Nông nghiệp Việt Nam đang “tự giẫm chân mình”
Người nông dân làm lợi cho đất nước rất nhiều nhưng bản thân họ lại thua thiệt
Từ vị trí là trụ đỡ cho nền kinh tế, nông nghiệp Việt Nam đang chuyển dần sang trạng thái cần được tiếp sức.
Đó là cảm nhận rất rõ từ Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014 và cuộc họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế Quốc hội vừa diễn ra đầu tuần này.
Người nông dân làm lợi cho đất nước rất nhiều nhưng bản thân họ lại nhiều thua thiệt, Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, TS. Đặng Kim Sơn phát biểu ngay từ phiên thứ nhất của Diễn đàn.
Ông Sơn nói, không chỉ là chỗ dựa của nền kinh tế, mà nông nghiệp, theo cảm nhận của ông còn là lối thoát để khôi phục tăng trưởng, là động lực cho giai đoạn phát triển mới sau khi tái cơ cấu.
Việt Nam đã có nhiều chính sách tốt để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, song theo nhìn nhận của vị viện trưởng này thì việc sản lượng liên tục tăng lại tạo nên thừa cung. Và trong điều kiện cạnh tranh yếu của nền kinh tế thì thừa cung như vậy khiến “chính mình giẫm vào chân mình”.
“Thúc đẩy sản xuất trong nền cạnh tranh yếu chưa chắc đã là điều tốt. Người nông dân làm lợi cho đất nước rất nhiều nhưng bản thân họ lại thua thiệt. Tốc độ giảm nghèo chậm lại, sức mua của dân yếu đi, nếu không khéo thì nông thôn từ vùng ổn định nhất sẽ thành bất ổn”, ông Sơn bày tỏ lo ngại.
Một trong những giải pháp quan trọng là tháo gỡ nút thắt ở khâu lưu thông. Nhưng vấn đề này theo ông Sơn là đang kẹt giữa hai bộ Công Thương - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
“Ta đưa nông sản lên cửa khẩu mà không biết bên kia Trung Quốc xử lý thế nào, cũng hoàn toàn không biết họ mua nông sản Việt Nam về để làm gì, đánh trận lớn mà không biết tình hình địch, thì không thể thắng được”, ông Sơn nói.
Ý kiến của ông Sơn được Diễn đàn lắng nghe, nhiều vị phát biểu sau đã bày tỏ sự đồng tình cao.
Thực ra, sự lung lay của “trụ đỡ” nền kinh tế đã được đặt ra rất tập trung từ phiên họp Ủy ban Kinh tế xem xét báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội cuối tháng 4/2013.
Đó là gạo liên tục giảm giá, cá tra mất thị trường, cà phê gặp hạn nặng… Nhưng những vấn đề được nêu ở đó vẫn là đơn lẻ, chưa mang tính khái quát cao như ở phiên họp cũng của Ủy ban Kinh tế chiều 29/4 vừa qua.
Từ kết quả giám sát thực tế, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thanh Hóa, đại biểu Lê Nam nhấn mạnh rằng nông nghiệp đang đứng trước thách thức gay go, tình trạng nông dân bỏ ruộng tỉnh nào cũng có, tuy mức độ khác nhau nhưng là phổ biến.
Trong số các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, theo ông Nam là người nông dân phải chịu quá nhiều thua thiệt, tất cả thứ đều bị o ép, từ giống lúa lệ thuộc đến phân bón, thuốc trừ sâu giả, kém chất lượng. Trong khi điều kiện canh tác cũng không dễ dàng.
“Nông nghiệp đang đứng trước thời điểm thách thức. Đây là vấn đề lớn, Chính phủ nên đánh giá toàn diện”, ông Nam đồng quan điểm với TS. Đặng Kim Sơn.
Cả hai vị phó chủ nhiệm là Nguyễn Văn Phúc và Mai Xuân Hùng cũng đều cho rằng Chính phủ cần báo cáo đầy đủ hơn về nông nghiệp, nông thôn.
Cơ quan quản lý bất lực trước đầu vào, phân bón thuốc trừ sâu giả, có thể dùng từ là bỏ mặc cho người nông dân, nông dân rất nhiều thiệt thòi, ông Phúc phát biểu.
Cứ được mùa lại rớt giá, đầu vào rất cao, chưa nói đến hàng giả hàng kém chất lượng, có loại phân bón trộn cả bột đá, ông Hùng không kém phần sốt ruột.
Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM, đại biểu Trần Du Lịch cũng cho rằng đây đã trở nên vấn đề lớn thực sự, nếu không có đột phá lớn về chính sách, thậm chí cần đề án tái cấu trúc mạnh mẽ về nông nghiệp, thay đổi quan điểm phát triển đưa ra Quốc hội bàn thì không giải quyết được khó khăn của nông nghiệp hiện nay.
Không trình bày trực tiếp, song ở tham luận gửi đến diễn đàn, các tác giả Bùi Trinh và Kiyoshi Kobayashi cho rằng, nhiều năm qua các nhà làm chính sách và các chuyên gia ở Việt Nam thường đề cao cấu trúc kinh tế theo thứ tự ưu tiên công nghiệp, dịch vụ, cuối cùng là nông nghiệp. Song, kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy đó dường như là một cấu trúc sai lầm. Bởi nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong những năm qua không tạo ra nhiều giá trị gia tăng mà chỉ làm tăng thâm hụt thương mại.
Từ kết quả nghiên cứu, tham luận khuyến cáo nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản mới là lĩnh vực quan trọng nhất trong nền kinh tế của Việt Nam, và không nên bị thu hẹp.
