Nhiều cơ hội cho chứng khoán hy vọng
Không chỉ có thị trường chứng khoán hay bất động sản, mà cơ hội của năm 2013 đến với tất cả các doanh nghiệp ngành nghề
“Kinh tế Việt Nam 2013 vẫn còn khó khăn, nhưng dễ chịu hơn năm 2012. Đáy của khó khăn có thể dừng ở giữa năm 2013 và kinh tế có thể hồi phục. Tuy nhiên, kết quả này phù thuộc vào khả năng triển khai một cách quyết liệt Nghị quyết 01 và 02 của Chính phủ”.
Đó là lời nhận định của TS. Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tại hội thảo “Chia sẻ cơ hội đầu tư trong khủng hoảng” do Công ty Cổ phần Chứng khoán FLC (FLCS) vừa tổ chức tại Tp.HCM.
Theo TS.Trần Du Lịch, kinh tế Việt Nam năm 2012 là hệ quả của 5 năm bất ổn kinh tế vĩ mô. Nếu phân tích kinh tế vĩ mô chỉ nhìn vào năm 2012 mà không phân tích giai đoạn 2008-2012 thì chúng ta không thấy được bản chất vấn đề. Trong 5 năm liền, dưới tác động khủng hoảng của kinh tế toàn cầu nhưng chính yếu là sự bất cập yếu kém của nội tại nền kinh tế, từ chính sách tài khoá đến chính sách tiền tệ lúc thì kích cầu, lúc lại thắt chặt khiến kinh tế Việt Nam như “con bệnh sốt rét”.
Bước sang năm 2013, theo ông Lịch, dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng bức tranh kinh tế Việt Nam không phải là không có lối thoát. Nền kinh tế Việt Nam 2013 đan xen thách thức và cơ hội. Các khó khăn như sức mua giảm, hàng tồn kho, nợ xấu tăng, lãi suất cao, doanh nghiệp thiếu vốn... sẽ được cải thiện so với năm 2012. Đây cũng sẽ là năm thị trường trở nên lành mạnh hơn, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp nắm bắt để tái cơ cấu và phát triển bền vững.
Cơ hội cho thị trường chứng khoán
Theo ông Phạm Đức Thắng - Tổng giám đốc FLCS, về cơ bản, thị trường chứng khoán năm 2012 đã chạm đáy, nên trong dài hạn, xu hướng chung của năm 2013 sẽ là đi lên, cho dù, sự đi lên ấy mạnh hay yếu phụ thuộc vào những biến động vĩ mô. Tuy nhiên, sự đi lên của thị trường mạnh hay yếu phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của công ty xử lý nợ xấu (VAMC) và ý chí của các cơ quan chức năng.
Chúng ta sẽ phải đón chờ xem cách thức VAMC xử lý đối với nợ xấu như thế nào, hiệu quả hay không hiệu quả, luồng tiền có đi được đến cái đích cần đến hay không, việc triển khai các hoạt động tái cấu trúc nền kinh tế quyết liệt đến đâu để đưa ra những nhận định cụ thể hơn.
“Kể cả trong tình huống các phương án xử lý này không tốt thì về mặt vĩ mô, thị trường chứng khoán 2013 vẫn có ấm dần lên. Bản thân nền kinh tế hiện nay vẫn đang tái cấu trúc, những doanh nghiệp đang gặp khó khăn đã và đang bị đào thải, những doanh nghiệp đang trên đà phát triển vẫn đang tiếp tục được hưởng lợi. Tổng quan, nền kinh tế đang ấm dần lên với những tín hiệu khả quan”, ông Thắng tự tin nói.
Để thiết lập một mặt bằng giá hợp lý, về trung hạn, thời gian tới, giá cổ phiếu vẫn giảm, tạo nên quá trình tái tích lũy, thị trường chứng khoán vẫn có những đợt sóng lớn đón chờ các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư nhanh nhạy, nắm bắt được các cơ hội này để lướt sóng sẽ thu được lợi nhuận. Với tình hình kinh tế hiện nay, dự báo năm 2013 sẽ là năm của những con sóng lớn trên thị trường chứng khoán.
