Chính phủ “quá lạc quan” về tình hình kinh tế?
Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiềm chế và kinh tế từng bước phục hồi là đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Cả đánh giá thực trạng và dự báo còn quá lạc quan, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đại biểu Phùng Văn Hùng nhận xét tại phiên họp toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban, chiều 29/4.
Đây là phiên họp chuẩn bị cho báo cáo thẩm tra về tình hình kinh tế - xã hội trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 khai mạc vào ngày 20/5 tới đây.
Ổn định theo nghĩa nào?
Tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014 vừa kết thúc trưa 29/4, nhiều ý kiến cho rằng nền kinh tế vẫn còn trì trệ, có hồi phục cũng mỏng manh.
Trong khi đó, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiềm chế và kinh tế từng bước phục hồi là đánh giá đầu tiên được nêu tại báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Cho rằng đánh giá của Chính phủ là "quá lạc quan" so với tình hình và nhận thức của xã hội, đại biểu Phùng Văn Hùng đặt câu hỏi, kinh tế vĩ mô ổn định theo nghĩa nào? Phải nhìn nhận đúng vấn đề, ông nhấn mạnh.
“Báo cáo chưa phân tích bản chất vấn đề mà chỉ mô tả, sau 4 tháng rồi mà tổng cầu của nền kinh tế không tăng và mục tiêu tái cấu trúc chưa làm được gì nhiều”, đại biểu Trần Du Lịch nhận xét. Ông Lịch cũng cho rằng, các giải pháp tại báo cáo mới chỉ ra đầu bài, chứ chưa có nội dung cụ thể.
Về tình hình kinh tế trong nước thời gian tới, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu, với đà phục hồi tăng trưởng trong quý 1, tình hình kinh tế vĩ mô sẽ tiếp tục ổn định và đạt nhiều kết quả tích cực.
Dự báo này, theo ông Hùng thì càng lạc quan, bởi nền kinh tế, đặc biệt là khu vực nông thôn vẫn rất khó khăn. Không thể khẳng định là tiếp tục ổn định và đạt nhiều kết quả tích cực, ông góp ý.
“Chúng ta vẫn nghe nói tăng trưởng 70% dựa vào tín dụng, nhưng hiện nay tín dụng thấp như vậy mà vẫn tăng trưởng vậy bản chất vấn đề thế nào?”, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc băn khoăn.
“Báo cáo của Bộ phải bổ sung một số vấn đề chưa rõ, cứ nói thẳng là con đường ngắn nhất”, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Mai Xuân Hùng đề nghị.
Những vấn đề cần làm rõ hơn, theo ông Hùng là nợ công và nợ xấu. “Trần Quốc hội cho phép với nợ công là 65% GDP nhưng con số thực của nợ công là vấn đề phải đặt ra. Bên cạnh đó là nợ xấu cũng rất nhiều con số, phút chót là 9,71% thì không biết tin vào số nào?”, ông Hùng nói.
Tiếp thu ý kiến các vị đại biểu Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu “hứa” sẽ đánh giá thực chất hơn tình hình khi hoàn thiện báo cáo để trình ra Quốc hội.
“Tăng sản lượng không quan trọng, tăng giá trị mới quan trọng”
Đậm đặc trong các ý kiến của Ủy ban Kinh tế từ mở đầu cho đến kết thúc là sự sốt ruột về thực trạng nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) cho rằng cần có đánh giá nêu được thực trạng nền nông nghiệp hiện nay.
“Vừa rồi chúng tôi đi giám sát thì tình hình nông dân bỏ ruộng tỉnh nào cũng có, một trong những lý do là sản xuất chưa có lãi. Trong quản lý nhà nước người nông dân quá thua thiệt, bị o ép. Nông nghiệp đang đứng trước thách thức rất lớn, bao nhiêu máu xương đổ ra để nông dân có ruộng nhưng hiện nay chả có lý gì bắt họ yêu mến ruộng đồng được nữa, đó là vấn đề lớn, Chính phủ phải có ý kiến”, ông Nam phát biểu.
Đại biểu đoàn Cần Thơ, ông Huỳnh Văn Tiếp đề nghị ngành nông nghiệp trả lời câu hỏi thực chất ngành nông nghiệp hai năm nay tiếp tục tăng trưởng hay giảm sút, đời sống nông dân có tăng lên hay đang khó khăn.
“Tôi ở đồng bằng sông Cửu Long, thiên nhiên ưu đãi nhưng giá cả nông sản không tăng, chi phí đầu vào cao, lợi nhuận kém nên đời sống nông dân gặp khó khăn. Tăng sản lượng không quan trọng, tăng giá trị mới quan trọng”, ông Tiếp phát biểu.
Vấn đề nông nghiệp là lớn thực sự, nếu không có sự thay đổi quan điểm phát triển và đưa ra Quốc hội bàn thì không giải quyết được, đại biểu Trần Du Lịch nêu quan điểm.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc đề nghị báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tới đây cần đánh giá thỏa đáng về nông nghiệp và nông thôn.
