FDI vào nông lâm nghiệp: Nhỏ và yếu
Theo nhận định của lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, tỷ lệ 0,5% vốn FDI vào nông nghiệp là “thấp và thiếu ổn định”
Hiện nay nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nước ta ngày càng tăng. Mới đi hơn nửa chặng đường của năm 2008, nhưng tổng lượng vốn FDI cam kết đổ vào Việt Nam đã gấp đôi năm ngoái đạt hơn 45 tỉ USD.
Tuy nhiên, FDI mới chỉ tập trung vào công nghiệp và dịch vụ, lĩnh vực nông nghiệp vẫn chưa hấp dẫn các nhà đầu tư.
"Thấp và thiếu ổn định"
Thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 7 tháng đầu năm 2008, vốn đăng ký mới tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ (22,84 tỷ USD) chiếm 51,34% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (21,45 tỷ USD) chiếm 48,2% tổng vốn đầu tư. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông-lâm-ngư (0,5%).
Theo nhận định của lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, tỷ lệ 0,5% vốn FDI vào nông nghiệp là “thấp và thiếu ổn định”.
Hiện nay, FDI chủ yếu tập trung vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc, các tỉnh vùng sâu, vùng xa tỉ trọng rất thấp. Các dự án FDI chưa khai thác tiềm năng, lợi thế của các vùng; chưa có dự án đầu tư vào khoa học - công nghệ cao. Một số dự án trồng rừng nguyên liệu, chế biến nông sản đạt hiệu quả thấp. Trong khi đó lại có khá nhiều dự án tác động nghiêm trọng đến cảnh quan, môi trường tự nhiên...
Kết quả điều tra của Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) cũng cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông-lâm nghiệp là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có mức vốn thấp, dưới 2 triệu USD, thậm chí có một số doanh nghiệp có mức vốn dưới 500.000 USD như Công ty TNHH Shin Wall của Hàn Quốc đóng tại huyện Phúc Thọ (thuộc tỉnh Hà Tây cũ), vốn đăng ký kinh doanh chỉ có 160.000 USD.
Các doanh nghiệp đầu tư từ 5 triệu USD trở lên không nhiều, chỉ chiếm khoảng 18% tổng số doanh nghiệp. Trong đó doanh nghiệp liên doanh có mức vốn bình quân gấp 1,81 lần so với doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Vốn đăng ký kinh doanh bình quân 1 doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực nông lâm nghiệp có sự chênh lệch lớn giữa các ngành nghề, trong đó doanh nghiệp chăn nuôi và sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi luôn có mức vốn cao nhất (tăng từ 7,99 triệu USD năm 2003 lên 9,96 triệu USD năm 2006), đứng thứ 2 là doanh nghiệp trồng trọt, chế biến và kinh doanh nông sản (tăng từ 3,25 triệu USD năm 2003 lên 9,9 triệu năm 2006) và cuối cùng là doanh nghiệp trồng rừng, sản xuất và chế biến lâm sản (tăng 1,4 triệu USD năm 2003 lên 3,2 triệu USD năm 2006).
Một điểm đáng chú ý hơn là vốn thực tế hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông lâm nghiệp còn rất thấp so với vốn đăng ký kinh doanh. Ông Lai Chang An – Giám đốc công ty TNHH Trương Thái Việt Nam - Bảo Lâm – Lâm Đồng (nhà đầu tư của Đài Loan) cho biết, doanh nghiệp của ông năm 2004 đăng ký kinh doanh với mức vốn là 1 triệu USD nhưng đến hết năm 2006 mới chỉ đầu tư được 570 ngàn USD.
Còn ông Huang Cai Fang - Giám đốc công ty TNHH Nông súc Trực Điền (nhà đầu tư của Hàn Quốc) cho biết, công ty của ông đăng ký kinh doanh từ năm 2000 với tổng vốn đăng ký là 8,08 tỷ đồng năm 2002 doanh nghiệp của ông mới bắt đầu thực hiện đầu tư vốn và đến năm 2005 mới đầu tư được khoảng 6 tỷ đồng.
Vì sao?
Lý giải về tỷ lệ FDI quá thấp trong ngành nông nghiệp, ông Nguyễn Đình Hùng- (IPSARD) cho rằng tình trạng trên chính là do công tác tổ chức triển khai chậm, nhiều doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư thăm dò thị trường tiêu thụ cũng như lựa chọn công nghệ thích hợp vào Việt Nam, một số doanh nghiệp khác lại không tiến hành giải ngân được do khâu giải phóng mặt bằng chậm và thủ tục hành chính quá rườm rà phức tạp.
