Điều tra, đánh giá tổng thể bể than sông Hồng
Theo dự báo, trữ lượng than của bể than này lên tới hơn 200 tỷ tấn và có đủ chất lượng làm than năng lượng
Ngày 23/3 tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức lấy ý kiến đề án điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên bể than đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.
Đề án này được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên Môi trường lập từ tháng 3/2009 và được triển khai từ 1/2010 đến tháng 12/2013 với 5 giai đoạn. Trước tiên sẽ khoan thăm dò ở 782 km2 vùng Khoái Châu (Hưng Yên). Ngoài việc đánh giá tài nguyên than nâu, đề án còn xác định tiềm năng khí đốt, vật liệu xây dựng, nước khoáng - nước nóng...
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Nguyễn Xuân Cường, đây là một trong những đề án điều tra lớn nhất từ trước đến nay với diện tích điều tra 2.765 km2 nằm trên 6 tỉnh đồng bằng sông Hồng.
Theo dự báo, trữ lượng than của bể than này lên tới hơn 200 tỷ tấn và có đủ chất lượng làm than năng lượng. Do đó cần điều tra để có cơ sở quy hoạch và thực hiện các dự án thăm dò, khai thác, chế biến than trong thời gian tới.
Đề án này được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên Môi trường lập từ tháng 3/2009 và được triển khai từ 1/2010 đến tháng 12/2013 với 5 giai đoạn. Trước tiên sẽ khoan thăm dò ở 782 km2 vùng Khoái Châu (Hưng Yên). Ngoài việc đánh giá tài nguyên than nâu, đề án còn xác định tiềm năng khí đốt, vật liệu xây dựng, nước khoáng - nước nóng...
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Nguyễn Xuân Cường, đây là một trong những đề án điều tra lớn nhất từ trước đến nay với diện tích điều tra 2.765 km2 nằm trên 6 tỉnh đồng bằng sông Hồng.
Theo dự báo, trữ lượng than của bể than này lên tới hơn 200 tỷ tấn và có đủ chất lượng làm than năng lượng. Do đó cần điều tra để có cơ sở quy hoạch và thực hiện các dự án thăm dò, khai thác, chế biến than trong thời gian tới.