Nhân lực hàng hải thiếu trầm trọng
Nguyên nhân của sự thiếu hụt này chủ yếu do chính sách đãi ngộ chưa thực sự khuyến khích đội ngũ sỹ quan hàng hải
Đó là thông tin mà TS. Đặng Văn Uy, Hiệu trưởng trường Đại học Hàng hải cho biết tại Hội nghị ngành Hàng hải vừa diễn ra tại Hà Nội.
Qua những nghiên cứu, khảo sát gần đây cho thấy sự mất cân đối trầm trọng giữa cung và cầu đối với các chức danh sỹ quan hàng hải, đặc biệt là đối với các chức danh quan trọng, bao gồm thuyền trưởng, máy trưởng, đại phó, máy nhất.
Nguyên nhân của sự thiếu hụt này chủ yếu do chính sách đãi ngộ chưa thực sự khuyến khích đội ngũ sỹ quan hàng hải gắn bó lâu dài với nghề, đặc biệt là chính sách thuế thu nhập đối với người có 4 chức danh quan trọng nói trên.
Cũng theo TS. Đặng Văn Uy, đội ngũ sỹ quan thuyền viên Việt Nam không nên chỉ dừng ở việc đảm bảo phục vụ đội tàu quốc gia, mà còn phải vươn ra phục vụ xuất khẩu cho thị trường thuyền viên thế giới. Đặc biệt chú trọng những đối tác chiến lược trong giai đoạn hiện nay và trong giai đoạn đến 2015, 2020 là Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và một số nước châu Âu.
Việc tăng cường xuất khẩu đội ngũ sỹ quan, thuyền viên không những có thể mang lại cho đất nước một nguồn ngoại tệ đáng kể, mà còn có một ý nghĩa rất lớn trong việc tận dụng cơ hội để chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm vận hành các con tàu lớn, hiện đại, được quản lý theo quy trình khắt khe, nghiêm ngặt của các bộ luật quốc tế.
Những sỹ quan, thuyền viên dày dạn kinh nghiệm trên các con tàu của Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Châu Âu sẽ trở thành nòng cốt cho một ngành hàng hải Việt Nam đủ khả năng cạnh tranh với thế giới.
Đối với nguồn nhân lực cho ngành đóng tàu, quản lý khai thác vận tải của Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là yêu cầu cấp thiết cả về số lượng, chất lượng đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật cho ngành đóng tàu và công trình biển quốc gia.
Thực tế tại các cơ sở sản suất cũng cho thấy, mặc dù đã được trang bị kiến thức lý thuyết rất tốt nhưng đội ngũ kỹ sư của ngành đóng tàu, công trình biển và thềm lục địa Việt Nam còn nhiều yếu điểm. Cụ thể là thiếu thực tế và kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ thấp, tác phong công nghiệp chưa tốt.
Tại hội nghị, Đại học Hàng hải đã đề nghị Tập đoàn Vinashin và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cho vay khoảng 20 - 30 triệu USD để trường đóng các tàu huấn luyện phục vụ mục đích huấn luyện các sỹ quan hàng hải.
Đại học Hàng hải cũng xin vay mỗi công ty vận tải biển 1 tỷ đồng trong khoảng thời gian 5 - 7 năm để xây dựng khu nội trú cho sinh viên. Tuy nhiên, có vẻ đề nghị này không khả thi vì không thấy Tập đoàn Vinashin và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam “mặn mà”.
Qua những nghiên cứu, khảo sát gần đây cho thấy sự mất cân đối trầm trọng giữa cung và cầu đối với các chức danh sỹ quan hàng hải, đặc biệt là đối với các chức danh quan trọng, bao gồm thuyền trưởng, máy trưởng, đại phó, máy nhất.
Nguyên nhân của sự thiếu hụt này chủ yếu do chính sách đãi ngộ chưa thực sự khuyến khích đội ngũ sỹ quan hàng hải gắn bó lâu dài với nghề, đặc biệt là chính sách thuế thu nhập đối với người có 4 chức danh quan trọng nói trên.
Cũng theo TS. Đặng Văn Uy, đội ngũ sỹ quan thuyền viên Việt Nam không nên chỉ dừng ở việc đảm bảo phục vụ đội tàu quốc gia, mà còn phải vươn ra phục vụ xuất khẩu cho thị trường thuyền viên thế giới. Đặc biệt chú trọng những đối tác chiến lược trong giai đoạn hiện nay và trong giai đoạn đến 2015, 2020 là Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và một số nước châu Âu.
Việc tăng cường xuất khẩu đội ngũ sỹ quan, thuyền viên không những có thể mang lại cho đất nước một nguồn ngoại tệ đáng kể, mà còn có một ý nghĩa rất lớn trong việc tận dụng cơ hội để chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm vận hành các con tàu lớn, hiện đại, được quản lý theo quy trình khắt khe, nghiêm ngặt của các bộ luật quốc tế.
Những sỹ quan, thuyền viên dày dạn kinh nghiệm trên các con tàu của Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Châu Âu sẽ trở thành nòng cốt cho một ngành hàng hải Việt Nam đủ khả năng cạnh tranh với thế giới.
Đối với nguồn nhân lực cho ngành đóng tàu, quản lý khai thác vận tải của Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là yêu cầu cấp thiết cả về số lượng, chất lượng đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật cho ngành đóng tàu và công trình biển quốc gia.
Thực tế tại các cơ sở sản suất cũng cho thấy, mặc dù đã được trang bị kiến thức lý thuyết rất tốt nhưng đội ngũ kỹ sư của ngành đóng tàu, công trình biển và thềm lục địa Việt Nam còn nhiều yếu điểm. Cụ thể là thiếu thực tế và kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ thấp, tác phong công nghiệp chưa tốt.
Tại hội nghị, Đại học Hàng hải đã đề nghị Tập đoàn Vinashin và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cho vay khoảng 20 - 30 triệu USD để trường đóng các tàu huấn luyện phục vụ mục đích huấn luyện các sỹ quan hàng hải.
Đại học Hàng hải cũng xin vay mỗi công ty vận tải biển 1 tỷ đồng trong khoảng thời gian 5 - 7 năm để xây dựng khu nội trú cho sinh viên. Tuy nhiên, có vẻ đề nghị này không khả thi vì không thấy Tập đoàn Vinashin và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam “mặn mà”.