Theo sự phản ảnh của các nhà đầu tư thì riêng việc cấp đất đã có tới 15 - 20 thủ tục. Nhiều nhà đầu tư muốn có đất phải thương lượng với dân trong khi các cơ quan quản lý có trách nhiệm lại thờ ơ, sợ chịu trách nhiệm nên đùn đẩy cho nhau, dẫn đến kéo dài thời gian triển khai dự án.
Cũng theo các nhà đầu tư để có đất bình quân các doanh nghiệp phải mất thời gian từ 1- 2 năm, thậm chí có doanh nghiệp phải mất 3- 4 năm. Nhiều dự án thực hiện giải ngân vốn chậm cũng có nguyên nhân từ thủ tục đất đai phiền hà, sách nhiễu.
Ví dụ Công ty TNHH TFB Việt Nam xin đăng ký kinh doanh sản xuất chè Ô Long ở Hà Giang đã được cấp phép và đất đai sản xuất chè từ năm 2004, nhưng cho đến năm 2007 vẫn chưa được giao đất.
Ông Nguyễn Anh Trí, Giám đốc nhân sự, Công ty TNHH Cargill, Đồng Nai cho biết: “Thủ tục đầu tư rất rườm rà phức tạp, không thống nhất giữa các địa phương, thậm chí hồ sơ được duyệt ở tỉnh này nhưng khi mang một bộ hồ sơ tương tự như vậy đến tỉnh khác lại không được duyệt, điều này đã làm chậm tiến độ đầu tư của doanh nghiệp”. Như vậy, có thể nói rằng tốc độ triển khai các dự án chậm không chỉ do phía doanh nghiệp mà còn có cả những bất cập từ phía các địa phương.
Để tăng cường thu hút vốn đầu tư FDI vào trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp, các chuyên gia của IPSARD khuyến cáo: cần thiết phải có những chính sách thúc đẩy các dự án tăng cường triển khai thực hiện vốn và thu hút những dự án lớn vào những ngành nghề kém hấp dẫn đầu tư.
Bên cạnh đó cần cải tiến các thủ tục hành chính cho phù hợp với xu thế phát triển và điều kiện của các doanh nghiệp. Các địa phương cần linh hoạt hơn trong công tác thẩm định dự án đầu tư để tránh phiền hà, mất thời gian, tiền của, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, FDI mới chỉ tập trung vào công nghiệp và dịch vụ, lĩnh vực nông nghiệp vẫn chưa hấp dẫn các nhà đầu tư.
"Thấp và thiếu ổn định"
Thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 7 tháng đầu năm 2008, vốn đăng ký mới tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ (22,84 tỷ USD) chiếm 51,34% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (21,45 tỷ USD) chiếm 48,2% tổng vốn đầu tư. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông-lâm-ngư (0,5%).
Theo nhận định của lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, tỷ lệ 0,5% vốn FDI vào nông nghiệp là “thấp và thiếu ổn định”.
Hiện nay, FDI chủ yếu tập trung vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc, các tỉnh vùng sâu, vùng xa tỉ trọng rất thấp. Các dự án FDI chưa khai thác tiềm năng, lợi thế của các vùng; chưa có dự án đầu tư vào khoa học - công nghệ cao. Một số dự án trồng rừng nguyên liệu, chế biến nông sản đạt hiệu quả thấp. Trong khi đó lại có khá nhiều dự án tác động nghiêm trọng đến cảnh quan, môi trường tự nhiên...
Kết quả điều tra của Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) cũng cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông-lâm nghiệp là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có mức vốn thấp, dưới 2 triệu USD, thậm chí có một số doanh nghiệp có mức vốn dưới 500.000 USD như Công ty TNHH Shin Wall của Hàn Quốc đóng tại huyện Phúc Thọ (thuộc tỉnh Hà Tây cũ), vốn đăng ký kinh doanh chỉ có 160.000 USD.
