Gửi tiết kiệm lỗ nặng!
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm không đuổi kịp tốc độ giá cả. Người gửi tiết kiệm đang lỗ “toàn tập”
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm không đuổi kịp tốc độ giá cả. Người gửi tiết kiệm đang lỗ “toàn tập”.
Giá “đè bẹp” lãi suất
Một phụ nữ rút sổ tiết kiệm 6 tháng vào hôm qua tại một ngân hàng đã ngồi trầm ngâm hồi lâu. Chị gửi sổ tiết kiệm 300 triệu đồng từ tháng 6, lãi suất 0,75%/tháng. Đáo hạn, lãi là 13,59 triệu đồng. Giá cả 10 tháng đầu năm đã leo lên 8,12% so với cuối năm 2006. Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, CPI 10 đã tăng 9,34%.
Tính ra, ngoài việc giá cả “đè bẹp” món tiền lãi của chị, thì số tiền 300 triệu đồng cất 6 tháng trong két sắt nhà băng, do tăng giá đã vô tình bị hao hụt gần 1%, tương đương gần 3 triệu đồng.
“Lãi thì ít mà còn bị mất thêm tiền, trong khi chi tiêu thường ngày thì tăng 30 - 40%”, chị than thở. “Giờ cầm tiền tôi không biết có nên gửi tiết kiệm tiếp không?”, chị phân vân.
“Lãi suất rõ ràng không đáp ứng lại với lạm phát. Tới lúc này, người ta đang so sánh chi li 1 đồng tiền gửi đáo hạn lấy về không mua được ổ bánh mì mà chỉ được nửa ổ, hoặc 3 triệu đồng không thể đi Nha Trang mà chỉ có thể tới Vũng Tàu. Toàn bộ người gửi tiết kiệm ngân hàng lỗ vì lạm phát”, chuyên gia kinh tế Huy Nam bình luận.
Gửi tiết kiệm USD chẳng khá hơn vì lãi suất USD không cao. Tuy nhiên, gần hai tháng trước lãi suất USD có tăng lên một đợt. Tính ra, 300 triệu đồng chuyển qua USD thì lãi xấp xỉ tiết kiệm tiền đồng. Vì vậy, dù không ưu ái USD như trước, nhưng không ít người cân nhắc chuyển sang USD bởi độ mất giá của USD tại Việt Nam năm nay chỉ cộng trừ 0,5%.
Trong khi “số phận” USD gần như đã rõ thì vàng vẫn là một ẩn số. So với đầu năm nay, vàng đã tăng xấp xỉ 450.000 đồng/chỉ, đậu ở giá 1,6 triệu đồng/chỉ vào ngày 27/11. Theo một nhân viên ngân hàng, hai tháng nay lượng người chơi vàng tăng, số người thua nhiều ở tầm 15 – 20 USD/oz, số người thắng ít hơn, chủ yếu là những chủ tiệm vàng đầy kinh nghiệm. Trước dự đoán vàng có khả năng lên đến 900 – 1.000 USD/oz cuối năm, nhiều người đã nhen nhúm ý định tham gia.
“Đây là cuộc chơi dành cho những ai có vốn trường, lợi thế thông tin và trải nghiệm. Người sợ mạo hiểm và muốn bảo toàn vốn thì không nên chạm đến vàng”, ông Huy Nam nói.
Chấp nhận chịu lỗ?
Liệu người dân vì bảo toàn vốn và tìm lợi nhuận có rút tiền bỏ vào kênh khác? Ông Huy Nam cho rằng, không phải ai cũng có đủ tiền để đổ vào bất động sản và vàng. Có thể vì vậy mà người phụ nữ trên đã quyết định chọn một ngân hàng có mức lãi suất hấp dẫn hơn.
Cuộc đua lãi suất tiết kiệm đang tăng tốc trở lại. Ngân hàng Seabank vừa tuyên bố tăng lãi suất tiết kiệm từ 27/11, mức tăng trung bình 0,05 – 0,1% các kỳ hạn. Gửi số tiền từ 100 triệu đồng trở lên sẽ hưởng mức lãi suất tăng dần bậc thang theo mức tiền gửi. Ngân hàng An Bình (ABBank) vừa tăng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm VND cho các kỳ hạn trung bình từ 0,24%/năm đến 0,6%/năm, và cộng thêm lãi suất 0,18%/năm cho người gửi tiết kiệm từ 2 tỉ đồng trở lên, từ 100 triệu – 500 triệu, ABBank cộng thêm là 0,06%/năm. ACB cũng tung ra chương trình tiết kiệm 5+ và lãi suất tuần...
“Hoá ra ngân hàng có mức lãi suất cao nhất là những ngân hàng vừa và nhỏ”, chị Thuỳ, một khách hàng ở Vietcombank nói. Theo đó, lãi suất ở những ngân hàng này cao hơn ngân hàng thương mại cổ phần lớn và quốc doanh từ 0,03 – 0,1%/tháng tuỳ kỳ hạn. Chị sẽ chuyển sang gửi ở ngân hàng mới ngay khi gói tiết kiệm hiện nay đáo hạn.
Theo cuộc thăm dò ý kiến 15 người có tài khoản tiết kiệm, 80% cho biết không muốn chuyển bởi chênh lệch lãi suất nhỏ, không “đỡ” được bao nhiêu trước cơn bão giá cả. Trong đó, 3 người cho rằng họ sẽ rút tiền mua chứng khoán lợi hơn.
