Đại gia giàu từ đất và chuyện nguồn lực chạy lạc
“Chúng ta hãy nhìn lại mà xem, danh sách giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam hầu như toàn đại gia về đất đai cả”
“Chúng ta hãy nhìn lại mà xem, danh sách giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam hầu như toàn đại gia về đất đai cả”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói khi đăng đàn tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân mới đây.
Nhìn nhận này được bà Lan đưa ra khi sự phân bổ sai lệch nguồn lực và bất bình đẳng về cơ hội giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, và ngay cả trong nội bộ các doanh nghiệp tư nhân, đã được một số vị phát biểu trước nhấn mạnh.
Ở bài đề dẫn cho phiên thảo luận về cải cách thể chế tại Diễn đàn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung nêu rằng, do muốn có động lực phục hồi tăng trưởng nên Chính phủ đã tăng cả chi tiêu công, đầu tư công, bội chi và trái phiếu chính phủ.
Mà, tăng vay nợ để nhà nước chi tiêu đồng nghĩa với việc giảm nguồn lực còn lại cho khu vực doanh nghiệp tư nhân đang kiệt sức.
Khi các vấn đề yếu kém của hệ thống tài chính chưa khắc phục được thì vốn chỉ loanh quanh trong khu vực ngân hàng, và chảy vào khu vực kém hiệu quả. Như vậy, phân bổ nguồn lực đang theo hướng sai lệch nghiêm trọng, không đúng với quy luât thị trường. Đáng lẽ phải ngược lại, ông Cung nhấn mạnh.
“Tôi rất suy nghĩ về sự di chuyển ngược các nguồn lực của Việt Nam hiện nay, như anh Cung nói về sự di chuyển nguồn lực từ khu vực tư - đáng lẽ có hiệu quả hơn - thì lại chảy về khu vực công”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan tiếp mạch thảo luận.
Dẫn ra hàng loạt các cảnh báo về bẫy năng suất thấp, lao động giá rẻ, bẫy tài nguyên, bẫy thu nhập trung mình đã và đang giăng lên và có cái Việt Nam mắc chân vào rồi, bà Lan cho rằng cái đó thể hiện phản ứng của thị trường. Và nguyên nhân sâu xa hơn chính là từ thể chế.
Trăn trở với câu hỏi làm sao tạo động lực mới cho doanh nghiệp, bà Lan dẫn lại lời cảnh báo từ nghiên cứu của nhóm tác giả thuộc chương trình giảng dạy kinh tế Fulbrigh về cỗ máy tăng trưởng của kinh tế Việt Nam có bốn động cơ, thì chỉ có một đang hoạt động.
Ba động cơ trục trặc là khu vực kinh tế nhà nước, khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước, nông nghiệp hộ gia đình - cá thể, còn động cơ duy nhất hoạt động là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) do không bị tác động nhiều bởi những khó khăn kinh tế nội địa và yếu kém của thể chế kinh tế Việt Nam.
Liên quan đến tạo thể chế cho khu vực doanh nghiệp nhà nước, chuyên gia Phạm Chi Lan cho rằng cổ phần hóa không phải quan trọng nhất, mà quan trọng số 1 là tái cơ cấu để phát triển, chứ không phải thủ tiêu nó đi.
Vấn đề then chốt cho doanh nghiệp phát triển là hệ thống quản trị, bà Lan nhấn mạnh.
Với doanh nghiệp tư nhân, sự bình đẳng về cơ hội và tiếp cận nguồn lực được bà nhấn mạnh là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, bà Lan cũng bày tỏ lo ngại rằng ngay cả trong nội bộ khu vực tư nhân cũng có sự bất bình đẳng rất lớn, khi một số “đại gia” được tạo điều kiện quá nhiều.
Nêu hiện tượng danh sách giàu nhất trên thị trường chứng khoán hầu như toàn đại gia về đất đai, bà Lan lý giải, nguyên nhân là do phân bổ nguồn lực theo hướng “nước chảy chỗ trũng”. Một mặt lấy đất của dân giá rẻ, mặt khác cho thuê mặt bằng với giá cao, thì rõ ràng một số người sẽ được hưởng lợi.
Cần cải cách thể chế làm sao để có doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh ở các lĩnh vực, chứ không chỉ có đại gia bất động sản, theo ý kiến chuyên gia Phạm Chi Lan.
Cũng đặt vấn đề đổi mới thể chế phân bổ nguồn lực và phân bổ lợi ích để tạo động lực cho phát triển, chuyên gia Lê Đăng Doanh nêu rõ hệ quả của thể chế phân bổ nguồn lực theo cách hiện nay là một thiểu số trở nên giàu có quá nhanh, trong khi họ không có đóng góp gì nhiều vào thu ngân sách và tiến bộ xã hội.
"Việc đẩy cung tín dụng lên quá cao để đáp ứng sự bùng nổ của bất động sản, đầu tư chứng khoán đã làm cho lạm phát bị đẩy lên cao, làm cho thu nhập thực của người dân bị giảm sút và đời sống người dân chậm được cải thiện. Bất bình đẳng trong xã hội tăng lên, ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế - xã hội", ông Doanh viết.
Vị chuyên gia này nhận xét, liên tục các đại hội Đảng từ 1986 đến 2011 đã có nghị quyết về công nghiệp hóa và không hề có nghị quyết nào về bất động sản hay đầu tư chứng khoán, nhưng trong thực tế thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán đã bùng phát dữ dội và thu hút được một lượng vốn khổng lồ, làm giàu cho một số ít nhưng gây ra bong bong bất động sản, đầu cơ chứng khoán, đóng góp vào khủng hoảng ngân hàng, nợ xấu...
