20:48 22/11/2016

Đổi mã vùng điện thoại cố định 59 tỉnh, thành phố

Thủy Diệu

Lộ trình chuyển đổi mã vùng được chia thành 3 giai đoạn, bắt đầu thực hiện từ ngày 11/2/2017 đến 31/8/2017

<span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;; font-size: 14.6667px;">Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến thời điểm hiện tại có khoảng 5 triệu thuê bao là điện thoại cố định.</span><div><br></div>
<span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;; font-size: 14.6667px;">Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến thời điểm hiện tại có khoảng 5 triệu thuê bao là điện thoại cố định.</span><div><br></div>
Bộ Thông tin và Truyền thông chiều 22/11 đã công bố lộ trình chính thức đổi mã vùng điện thoại cố định đối với 59 tỉnh, thành, với thời gian thực hiện bắt đầu từ ngày 11/2/2017 và kết thúc vào ngày 31/8/2017.

Ba giai đoạn

Cụ thể, lộ trình chuyển đổi mã vùng được chia thành 3 giai đoạn, gồm giai đoạn một bắt đầu từ ngày 11/2 và kết thúc ngày 14/4/2017 gồm 13 tỉnh, thành phố là Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên, Yên Bái, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. 

Giai đoạn 2 chuyển đổi mã vùng của 23 tỉnh, thành phố là Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hải Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng. Thời gian tiến hành từ ngày 15/4 đến 16/6/2017.

Giai đoạn 3 chuyển đổi mã vùng của 23 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Tp.HCM, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Kon Tum, Đắk Nông, Đắk Lắc, Lâm Đồng, Gia Lai, Vĩnh Long, Bình Phước, Long An, Tiền Giang, Bình Dương, Bến Tre, Tây Ninh, Đồng Tháp. Thời gian tiến hành từ ngày 17/6 đến 31/8/2017. 

Riêng mã vùng 4 tỉnh là Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Giang giữ nguyên. 

Mỗi giai đoạn đều thực hiện đủ 4 bước gồm thông báo trên các phương tiện truyền thông, tiến hành biện pháp kỹ thuật để quay số song song trong 30 ngày, duy trì âm thông báo trong thời gian tối thiểu 30 ngày kể từ khi kết thúc việc quay số song song, kết thúc âm thông báo - các cuộc gọi chỉ thành công khi người sử dụng quay số theo mã vùng mới.

Sau khi thực hiện kế hoạch, tất cả các mã vùng được đưa về đầu 2, sẽ thu lại được nhiều đầu mã để chuyển thuê bao di động 11 chữ số về 10 chữ số (các thuê bao này vẫn giữ nguyên số thuê bao, chỉ thay đổi mã mạng từ độ dài 3 chữ số về 2 chữ số).

Ví dụ, số cố định tại Hà Nội là 23456789 thì sau khi chuyển đổi từ mã vùng cũ (4) về mã vùng mới (24), số cố định đó vẫn là 23456789), tức là cuộc gọi nội hạt (từ cố định đến cố định trong cùng một tỉnh, thành phố) sẽ không có gì thay đổi. Tuy nhiên, khi thực hiện gọi từ di động đến cố định thì thay vì  quay số 04.23456789 như hiện nay sẽ quay số 024.23456789 (theo chuyển đổi mới).

Ngoài ra, khi thực hiện chuyển đổi, các tỉnh, thành phố liền kề được gom chung vào một nhóm mã vùng (ví dụ nhóm mã vùng 20x là các tỉnh Đông Bắc), do đó mở ra cơ hội sau này dễ dàng giảm mã vùng trên toàn quốc từ 63 xuống còn khoảng 10 vùng, vì thế người dân dễ được hưởng lợi vì các cuộc gọi trong cùng mã vùng chỉ phải trả cước phí thấp.

Vì sao chuyển đổi?

Đại diện Cục Viễn thông cho biết, việc điều chỉnh quy hoạch kho số viễn thông là việc bình thường và cần thiết. Các nước trên thế giới thông thường 10-15 năm lại phải điều chỉnh quy hoạch kho số của mình để đáp ứng tốt nhất nhu cầu phát triển. 

Trong khi, Việt Nam xây dựng và ban hành quy hoạch kho số lần đầu vào năm 2006 sau khi thực hiện mở cửa, xóa độc quyền doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông để đảm bao sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Khi đó, để tránh gây ảnh hưởng đến người sử dụng trong khi vẫn đảm bảo kho số sử dụng trong vòng 10 năm nên Quy hoạch năm 2006 giữ nguyên hiện trạng mã vùng và mã mạng đã tồn tại từ trước.

Tuy nhiên, trong quá trình chia tách và hợp nhất tỉnh, thành phố, độ dài mã vùng của Việt Nam không nhất quán. Ví dụ trước đẩy Vĩnh Phúc có mã vùng là 21, khi tách thành hai tỉnh thì Phú Thọ có mã vùng là 210 và Vĩnh Phúc là 211. 

Hoặc, tỉnh thì có mã vùng dài 3 chữ số, tỉnh khác lại chỉ có 1 hoặc 2 chữ số nên khi gọi đường dài trong nước hoặc gọi từ mạng di động đến số cố định, lúc thì quay 10 chữ số, lúc lại quay 11 chữ số, dẫn đến dễ gây nhầm lẫn và khó nhớ. Điều này cũng không phù hợp với thông lệ quốc tế.

Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến thời điểm hiện tại có khoảng 5 triệu thuê bao là điện thoại cố định, điều đó đồng nghĩa với việc số thuê bao này là bị tác động trực tiếp nhất.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm, việc chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định ảnh hưởng rất nhỏ và gần như không đáng kể đến người dùng điện thoại cố định, bởi đây chỉ là chuyển đổi mã vùng chứ không phải là chuyển đổi số thuê bao, tức sẽ không ảnh hưởng đến số thuê bao mà vẫn giữ nguyên như cũ.

Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, đối tượng bị ảnh hưởng chủ yếu tập trung ở khối cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức. Một số tổ chức, cá nhân chịu tác động là có thể phải làm lại các sản phẩm gắn với mã vùng như card visit, bao bì, biển quảng cáo...