Giá “đè bẹp” lãi suất
Một phụ nữ rút sổ tiết kiệm 6 tháng vào hôm qua tại một ngân hàng đã ngồi trầm ngâm hồi lâu. Chị gửi sổ tiết kiệm 300 triệu đồng từ tháng 6, lãi suất 0,75%/tháng. Đáo hạn, lãi là 13,59 triệu đồng. Giá cả 10 tháng đầu năm đã leo lên 8,12% so với cuối năm 2006. Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, CPI 10 đã tăng 9,34%.
Tính ra, ngoài việc giá cả “đè bẹp” món tiền lãi của chị, thì số tiền 300 triệu đồng cất 6 tháng trong két sắt nhà băng, do tăng giá đã vô tình bị hao hụt gần 1%, tương đương gần 3 triệu đồng.
“Lãi thì ít mà còn bị mất thêm tiền, trong khi chi tiêu thường ngày thì tăng 30 - 40%”, chị than thở. “Giờ cầm tiền tôi không biết có nên gửi tiết kiệm tiếp không?”, chị phân vân.
“Lãi suất rõ ràng không đáp ứng lại với lạm phát. Tới lúc này, người ta đang so sánh chi li 1 đồng tiền gửi đáo hạn lấy về không mua được ổ bánh mì mà chỉ được nửa ổ, hoặc 3 triệu đồng không thể đi Nha Trang mà chỉ có thể tới Vũng Tàu. Toàn bộ người gửi tiết kiệm ngân hàng lỗ vì lạm phát”, chuyên gia kinh tế Huy Nam bình luận.
Gửi tiết kiệm USD chẳng khá hơn vì lãi suất USD không cao. Tuy nhiên, gần hai tháng trước lãi suất USD có tăng lên một đợt. Tính ra, 300 triệu đồng chuyển qua USD thì lãi xấp xỉ tiết kiệm tiền đồng. Vì vậy, dù không ưu ái USD như trước, nhưng không ít người cân nhắc chuyển sang USD bởi độ mất giá của USD tại Việt Nam năm nay chỉ cộng trừ 0,5%.
Trong khi “số phận” USD gần như đã rõ thì vàng vẫn là một ẩn số. So với đầu năm nay, vàng đã tăng xấp xỉ 450.000 đồng/chỉ, đậu ở giá 1,6 triệu đồng/chỉ vào ngày 27/11. Theo một nhân viên ngân hàng, hai tháng nay lượng người chơi vàng tăng, số người thua nhiều ở tầm 15 – 20 USD/oz, số người thắng ít hơn, chủ yếu là những chủ tiệm vàng đầy kinh nghiệm. Trước dự đoán vàng có khả năng lên đến 900 – 1.000 USD/oz cuối năm, nhiều người đã nhen nhúm ý định tham gia.
“Đây là cuộc chơi dành cho những ai có vốn trường, lợi thế thông tin và trải nghiệm. Người sợ mạo hiểm và muốn bảo toàn vốn thì không nên chạm đến vàng”, ông Huy Nam nói.
Chấp nhận chịu lỗ?
Liệu người dân vì bảo toàn vốn và tìm lợi nhuận có rút tiền bỏ vào kênh khác? Ông Huy Nam cho rằng, không phải ai cũng có đủ tiền để đổ vào bất động sản và vàng. Có thể vì vậy mà người phụ nữ trên đã quyết định chọn một ngân hàng có mức lãi suất hấp dẫn hơn.
Cuộc đua lãi suất tiết kiệm đang tăng tốc trở lại. Ngân hàng Seabank vừa tuyên bố tăng lãi suất tiết kiệm từ 27/11, mức tăng trung bình 0,05 – 0,1% các kỳ hạn. Gửi số tiền từ 100 triệu đồng trở lên sẽ hưởng mức lãi suất tăng dần bậc thang theo mức tiền gửi. Ngân hàng An Bình (ABBank) vừa tăng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm VND cho các kỳ hạn trung bình từ 0,24%/năm đến 0,6%/năm, và cộng thêm lãi suất 0,18%/năm cho người gửi tiết kiệm từ 2 tỉ đồng trở lên, từ 100 triệu – 500 triệu, ABBank cộng thêm là 0,06%/năm. ACB cũng tung ra chương trình tiết kiệm 5+ và lãi suất tuần...
“Hoá ra ngân hàng có mức lãi suất cao nhất là những ngân hàng vừa và nhỏ”, chị Thuỳ, một khách hàng ở Vietcombank nói. Theo đó, lãi suất ở những ngân hàng này cao hơn ngân hàng thương mại cổ phần lớn và quốc doanh từ 0,03 – 0,1%/tháng tuỳ kỳ hạn. Chị sẽ chuyển sang gửi ở ngân hàng mới ngay khi gói tiết kiệm hiện nay đáo hạn.
Theo cuộc thăm dò ý kiến 15 người có tài khoản tiết kiệm, 80% cho biết không muốn chuyển bởi chênh lệch lãi suất nhỏ, không “đỡ” được bao nhiêu trước cơn bão giá cả. Trong đó, 3 người cho rằng họ sẽ rút tiền mua chứng khoán lợi hơn.