Cơ hội cho cả thị trường
Không chỉ có thị trường chứng khoán hay bất động sản, mà cơ hội của năm 2013 đến với tất cả các doanh nghiệp ngành nghề, lĩnh vực khác nếu họ biết nắm lấy nó. Qua thực tiễn cho thấy, những doanh nghiệp nào trong những năm 2012 vừa qua kinh doanh tăng trưởng dựa trên nợ sẽ khó phục hồi; còn doanh nghiệp cơ cấu tài chính tốt đều có cơ hội.
“Doanh nghiệp luôn lo lắng lạm phát và tỷ giá, họ gọi 2 vấn đề này là “hoạ vô đơn chí”. Tuy nhiên, năm 2013 những chỉ tiêu căn bản này đã được dự báo. Tôi cho rằng khả năng kiểm soát lạm phát ở mức 6-7% hoàn toàn có thể nếu Chíng phủ điều hành tốt; tỷ giá cũng được Chính phủ cam kết giữ ổn định ở mức 2-3%. Vấn đề là chúng ta phải làm quyết liệt, lúc đó niềm tin sẽ quay trở lại.
“Thuốc đã có, còn việc có uống không, và uống như thế nào tuỳ thuộc hoàn toàn vào việc triển khai quyết liệt từ các bộ, ngành. Nếu chúng ta triển khai mạnh và kịp thời Nghị quyết 02 thì đáy khó khăn sẽ dừng lại ở giữa 2013 và kinh tế phục hồi; nhưng nếu triển khai chậm thì nguy cơ căng thẳng kinh tế sẽ mạnh hơn”, ông Lịch khẳng định.
Theo ông Lịch, những cơ hội trong năm 2013, đó là: lạm phát cơ bản đã được kiềm chế, xuất khẩu tăng, tỷ giá ổn định trong ngưỡng 2-3%, tăng dự trữ ngoại tệ và chưa bao giờ Ngân hàng Nhà nước lại dự trữ ngoại tệ nhiều như vậy. Đây là những điểm tích cực trong bức tranh tiêu cực chung.
Ngoài ra, 2013 sẽ diễn ra tái cơ cấu thị trường một cách nghiệt ngã, bởi vì chính sách của Chính phủ là hỗ trợ cho thị trường phát triển, chứ không bao cấp cho sự yếu kém. Tái cơ cấu diễn ra trên tất cả lĩnh vực, từ ngân hàng, bất động sản, đến chứng khoán... Và cơ hội chỉ dành cho những doanh nghiệp mạnh, tái cơ cấu tốt, còn những doanh nghiệp quá "ốm yếu” sẽ không có chỗ đứng.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Đó là lời nhận định của TS. Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tại hội thảo “Chia sẻ cơ hội đầu tư trong khủng hoảng” do Công ty Cổ phần Chứng khoán FLC (FLCS) vừa tổ chức tại Tp.HCM.
Theo TS.Trần Du Lịch, kinh tế Việt Nam năm 2012 là hệ quả của 5 năm bất ổn kinh tế vĩ mô. Nếu phân tích kinh tế vĩ mô chỉ nhìn vào năm 2012 mà không phân tích giai đoạn 2008-2012 thì chúng ta không thấy được bản chất vấn đề. Trong 5 năm liền, dưới tác động khủng hoảng của kinh tế toàn cầu nhưng chính yếu là sự bất cập yếu kém của nội tại nền kinh tế, từ chính sách tài khoá đến chính sách tiền tệ lúc thì kích cầu, lúc lại thắt chặt khiến kinh tế Việt Nam như “con bệnh sốt rét”.
Bước sang năm 2013, theo ông Lịch, dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng bức tranh kinh tế Việt Nam không phải là không có lối thoát. Nền kinh tế Việt Nam 2013 đan xen thách thức và cơ hội. Các khó khăn như sức mua giảm, hàng tồn kho, nợ xấu tăng, lãi suất cao, doanh nghiệp thiếu vốn... sẽ được cải thiện so với năm 2012. Đây cũng sẽ là năm thị trường trở nên lành mạnh hơn, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp nắm bắt để tái cơ cấu và phát triển bền vững.
Cơ hội cho thị trường chứng khoán
Theo ông Phạm Đức Thắng - Tổng giám đốc FLCS, về cơ bản, thị trường chứng khoán năm 2012 đã chạm đáy, nên trong dài hạn, xu hướng chung của năm 2013 sẽ là đi lên, cho dù, sự đi lên ấy mạnh hay yếu phụ thuộc vào những biến động vĩ mô. Tuy nhiên, sự đi lên của thị trường mạnh hay yếu phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của công ty xử lý nợ xấu (VAMC) và ý chí của các cơ quan chức năng.
