Dừng việc Ngân hàng Nhà nước mua ngân hàng giá 0 đồng
Từ nay trở đi, sẽ không đặt ra vấn đề Ngân hàng Nhà nước mua lại các ngân hàng với giá 0 đồng
Từ nay, sẽ không đặt ra vấn đề Ngân hàng Nhà nước mua lại các ngân hàng với giá 0 đồng. Đây là thông tin vừa được Cổng thông tin điện tử Chính phủ đưa ra, theo kết luận được thống nhất tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật ngày 11/4, với nội dung thảo luận về dự thảo Luật Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu.
Trong dự thảo đang lấy ý kiến hoàn thiện có nêu quy định về phát hiện và xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, với các phương án xử lý: phương án phục hồi; phương án xử lý pháp nhân (sáp nhập, hợp nhất, bán toàn bộ vốn điều lệ, giải thể, phá sản); phương án chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Một trong những vấn đề được thảo luận tại phiên họp trên là về biện pháp mua bắt buộc.
Theo Ngân hàng Nhà nước, phương án chuyển giao bắt buộc là phương án chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phải chuyển giao toàn bộ phần vốn góp, cổ phần cho tổ chức tín dụng được chỉ định hoặc Ngân hàng Nhà nước.
Đây là biện pháp áp dụng cho tổ chức tín dụng có thực trạng yếu kém nhất, điều kiện, quy trình, thẩm quyền cũng được quy định chặt chẽ nhất.
Tuy nhiên, tại cuộc họp, có ý kiến cho rằng không nên quy định về biện pháp này vì có thể vi phạm quyền lợi cổ đông và quyền công dân.
Theo giải trình của Ngân hàng Nhà nước, về nguyên tắc, biện pháp chuyển giao bắt buộc là biện pháp cuối cùng để xử lý khi ngân hàng thương mại yếu kém không thể thực hiện được phương án phục hồi, cũng không thể thực hiện được phương án giải thể (do không có khả năng thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ nợ) và không thể thực hiện được phương án phá sản do tác động quá lớn đến an ninh tài chính, nền kinh tế và trật tự, an toàn xã hội.
Qua thảo luận, các ý kiến thành viên Chính phủ thống nhất với đề xuất của Ngân hàng Nhà nước là cần có quy định về biện pháp này.
Cùng với các biện pháp xử lý khác đã nêu trong dự án luật, các ý kiến cũng thống nhất từ nay trở đi, sẽ không đặt ra vấn đề Ngân hàng Nhà nước mua lại các ngân hàng với giá 0 đồng.
Theo đó, các ngân hàng yếu kém sẽ được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt mà không dùng hình thức Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng, sau đó có các biện pháp tài chính, cuối cùng mới áp dụng biện pháp mua bắt buộc.
Dự thảo cũng nêu, đối với các ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng sẽ được xử lý theo các phương án mà dự án luật quy định.
Trong thời gian qua, thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, trong lựa chọn chưa cho phá sản, Ngân hàng Nhà nước đã lần lượt mua lại bắt buộc ba ngân hàng thương mại với giá 0 đồng, sau khi các trường hợp này không thể triển khai được các biện pháp phục hồi. Ba trường hợp này gồm: Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Đại Dương và Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu.
Trong dự thảo đang lấy ý kiến hoàn thiện có nêu quy định về phát hiện và xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, với các phương án xử lý: phương án phục hồi; phương án xử lý pháp nhân (sáp nhập, hợp nhất, bán toàn bộ vốn điều lệ, giải thể, phá sản); phương án chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Một trong những vấn đề được thảo luận tại phiên họp trên là về biện pháp mua bắt buộc.
Theo Ngân hàng Nhà nước, phương án chuyển giao bắt buộc là phương án chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phải chuyển giao toàn bộ phần vốn góp, cổ phần cho tổ chức tín dụng được chỉ định hoặc Ngân hàng Nhà nước.
Đây là biện pháp áp dụng cho tổ chức tín dụng có thực trạng yếu kém nhất, điều kiện, quy trình, thẩm quyền cũng được quy định chặt chẽ nhất.
Tuy nhiên, tại cuộc họp, có ý kiến cho rằng không nên quy định về biện pháp này vì có thể vi phạm quyền lợi cổ đông và quyền công dân.
Theo giải trình của Ngân hàng Nhà nước, về nguyên tắc, biện pháp chuyển giao bắt buộc là biện pháp cuối cùng để xử lý khi ngân hàng thương mại yếu kém không thể thực hiện được phương án phục hồi, cũng không thể thực hiện được phương án giải thể (do không có khả năng thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ nợ) và không thể thực hiện được phương án phá sản do tác động quá lớn đến an ninh tài chính, nền kinh tế và trật tự, an toàn xã hội.
Qua thảo luận, các ý kiến thành viên Chính phủ thống nhất với đề xuất của Ngân hàng Nhà nước là cần có quy định về biện pháp này.
Cùng với các biện pháp xử lý khác đã nêu trong dự án luật, các ý kiến cũng thống nhất từ nay trở đi, sẽ không đặt ra vấn đề Ngân hàng Nhà nước mua lại các ngân hàng với giá 0 đồng.
Theo đó, các ngân hàng yếu kém sẽ được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt mà không dùng hình thức Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng, sau đó có các biện pháp tài chính, cuối cùng mới áp dụng biện pháp mua bắt buộc.
Dự thảo cũng nêu, đối với các ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng sẽ được xử lý theo các phương án mà dự án luật quy định.
Trong thời gian qua, thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, trong lựa chọn chưa cho phá sản, Ngân hàng Nhà nước đã lần lượt mua lại bắt buộc ba ngân hàng thương mại với giá 0 đồng, sau khi các trường hợp này không thể triển khai được các biện pháp phục hồi. Ba trường hợp này gồm: Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Đại Dương và Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu.