Quan hệ song phương Việt-Mỹ: “Khoản đầu tư chiến lược”
“Tôi tin Tổng thống Trump sẽ tìm kiếm sự cam kết hợp tác của Việt Nam cùng ông và đội ngũ của ông trong việc cân bằng cán cân thương mại song phương”
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu chuyến thăm Mỹ ngày hôm nay (29/5). Nhân sự kiện này, ông Ernest Bower, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty tư vấn Bower Group Asia (BGA), thành viên Ban cố vấn Trung tâm nghiên cứu chiến lược Mỹ (CSIS), từng giữ chức Chủ tịch hội đồng kinh doanh Mỹ-ASEAN, chia sẻ với VnEconomy quan điểm về mối quan hệ song phương Việt-Mỹ.
Có lợi cho cả đôi bên
Ông đánh giá như thế nào về mối quan hệ Việt-Mỹ ở thời điểm hiện nay?
Đúng là một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã có những lo ngại nhất định với việc ông Trump lên nắm quyền cùng quyết định bỏ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng như những khẩu ngữ không mấy ủng hộ các nước đồng minh của tân Tổng thống Mỹ.
Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng Chính phủ Việt Nam đã rất nỗ lực, thông qua Đại sứ quán của mình ở Washington cùng các chuyến ngoại giao của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, nhằm tiếp cận các nhân vật then chốt trong chính quyền Trump và giờ thì hai bên đang dần hiểu nhau hơn, Nhà Trắng cũng phần nào nắm được những lĩnh vực, vấn đề tiêu điểm trong tương tác giữa 2 nước, gồm cả những trao đổi lẫn các hợp tác phi truyền thống.
Thêm vào đó, do Tổng thống Donald Trump khá khác biệt so với các đời tổng thống trước trong việc xây dựng bộ khung nhân sự, việc tiếp nối chính sách của Mỹ cũng có phần thay đổi, cũng như cách tiếp cận chính sách tập trung vào Châu Á cũng có sự khác biệt, ngay cả với các vị trí hàng đầu như Phó tổng thống Mike Pence, Ngoại trưởng R. Tillerson, Bộ trưởng Quốc phòng J. Mattis, Cố vấn An ninh Quốc gia MacMaster cũng như bản thân Tổng thống Trump.
Cấu trúc trụ cột hướng tới châu Á này của Tổng thống Trump có bao gồm cả việc mời Thủ tướng Việt Nam thăm Mỹ trong năm nay và việc xác nhận Tổng thống Trump tham dự APEC tại Việt Nam vào tháng 11/2017.
Việt Nam đã thành công trong việc thuyết phục đội ngũ của Tổng thống Trump rằng hai nước cùng chia sẻ nhiều tương đồng và đó là điểm tốt cho việc phát triển quan hệ song phương, chí ít là trong ngắn hạn.
Thế nhưng, rủi ro là ở chỗ, đội ngũ của Tổng thống Trump đang có kế hoạch rà soát lại các nước trong danh sách các nền kinh tế có thặng dư thương mại lớn với Mỹ ở mức từ 10 tỷ USD trở lên (mà con số này với Việt Nam là 30 tỷ USD), và cần tập trung vào một khung chiến lược củng cố điểm tốt, nhưng phải là có lợi cho cả đôi bên nhằm bảo đảm quan hệ song phương cho cả 2 nước Việt - Mỹ.
Vậy Mỹ mong muốn gì ở Việt Nam thông qua chuyến thăm này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc?
Đây quả là câu hỏi không hề dễ dàng chút nào, bởi đội ngũ của ông Trump vẫn chưa hình thành xong hết, hiện vẫn đang còn trống một số vị trí then chốt khiến việc tổng hợp các đầu mục công việc cần phải làm vẫn chưa xong.
Nhưng trên tất cả, ông Trump sẽ tìm kiếm sự cam kết hợp tác của Việt Nam cùng ông và đội ngũ của ông trong việc cân bằng cán cân thương mại song phương.