Các doanh nghiệp đầu tư từ 5 triệu USD trở lên không nhiều, chỉ chiếm khoảng 18% tổng số doanh nghiệp. Trong đó doanh nghiệp liên doanh có mức vốn bình quân gấp 1,81 lần so với doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Vốn đăng ký kinh doanh bình quân 1 doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực nông lâm nghiệp có sự chênh lệch lớn giữa các ngành nghề, trong đó doanh nghiệp chăn nuôi và sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi luôn có mức vốn cao nhất (tăng từ 7,99 triệu USD năm 2003 lên 9,96 triệu USD năm 2006), đứng thứ 2 là doanh nghiệp trồng trọt, chế biến và kinh doanh nông sản (tăng từ 3,25 triệu USD năm 2003 lên 9,9 triệu năm 2006) và cuối cùng là doanh nghiệp trồng rừng, sản xuất và chế biến lâm sản (tăng 1,4 triệu USD năm 2003 lên 3,2 triệu USD năm 2006).
Một điểm đáng chú ý hơn là vốn thực tế hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông lâm nghiệp còn rất thấp so với vốn đăng ký kinh doanh. Ông Lai Chang An – Giám đốc công ty TNHH Trương Thái Việt Nam - Bảo Lâm – Lâm Đồng (nhà đầu tư của Đài Loan) cho biết, doanh nghiệp của ông năm 2004 đăng ký kinh doanh với mức vốn là 1 triệu USD nhưng đến hết năm 2006 mới chỉ đầu tư được 570 ngàn USD.
Còn ông Huang Cai Fang - Giám đốc công ty TNHH Nông súc Trực Điền (nhà đầu tư của Hàn Quốc) cho biết, công ty của ông đăng ký kinh doanh từ năm 2000 với tổng vốn đăng ký là 8,08 tỷ đồng năm 2002 doanh nghiệp của ông mới bắt đầu thực hiện đầu tư vốn và đến năm 2005 mới đầu tư được khoảng 6 tỷ đồng.
Vì sao?
Lý giải về tỷ lệ FDI quá thấp trong ngành nông nghiệp, ông Nguyễn Đình Hùng- (IPSARD) cho rằng tình trạng trên chính là do công tác tổ chức triển khai chậm, nhiều doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư thăm dò thị trường tiêu thụ cũng như lựa chọn công nghệ thích hợp vào Việt Nam, một số doanh nghiệp khác lại không tiến hành giải ngân được do khâu giải phóng mặt bằng chậm và thủ tục hành chính quá rườm rà phức tạp.
Theo sự phản ảnh của các nhà đầu tư thì riêng việc cấp đất đã có tới 15 - 20 thủ tục. Nhiều nhà đầu tư muốn có đất phải thương lượng với dân trong khi các cơ quan quản lý có trách nhiệm lại thờ ơ, sợ chịu trách nhiệm nên đùn đẩy cho nhau, dẫn đến kéo dài thời gian triển khai dự án.
Cũng theo các nhà đầu tư để có đất bình quân các doanh nghiệp phải mất thời gian từ 1- 2 năm, thậm chí có doanh nghiệp phải mất 3- 4 năm. Nhiều dự án thực hiện giải ngân vốn chậm cũng có nguyên nhân từ thủ tục đất đai phiền hà, sách nhiễu.
Ví dụ Công ty TNHH TFB Việt Nam xin đăng ký kinh doanh sản xuất chè Ô Long ở Hà Giang đã được cấp phép và đất đai sản xuất chè từ năm 2004, nhưng cho đến năm 2007 vẫn chưa được giao đất.
Ông Nguyễn Anh Trí, Giám đốc nhân sự, Công ty TNHH Cargill, Đồng Nai cho biết: “Thủ tục đầu tư rất rườm rà phức tạp, không thống nhất giữa các địa phương, thậm chí hồ sơ được duyệt ở tỉnh này nhưng khi mang một bộ hồ sơ tương tự như vậy đến tỉnh khác lại không được duyệt, điều này đã làm chậm tiến độ đầu tư của doanh nghiệp”. Như vậy, có thể nói rằng tốc độ triển khai các dự án chậm không chỉ do phía doanh nghiệp mà còn có cả những bất cập từ phía các địa phương.
Để tăng cường thu hút vốn đầu tư FDI vào trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp, các chuyên gia của IPSARD khuyến cáo: cần thiết phải có những chính sách thúc đẩy các dự án tăng cường triển khai thực hiện vốn và thu hút những dự án lớn vào những ngành nghề kém hấp dẫn đầu tư.
Bên cạnh đó cần cải tiến các thủ tục hành chính cho phù hợp với xu thế phát triển và điều kiện của các doanh nghiệp. Các địa phương cần linh hoạt hơn trong công tác thẩm định dự án đầu tư để tránh phiền hà, mất thời gian, tiền của, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.