Đây là phiên họp chuẩn bị cho báo cáo thẩm tra về tình hình kinh tế - xã hội trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 khai mạc vào ngày 20/5 tới đây.
Ổn định theo nghĩa nào?
Tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014 vừa kết thúc trưa 29/4, nhiều ý kiến cho rằng nền kinh tế vẫn còn trì trệ, có hồi phục cũng mỏng manh.
Trong khi đó, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiềm chế và kinh tế từng bước phục hồi là đánh giá đầu tiên được nêu tại báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Cho rằng đánh giá của Chính phủ là "quá lạc quan" so với tình hình và nhận thức của xã hội, đại biểu Phùng Văn Hùng đặt câu hỏi, kinh tế vĩ mô ổn định theo nghĩa nào? Phải nhìn nhận đúng vấn đề, ông nhấn mạnh.
“Báo cáo chưa phân tích bản chất vấn đề mà chỉ mô tả, sau 4 tháng rồi mà tổng cầu của nền kinh tế không tăng và mục tiêu tái cấu trúc chưa làm được gì nhiều”, đại biểu Trần Du Lịch nhận xét. Ông Lịch cũng cho rằng, các giải pháp tại báo cáo mới chỉ ra đầu bài, chứ chưa có nội dung cụ thể.
Về tình hình kinh tế trong nước thời gian tới, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu, với đà phục hồi tăng trưởng trong quý 1, tình hình kinh tế vĩ mô sẽ tiếp tục ổn định và đạt nhiều kết quả tích cực.
Dự báo này, theo ông Hùng thì càng lạc quan, bởi nền kinh tế, đặc biệt là khu vực nông thôn vẫn rất khó khăn. Không thể khẳng định là tiếp tục ổn định và đạt nhiều kết quả tích cực, ông góp ý.
“Chúng ta vẫn nghe nói tăng trưởng 70% dựa vào tín dụng, nhưng hiện nay tín dụng thấp như vậy mà vẫn tăng trưởng vậy bản chất vấn đề thế nào?”, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc băn khoăn.
“Báo cáo của Bộ phải bổ sung một số vấn đề chưa rõ, cứ nói thẳng là con đường ngắn nhất”, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Mai Xuân Hùng đề nghị.
Những vấn đề cần làm rõ hơn, theo ông Hùng là nợ công và nợ xấu. “Trần Quốc hội cho phép với nợ công là 65% GDP nhưng con số thực của nợ công là vấn đề phải đặt ra. Bên cạnh đó là nợ xấu cũng rất nhiều con số, phút chót là 9,71% thì không biết tin vào số nào?”, ông Hùng nói.
Tiếp thu ý kiến các vị đại biểu Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu “hứa” sẽ đánh giá thực chất hơn tình hình khi hoàn thiện báo cáo để trình ra Quốc hội.
“Tăng sản lượng không quan trọng, tăng giá trị mới quan trọng”
Đậm đặc trong các ý kiến của Ủy ban Kinh tế từ mở đầu cho đến kết thúc là sự sốt ruột về thực trạng nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) cho rằng cần có đánh giá nêu được thực trạng nền nông nghiệp hiện nay.
“Vừa rồi chúng tôi đi giám sát thì tình hình nông dân bỏ ruộng tỉnh nào cũng có, một trong những lý do là sản xuất chưa có lãi. Trong quản lý nhà nước người nông dân quá thua thiệt, bị o ép. Nông nghiệp đang đứng trước thách thức rất lớn, bao nhiêu máu xương đổ ra để nông dân có ruộng nhưng hiện nay chả có lý gì bắt họ yêu mến ruộng đồng được nữa, đó là vấn đề lớn, Chính phủ phải có ý kiến”, ông Nam phát biểu.
Đại biểu đoàn Cần Thơ, ông Huỳnh Văn Tiếp đề nghị ngành nông nghiệp trả lời câu hỏi thực chất ngành nông nghiệp hai năm nay tiếp tục tăng trưởng hay giảm sút, đời sống nông dân có tăng lên hay đang khó khăn.
“Tôi ở đồng bằng sông Cửu Long, thiên nhiên ưu đãi nhưng giá cả nông sản không tăng, chi phí đầu vào cao, lợi nhuận kém nên đời sống nông dân gặp khó khăn. Tăng sản lượng không quan trọng, tăng giá trị mới quan trọng”, ông Tiếp phát biểu.
Vấn đề nông nghiệp là lớn thực sự, nếu không có sự thay đổi quan điểm phát triển và đưa ra Quốc hội bàn thì không giải quyết được, đại biểu Trần Du Lịch nêu quan điểm.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc đề nghị báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tới đây cần đánh giá thỏa đáng về nông nghiệp và nông thôn.