Washington cũng sẽ trông chờ nhiều vào sự trợ giúp của Việt Nam trong vấn đề làm sâu sắc hơn mối quan hệ với ASEAN, cũng như muốn biết liệu Việt Nam đánh giá vấn đề biển Đông như thế nào, nhằm mở rộng hợp tác an ninh-quốc phòng qua đó hình thành nên một nghị trình thống nhất chặt chẽ cho Thượng đỉnh APEC sắp tới.
Nếu hai nước có hiệp định thương mại mới...
Thế còn Việt Nam, theo ông, mong muốn gì ở Mỹ thông qua chuyến thăm này?
Tôi tin là Việt Nam muốn Mỹ cần thể hiện rõ ràng hơn cam kết lâu dài của họ với khu vực châu Á, trên cả phương diện kinh tế và an ninh. Trên phương diện thương mại, Việt Nam có thể muốn biết xem liệu Mỹ sẽ làm gì để thúc đẩy thương mại song phương, và rằng có thể sẽ cân nhắc xem Việt Nam có thể giúp gì được cho chuyện đó.
Trên phương diện an ninh, Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á khác đang muốn Mỹ tiếp tục thể hiện vai trò của mình ở khu vực châu Á nhằm bảo đảm sự tuân thủ pháp luật quốc tế.
Ông có nghĩ là đầu tư của Mỹ vào Việt Nam sẽ bị giảm do các chính sách bảo hộ mới của Tổng thống Trump hay không? Tại sao vậy?
Thực tế là trong ngắn hạn, nhiều công ty Mỹ đã giảm dần quy mô đầu tư vào châu Á, trong lúc họ cũng đang cố gắng hiểu rõ hơn định hướng và ý đồ trong chính sách đối ngoại và thương mại của Tổng thống Trump.
Các công ty Mỹ vẫn quan tâm mạnh vào Việt Nam, và nếu hai nước có thể đồng thuận hỗ trợ họ bằng một hiệp định thương mại mới nào đó, hay một cách thức tạo điều kiện thuận lợi nào đó, các doanh nghiệp Mỹ sẽ mở rộng đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào Việt Nam.
Ngược lại, nếu chính phủ hai nước chưa tìm được điểm chung, thiếu ủng hộ hay mang tính bảo hộ nhiều hơn, tôi e là đầu tư của Mỹ vào Việt Nam sẽ giảm.
Liệu Việt Nam và Mỹ có thể ký kết hợp đồng thương mại cụ thể nào trong dịp này không?
Tôi không có thông tin cụ thể gì các hợp đồng thương mại nào lúc này cả, nhưng có thể đội ngũ của ông Trump cũng đang muốn tìm kiếm và ủng hộ một vài thương vụ nào đó.
Theo ông, Việt Nam nên làm gì để tăng cường quan hệ song phương với Mỹ trong những năm tới?
Việt Nam và Mỹ đã làm được nhiều việc lớn trong vài năm qua trên phương diện sâu sắc thêm lòng tin chiến lược. Đây chính là “khoản đầu tư” mà hai nước cần phải tiếp tục làm một cách nghiêm túc nhất. Nghĩa là Việt Nam nên tiếp tục nỗ lực để hiểu hơn Chính quyền Trump, các lãnh đạo xung quanh ông ấy cũng như đội ngũ lập chính sách của ông ấy, đặc biệt là với các nhà lãnh đạo khác của Hoa Kỳ - những người có ảnh hưởng lớn tới việc định hình tương lai của Mỹ.
Việt Nam đã làm tốt điều này thông qua các cuộc thăm viếng, giao lưu, trao đổi cấp cao, có tính chiều sâu và liên tục, ví như chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hồi năm 2015.
Phía Mỹ cũng muốn như vậy, và họ sẽ cần sự ủng hộ cũng như chia sẻ của Chính quyền và người dân Việt Nam để có thể tiếp tục “đầu tư vào mối quan hệ” này.
Ngoài ra, Việt Nam có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Mỹ và Trung Quốc làm sâu sắc hơn niềm tin và sự thông hiểu. Việt Nam hiểu Trung Quốc, hiểu rõ thể chế chính trị và rất hiểu chiều sâu của lãnh đạo Trung Quốc, lịch sử và văn hóa Trung Quốc.
