc mở rộng đào tạo nghề nhưng không có quy hoạch, không phù hợp với yêu cầu sử dụng của doanh nghiệp.
Điều này đã làm cho năng suất lao động tại những đơn vị này không cao so với sự đầu tư, dẫn đến tình trạng có làm mà không thấy lãi.
Nỗi cực khổ nữa là về rủi ro. Các doanh nghiệp tư nhân hiện nay thường làm theo kiểu tự phát mà không hiểu biết về thị trường, cũng như không chủ động tìm hiểu về thị trường nên thường gặp rủi ro.
Đôi khi, họ còn phát triển theo kiểu xu thế, tức là, khi thấy doanh nghiệp nào làm được, có kết quả trong một lĩnh vực nào đó, thì nhiều doanh nghiệp khác cũng làm hùa theo.
Do đó, sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân không có quy hoạch, kế hoạch cụ thể, dẫn đến tình trạng chồng lấn, cạnh tranh và tất yếu là tất cả cùng bị thiệt thòi.
Nhà nước cần chia sẻ với doanh nghiệp tư nhân thế nào để giúp vơi bớt những nỗi khổ này, theo ông?
Vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay là phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân có thể tiếp cận được nguồn vốn dài hạn. Có như vậy, họ mới có cơ sở để phát huy thế mạnh, mở rộng hoạt động kinh doanh, có bước chuyển mạnh mẽ để tạo ra nhiều giá trị gia tăng, tận dụng cơ hội tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Đồng thời, cần hỗ trợ cho doanh nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng việc tạo yếu tố hỗ trợ họ quy hoạch, kế hoạch để trang bị công nghệ áp dụng kỹ thuật mới. Tuyên truyền đến doanh nghiệp những kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh để họ tiếp cận với xu thế tiến bộ của thế giới và khu vực.
Ngoài ra, Nhà nước cũng cần giúp họ có cơ hội tìm hiểu về văn hóa kinh doanh của các đối tác nước ngoài và các vùng miền trong nước.
Là người đứng đầu hiệp hội giữ vai trò cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước, ông mong muốn Nhà nước hỗ trợ thế nào để có thể làm tốt vai trò cầu nối này?
Tôi cho rằng, Nhà nước phải thấy được vai trò của hiệp hội, từ đó trân trọng tiếng nói của hiệp hội vào tạo điều kiện hơn cho hiệp hội phát huy được vai trò của mình. Khi hiệp hội có những phản biện đúng, Nhà nước cần lắng nghe.
Thực tế cho thấy, những chương trình hành động nào mà Nhà nước tạo điều kiện cho hiệp hội và doanh nghiệp thì kết quả bao giờ cũng tốt hơn, vừa tiết kiệm, vừa trúng điểm doanh nghiệp cần và tính hiệu quả lan tỏa cao hơn.