Trong những năm vừa qua, các địa phương đã xây dựng rất nhiều khu công nghiệp mà chủ yếu là chế biến, gia công trên đất nông nghiệp. Điều này là rất nguy hiểm và cần phải chấm dứt, nhóm tác giả nhấn mạnh.
Đó là cảm nhận rất rõ từ Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014 và cuộc họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế Quốc hội vừa diễn ra đầu tuần này.
Người nông dân làm lợi cho đất nước rất nhiều nhưng bản thân họ lại nhiều thua thiệt, Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, TS. Đặng Kim Sơn phát biểu ngay từ phiên thứ nhất của Diễn đàn.
Ông Sơn nói, không chỉ là chỗ dựa của nền kinh tế, mà nông nghiệp, theo cảm nhận của ông còn là lối thoát để khôi phục tăng trưởng, là động lực cho giai đoạn phát triển mới sau khi tái cơ cấu.
Việt Nam đã có nhiều chính sách tốt để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, song theo nhìn nhận của vị viện trưởng này thì việc sản lượng liên tục tăng lại tạo nên thừa cung. Và trong điều kiện cạnh tranh yếu của nền kinh tế thì thừa cung như vậy khiến “chính mình giẫm vào chân mình”.
“Thúc đẩy sản xuất trong nền cạnh tranh yếu chưa chắc đã là điều tốt. Người nông dân làm lợi cho đất nước rất nhiều nhưng bản thân họ lại thua thiệt. Tốc độ giảm nghèo chậm lại, sức mua của dân yếu đi, nếu không khéo thì nông thôn từ vùng ổn định nhất sẽ thành bất ổn”, ông Sơn bày tỏ lo ngại.
Một trong những giải pháp quan trọng là tháo gỡ nút thắt ở khâu lưu thông. Nhưng vấn đề này theo ông Sơn là đang kẹt giữa hai bộ Công Thương - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
“Ta đưa nông sản lên cửa khẩu mà không biết bên kia Trung Quốc xử lý thế nào, cũng hoàn toàn không biết họ mua nông sản Việt Nam về để làm gì, đánh trận lớn mà không biết tình hình địch, thì không thể thắng được”, ông Sơn nói.
Ý kiến của ông Sơn được Diễn đàn lắng nghe, nhiều vị phát biểu sau đã bày tỏ sự đồng tình cao.
Thực ra, sự lung lay của “trụ đỡ” nền kinh tế đã được đặt ra rất tập trung từ phiên họp Ủy ban Kinh tế xem xét báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội cuối tháng 4/2013.
Đó là gạo liên tục giảm giá, cá tra mất thị trường, cà phê gặp hạn nặng… Nhưng những vấn đề được nêu ở đó vẫn là đơn lẻ, chưa mang tính khái quát cao như ở phiên họp cũng của Ủy ban Kinh tế chiều 29/4 vừa qua.
Từ kết quả giám sát thực tế, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thanh Hóa, đại biểu Lê Nam nhấn mạnh rằng nông nghiệp đang đứng trước thách thức gay go, tình trạng nông dân bỏ ruộng tỉnh nào cũng có, tuy mức độ khác nhau nhưng là phổ biến.
Trong số các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, theo ông Nam là người nông dân phải chịu quá nhiều thua thiệt, tất cả thứ đều bị o ép, từ giống lúa lệ thuộc đến phân bón, thuốc trừ sâu giả, kém chất lượng. Trong khi điều kiện canh tác cũng không dễ dàng.
“Nông nghiệp đang đứng trước thời điểm thách thức. Đây là vấn đề lớn, Chính phủ nên đánh giá toàn diện”, ông Nam đồng quan điểm với TS. Đặng Kim Sơn.
Cả hai vị phó chủ nhiệm là Nguyễn Văn Phúc và Mai Xuân Hùng cũng đều cho rằng Chính phủ cần báo cáo đầy đủ hơn về nông nghiệp, nông thôn.
Cơ quan quản lý bất lực trước đầu vào, phân bón thuốc trừ sâu giả, có thể dùng từ là bỏ mặc cho người nông dân, nông dân rất nhiều thiệt thòi, ông Phúc phát biểu.
Cứ được mùa lại rớt giá, đầu vào rất cao, chưa nói đến hàng giả hàng kém chất lượng, có loại phân bón trộn cả bột đá, ông Hùng không kém phần sốt ruột.
Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM, đại biểu Trần Du Lịch cũng cho rằng đây đã trở nên vấn đề lớn thực sự, nếu không có đột phá lớn về chính sách, thậm chí cần đề án tái cấu trúc mạnh mẽ về nông nghiệp, thay đổi quan điểm phát triển đưa ra Quốc hội bàn thì không giải quyết được khó khăn của nông nghiệp hiện nay.
Không trình bày trực tiếp, song ở tham luận gửi đến diễn đàn, các tác giả Bùi Trinh và Kiyoshi Kobayashi cho rằng, nhiều năm qua các nhà làm chính sách và các chuyên gia ở Việt Nam thường đề cao cấu trúc kinh tế theo thứ tự ưu tiên công nghiệp, dịch vụ, cuối cùng là nông nghiệp. Song, kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy đó dường như là một cấu trúc sai lầm. Bởi nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong những năm qua không tạo ra nhiều giá trị gia tăng mà chỉ làm tăng thâm hụt thương mại.
Từ kết quả nghiên cứu, tham luận khuyến cáo nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản mới là lĩnh vực quan trọng nhất trong nền kinh tế của Việt Nam, và không nên bị thu hẹp.
Trong những năm vừa qua, các địa phương đã xây dựng rất nhiều khu công nghiệp mà chủ yếu là chế biến, gia công trên đất nông nghiệp. Điều này là rất nguy hiểm và cần phải chấm dứt, nhóm tác giả nhấn mạnh.