Việt Nam cũng đã nghiên cứu kỹ về Mỹ. Việt Nam là một người bạn cho cả Mỹ và Trung Quốc, và Việt Nam có thể giúp bằng cách chia sẻ những hiểu biết chuyên sâu, tìm kiếm cơ hội liên kết chặt chẽ với nhau cũng như hóa giải các xung đột tiềm tàng.
Có lợi cho cả đôi bên
Ông đánh giá như thế nào về mối quan hệ Việt-Mỹ ở thời điểm hiện nay?
Đúng là một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã có những lo ngại nhất định với việc ông Trump lên nắm quyền cùng quyết định bỏ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng như những khẩu ngữ không mấy ủng hộ các nước đồng minh của tân Tổng thống Mỹ.
Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng Chính phủ Việt Nam đã rất nỗ lực, thông qua Đại sứ quán của mình ở Washington cùng các chuyến ngoại giao của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, nhằm tiếp cận các nhân vật then chốt trong chính quyền Trump và giờ thì hai bên đang dần hiểu nhau hơn, Nhà Trắng cũng phần nào nắm được những lĩnh vực, vấn đề tiêu điểm trong tương tác giữa 2 nước, gồm cả những trao đổi lẫn các hợp tác phi truyền thống.
Thêm vào đó, do Tổng thống Donald Trump khá khác biệt so với các đời tổng thống trước trong việc xây dựng bộ khung nhân sự, việc tiếp nối chính sách của Mỹ cũng có phần thay đổi, cũng như cách tiếp cận chính sách tập trung vào Châu Á cũng có sự khác biệt, ngay cả với các vị trí hàng đầu như Phó tổng thống Mike Pence, Ngoại trưởng R. Tillerson, Bộ trưởng Quốc phòng J. Mattis, Cố vấn An ninh Quốc gia MacMaster cũng như bản thân Tổng thống Trump.
Cấu trúc trụ cột hướng tới châu Á này của Tổng thống Trump có bao gồm cả việc mời Thủ tướng Việt Nam thăm Mỹ trong năm nay và việc xác nhận Tổng thống Trump tham dự APEC tại Việt Nam vào tháng 11/2017.
Việt Nam đã thành công trong việc thuyết phục đội ngũ của Tổng thống Trump rằng hai nước cùng chia sẻ nhiều tương đồng và đó là điểm tốt cho việc phát triển quan hệ song phương, chí ít là trong ngắn hạn.
Thế nhưng, rủi ro là ở chỗ, đội ngũ của Tổng thống Trump đang có kế hoạch rà soát lại các nước trong danh sách các nền kinh tế có thặng dư thương mại lớn với Mỹ ở mức từ 10 tỷ USD trở lên (mà con số này với Việt Nam là 30 tỷ USD), và cần tập trung vào một khung chiến lược củng cố điểm tốt, nhưng phải là có lợi cho cả đôi bên nhằm bảo đảm quan hệ song phương cho cả 2 nước Việt - Mỹ.
Vậy Mỹ mong muốn gì ở Việt Nam thông qua chuyến thăm này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc?
Đây quả là câu hỏi không hề dễ dàng chút nào, bởi đội ngũ của ông Trump vẫn chưa hình thành xong hết, hiện vẫn đang còn trống một số vị trí then chốt khiến việc tổng hợp các đầu mục công việc cần phải làm vẫn chưa xong.
Nhưng trên tất cả, ông Trump sẽ tìm kiếm sự cam kết hợp tác của Việt Nam cùng ông và đội ngũ của ông trong việc cân bằng cán cân thương mại song phương.
Washington cũng sẽ trông chờ nhiều vào sự trợ giúp của Việt Nam trong vấn đề làm sâu sắc hơn mối quan hệ với ASEAN, cũng như muốn biết liệu Việt Nam đánh giá vấn đề biển Đông như thế nào, nhằm mở rộng hợp tác an ninh-quốc phòng qua đó hình thành nên một nghị trình thống nhất chặt chẽ cho Thượng đỉnh APEC sắp tới.
Nếu hai nước có hiệp định thương mại mới...