Chúng ta sẽ phải đón chờ xem cách thức VAMC xử lý đối với nợ xấu như thế nào, hiệu quả hay không hiệu quả, luồng tiền có đi được đến cái đích cần đến hay không, việc triển khai các hoạt động tái cấu trúc nền kinh tế quyết liệt đến đâu để đưa ra những nhận định cụ thể hơn.
“Kể cả trong tình huống các phương án xử lý này không tốt thì về mặt vĩ mô, thị trường chứng khoán 2013 vẫn có ấm dần lên. Bản thân nền kinh tế hiện nay vẫn đang tái cấu trúc, những doanh nghiệp đang gặp khó khăn đã và đang bị đào thải, những doanh nghiệp đang trên đà phát triển vẫn đang tiếp tục được hưởng lợi. Tổng quan, nền kinh tế đang ấm dần lên với những tín hiệu khả quan”, ông Thắng tự tin nói.
Để thiết lập một mặt bằng giá hợp lý, về trung hạn, thời gian tới, giá cổ phiếu vẫn giảm, tạo nên quá trình tái tích lũy, thị trường chứng khoán vẫn có những đợt sóng lớn đón chờ các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư nhanh nhạy, nắm bắt được các cơ hội này để lướt sóng sẽ thu được lợi nhuận. Với tình hình kinh tế hiện nay, dự báo năm 2013 sẽ là năm của những con sóng lớn trên thị trường chứng khoán.
Cơ hội cho cả thị trường
Không chỉ có thị trường chứng khoán hay bất động sản, mà cơ hội của năm 2013 đến với tất cả các doanh nghiệp ngành nghề, lĩnh vực khác nếu họ biết nắm lấy nó. Qua thực tiễn cho thấy, những doanh nghiệp nào trong những năm 2012 vừa qua kinh doanh tăng trưởng dựa trên nợ sẽ khó phục hồi; còn doanh nghiệp cơ cấu tài chính tốt đều có cơ hội.
“Doanh nghiệp luôn lo lắng lạm phát và tỷ giá, họ gọi 2 vấn đề này là “hoạ vô đơn chí”. Tuy nhiên, năm 2013 những chỉ tiêu căn bản này đã được dự báo. Tôi cho rằng khả năng kiểm soát lạm phát ở mức 6-7% hoàn toàn có thể nếu Chíng phủ điều hành tốt; tỷ giá cũng được Chính phủ cam kết giữ ổn định ở mức 2-3%. Vấn đề là chúng ta phải làm quyết liệt, lúc đó niềm tin sẽ quay trở lại.
“Thuốc đã có, còn việc có uống không, và uống như thế nào tuỳ thuộc hoàn toàn vào việc triển khai quyết liệt từ các bộ, ngành. Nếu chúng ta triển khai mạnh và kịp thời Nghị quyết 02 thì đáy khó khăn sẽ dừng lại ở giữa 2013 và kinh tế phục hồi; nhưng nếu triển khai chậm thì nguy cơ căng thẳng kinh tế sẽ mạnh hơn”, ông Lịch khẳng định.
Theo ông Lịch, những cơ hội trong năm 2013, đó là: lạm phát cơ bản đã được kiềm chế, xuất khẩu tăng, tỷ giá ổn định trong ngưỡng 2-3%, tăng dự trữ ngoại tệ và chưa bao giờ Ngân hàng Nhà nước lại dự trữ ngoại tệ nhiều như vậy. Đây là những điểm tích cực trong bức tranh tiêu cực chung.
Ngoài ra, 2013 sẽ diễn ra tái cơ cấu thị trường một cách nghiệt ngã, bởi vì chính sách của Chính phủ là hỗ trợ cho thị trường phát triển, chứ không bao cấp cho sự yếu kém. Tái cơ cấu diễn ra trên tất cả lĩnh vực, từ ngân hàng, bất động sản, đến chứng khoán... Và cơ hội chỉ dành cho những doanh nghiệp mạnh, tái cơ cấu tốt, còn những doanh nghiệp quá "ốm yếu” sẽ không có chỗ đứng.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)