Người dân Châu Âu dùng 17.000 tấn dầu ăn… làm nhiên liệu chạy xe mỗi ngày
Nhưng 58% hạt cải dầu và 9% dầu hướng dương được tiêu thụ ở châu Âu từ năm 2015 đến 2019 đã được đốt trong ô tô và xe tải, mặc dù tác động đến khí hậu của chúng có thể còn tồi tệ hơn cả nhiên liệu hóa thạch.
Maik Marahrens từ nhóm vận động Giao thông & Môi trường thực hiện nghiên cứu cho biết: “Các siêu thị đã phải phân phối dầu thực vật và giá cả tăng vọt. Đồng thời, chúng ta đang đốt hàng nghìn tấn dầu hướng dương và hạt cải dầu trong ô tô của mình hàng ngày. Trong thời kỳ khan hiếm nhiên liệu, chúng ta phải ưu tiên lương thực hơn nhiên liệu”.
Bất chấp tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng đang ở mức cao kỷ lục, khoảng 10% ngũ cốc trên thế giới vẫn được biến thành nhiên liệu sinh học, đủ để nuôi 1,9 tỷ người trong một năm theo một số ước tính.
Nếu Anh, Mỹ và EU giảm một nửa việc sử dụng nhiên liệu sinh học dựa trên cây trồng, các hoạt động xuất khẩu ngũ cốc trước đây của Ukraine - cung cấp cho khoảng 125 triệu người - có thể bị thay thế hoàn toàn.
Dustin Benton, Giám đốc chính sách của Green Alliance nói: “Vào thời điểm mà xung đột của Nga đe dọa người dân ở các nước kém phát triển với nạn đói, thì việc tiếp tục gia tăng sử dụng nhiên liệu sinh học là điều không thể tránh khỏi. Cắt giảm nhiên liệu sinh học là cách nhanh nhất để giải quyết nạn đói toàn cầu trong cuộc khủng hoảng này”.
Hàng chục nghiên cứu đã liên kết nhiệm vụ của nhiên liệu sinh học với việc tăng giá thực phẩm bởi vì cây nhiên liệu làm tăng nhu cầu về đất và làm giảm nguồn cung của nó. Theo Timothy Searchinger, học giả Đại học Princeton, thành viên cấp cao của Viện Tài nguyên Thế giới, nhiên liệu sinh học đóng “một vai trò quan trọng” trong các cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008 và 2011.
Ông nói với tờ Guardian: “Nhu cầu về ngũ cốc và dầu thực vật cho nhiên liệu sinh học tăng trưởng nhanh chóng khiến nông dân không thể theo kịp và chính phủ yêu cầu tăng trưởng nhiều hơn nữa trong tương lai có nghĩa là những người nắm giữ ngũ cốc yêu cầu giá rất cao”.
Khoảng 18% dầu thực vật trên thế giới - gần như tất cả đều phù hợp cho nhu cầu tiêu dùng của con người - được sử dụng cho dầu diesel sinh học được cho là để cắt giảm khí nhà kính làm nóng hành tinh.
Nhưng các chuyên gia nói rằng lượng khí thải trong vòng đời của chúng thậm chí có thể còn tồi tệ hơn cả nhiên liệu hóa thạch vì chúng chuyển việc canh tác cây lương thực sang đất trước đây không có rừng - thường là do phá rừng.
Đất trồng trọt toàn cầu được cho đã mở rộng hơn 100m ha cho đến nay trong thế kỷ này - một diện tích khoảng bằng Ai Cập - với khoảng một nửa diện tích là từ các hệ sinh thái tự nhiên, một tốc độ phát triển siêu tốc so với 8.000 năm trước.
Searchinger cho hay: “Chi phí cho nhiên liệu sinh học lớn hơn lợi ích từ việc giảm sử dụng dầu. Lỗi mà Châu Âu và những nước khác đã mắc phải là họ hoàn toàn bỏ qua chi phí này. Họ hành động như thể sử dụng đất miễn phí. Cuộc khủng hoảng lương thực mà chúng ta đang gặp phải nhắc nhở chúng ta rằng điều đó không đúng”.
Để bảo vệ an ninh lương thực, EU đã hoàn thiện chính sách nông nghiệp chung, chuyển sang cho phép sản xuất cây trồng trên đất bỏ hoang và bãi bỏ các quy tắc luân canh cây trồng.
Một quan chức của Ủy ban châu Âu cho biết nhiên liệu sinh học có thể củng cố an ninh lương thực và thay thế cho nhiên liệu hóa thạch, trong khi các quốc gia EU sẽ có sự hỗ trợ của Brussels trong việc sử dụng các công thức nhiên liệu sinh học kết hợp để giảm lượng đất cần thiết cho nguyên liệu.
“Sự đóng góp của nhiên liệu sinh học được sản xuất từ cây lương thực và thực phẩm đối với quá trình khử carbon còn hạn chế, vì vậy việc sử dụng chúng nên được hạn chế”, vị quan chức này nói thêm.
Vấn đề nhiên liệu sinh học có thể là một điểm nóng tại một Hội nghị thượng đỉnh các nguyên thủ G7 tại Schloss Elmau, Đức, nơi Bộ trưởng Môi trường Steffi Lemke đã đề xuất hạn chế sản xuất nhiên liệu sinh học để giảm bớt tình trạng thiếu lương thực.