Thế còn Việt Nam, theo ông, mong muốn gì ở Mỹ thông qua chuyến thăm này?
Tôi tin là Việt Nam muốn Mỹ cần thể hiện rõ ràng hơn cam kết lâu dài của họ với khu vực châu Á, trên cả phương diện kinh tế và an ninh. Trên phương diện thương mại, Việt Nam có thể muốn biết xem liệu Mỹ sẽ làm gì để thúc đẩy thương mại song phương, và rằng có thể sẽ cân nhắc xem Việt Nam có thể giúp gì được cho chuyện đó.
Trên phương diện an ninh, Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á khác đang muốn Mỹ tiếp tục thể hiện vai trò của mình ở khu vực châu Á nhằm bảo đảm sự tuân thủ pháp luật quốc tế.
Ông có nghĩ là đầu tư của Mỹ vào Việt Nam sẽ bị giảm do các chính sách bảo hộ mới của Tổng thống Trump hay không? Tại sao vậy?
Thực tế là trong ngắn hạn, nhiều công ty Mỹ đã giảm dần quy mô đầu tư vào châu Á, trong lúc họ cũng đang cố gắng hiểu rõ hơn định hướng và ý đồ trong chính sách đối ngoại và thương mại của Tổng thống Trump.
Các công ty Mỹ vẫn quan tâm mạnh vào Việt Nam, và nếu hai nước có thể đồng thuận hỗ trợ họ bằng một hiệp định thương mại mới nào đó, hay một cách thức tạo điều kiện thuận lợi nào đó, các doanh nghiệp Mỹ sẽ mở rộng đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào Việt Nam.
Ngược lại, nếu chính phủ hai nước chưa tìm được điểm chung, thiếu ủng hộ hay mang tính bảo hộ nhiều hơn, tôi e là đầu tư của Mỹ vào Việt Nam sẽ giảm.
Liệu Việt Nam và Mỹ có thể ký kết hợp đồng thương mại cụ thể nào trong dịp này không?
Tôi không có thông tin cụ thể gì các hợp đồng thương mại nào lúc này cả, nhưng có thể đội ngũ của ông Trump cũng đang muốn tìm kiếm và ủng hộ một vài thương vụ nào đó.
Theo ông, Việt Nam nên làm gì để tăng cường quan hệ song phương với Mỹ trong những năm tới?
Việt Nam và Mỹ đã làm được nhiều việc lớn trong vài năm qua trên phương diện sâu sắc thêm lòng tin chiến lược. Đây chính là “khoản đầu tư” mà hai nước cần phải tiếp tục làm một cách nghiêm túc nhất. Nghĩa là Việt Nam nên tiếp tục nỗ lực để hiểu hơn Chính quyền Trump, các lãnh đạo xung quanh ông ấy cũng như đội ngũ lập chính sách của ông ấy, đặc biệt là với các nhà lãnh đạo khác của Hoa Kỳ - những người có ảnh hưởng lớn tới việc định hình tương lai của Mỹ.
Việt Nam đã làm tốt điều này thông qua các cuộc thăm viếng, giao lưu, trao đổi cấp cao, có tính chiều sâu và liên tục, ví như chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hồi năm 2015.
Phía Mỹ cũng muốn như vậy, và họ sẽ cần sự ủng hộ cũng như chia sẻ của Chính quyền và người dân Việt Nam để có thể tiếp tục “đầu tư vào mối quan hệ” này.
Ngoài ra, Việt Nam có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Mỹ và Trung Quốc làm sâu sắc hơn niềm tin và sự thông hiểu. Việt Nam hiểu Trung Quốc, hiểu rõ thể chế chính trị và rất hiểu chiều sâu của lãnh đạo Trung Quốc, lịch sử và văn hóa Trung Quốc.
Việt Nam cũng đã nghiên cứu kỹ về Mỹ. Việt Nam là một người bạn cho cả Mỹ và Trung Quốc, và Việt Nam có thể giúp bằng cách chia sẻ những hiểu biết chuyên sâu, tìm kiếm cơ hội liên kết chặt chẽ với nhau cũng như hóa giải các xung đột tiềm tàng.