Theo ông, cách thể chế phân bổ nguồn lực, điều chỉnh dòng vốn, nguồn lực xã hội, nguồn nhân lực vào sự nghiệp phát triển của đất nước đòi hỏi phải cải cách cơ bản hệ thống đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước, hệ thống đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực.
Nhìn nhận này được bà Lan đưa ra khi sự phân bổ sai lệch nguồn lực và bất bình đẳng về cơ hội giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, và ngay cả trong nội bộ các doanh nghiệp tư nhân, đã được một số vị phát biểu trước nhấn mạnh.
Ở bài đề dẫn cho phiên thảo luận về cải cách thể chế tại Diễn đàn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung nêu rằng, do muốn có động lực phục hồi tăng trưởng nên Chính phủ đã tăng cả chi tiêu công, đầu tư công, bội chi và trái phiếu chính phủ.
Mà, tăng vay nợ để nhà nước chi tiêu đồng nghĩa với việc giảm nguồn lực còn lại cho khu vực doanh nghiệp tư nhân đang kiệt sức.
Khi các vấn đề yếu kém của hệ thống tài chính chưa khắc phục được thì vốn chỉ loanh quanh trong khu vực ngân hàng, và chảy vào khu vực kém hiệu quả. Như vậy, phân bổ nguồn lực đang theo hướng sai lệch nghiêm trọng, không đúng với quy luât thị trường. Đáng lẽ phải ngược lại, ông Cung nhấn mạnh.
“Tôi rất suy nghĩ về sự di chuyển ngược các nguồn lực của Việt Nam hiện nay, như anh Cung nói về sự di chuyển nguồn lực từ khu vực tư - đáng lẽ có hiệu quả hơn - thì lại chảy về khu vực công”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan tiếp mạch thảo luận.
Dẫn ra hàng loạt các cảnh báo về bẫy năng suất thấp, lao động giá rẻ, bẫy tài nguyên, bẫy thu nhập trung mình đã và đang giăng lên và có cái Việt Nam mắc chân vào rồi, bà Lan cho rằng cái đó thể hiện phản ứng của thị trường. Và nguyên nhân sâu xa hơn chính là từ thể chế.
Trăn trở với câu hỏi làm sao tạo động lực mới cho doanh nghiệp, bà Lan dẫn lại lời cảnh báo từ nghiên cứu của nhóm tác giả thuộc chương trình giảng dạy kinh tế Fulbrigh về cỗ máy tăng trưởng của kinh tế Việt Nam có bốn động cơ, thì chỉ có một đang hoạt động.
Ba động cơ trục trặc là khu vực kinh tế nhà nước, khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước, nông nghiệp hộ gia đình - cá thể, còn động cơ duy nhất hoạt động là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) do không bị tác động nhiều bởi những khó khăn kinh tế nội địa và yếu kém của thể chế kinh tế Việt Nam.
Liên quan đến tạo thể chế cho khu vực doanh nghiệp nhà nước, chuyên gia Phạm Chi Lan cho rằng cổ phần hóa không phải quan trọng nhất, mà quan trọng số 1 là tái cơ cấu để phát triển, chứ không phải thủ tiêu nó đi.
Vấn đề then chốt cho doanh nghiệp phát triển là hệ thống quản trị, bà Lan nhấn mạnh.
Với doanh nghiệp tư nhân, sự bình đẳng về cơ hội và tiếp cận nguồn lực được bà nhấn mạnh là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, bà Lan cũng bày tỏ lo ngại rằng ngay cả trong nội bộ khu vực tư nhân cũng có sự bất bình đẳng rất lớn, khi một số “đại gia” được tạo điều kiện quá nhiều.
Nêu hiện tượng danh sách giàu nhất trên thị trường chứng khoán hầu như toàn đại gia về đất đai, bà Lan lý giải, nguyên nhân là do phân bổ nguồn lực theo hướng “nước chảy chỗ trũng”. Một mặt lấy đất của dân giá rẻ, mặt khác cho thuê mặt bằng với giá cao, thì rõ ràng một số người sẽ được hưởng lợi.
Cần cải cách thể chế làm sao để có doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh ở các lĩnh vực, chứ không chỉ có đại gia bất động sản, theo ý kiến chuyên gia Phạm Chi Lan.
Cũng đặt vấn đề đổi mới thể chế phân bổ nguồn lực và phân bổ lợi ích để tạo động lực cho phát triển, chuyên gia Lê Đăng Doanh nêu rõ hệ quả của thể chế phân bổ nguồn lực theo cách hiện nay là một thiểu số trở nên giàu có quá nhanh, trong khi họ không có đóng góp gì nhiều vào thu ngân sách và tiến bộ xã hội.
"Việc đẩy cung tín dụng lên quá cao để đáp ứng sự bùng nổ của bất động sản, đầu tư chứng khoán đã làm cho lạm phát bị đẩy lên cao, làm cho thu nhập thực của người dân bị giảm sút và đời sống người dân chậm được cải thiện. Bất bình đẳng trong xã hội tăng lên, ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế - xã hội", ông Doanh viết.
Vị chuyên gia này nhận xét, liên tục các đại hội Đảng từ 1986 đến 2011 đã có nghị quyết về công nghiệp hóa và không hề có nghị quyết nào về bất động sản hay đầu tư chứng khoán, nhưng trong thực tế thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán đã bùng phát dữ dội và thu hút được một lượng vốn khổng lồ, làm giàu cho một số ít nhưng gây ra bong bong bất động sản, đầu cơ chứng khoán, đóng góp vào khủng hoảng ngân hàng, nợ xấu...
Theo ông, cách thể chế phân bổ nguồn lực, điều chỉnh dòng vốn, nguồn lực xã hội, nguồn nhân lực vào sự nghiệp phát triển của đất nước đòi hỏi phải cải cách cơ bản hệ thống đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước, hệ thống đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực.