Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã hoàn thiện các quy định về việc cấm bán xe thông minh có chứa công nghệ Trung Quốc hoặc Nga trên thị trường Mỹ. Đây là một trong những động thái cuối cùng của Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm nhằm giải quyết các mối lo ngại về an ninh quốc gia liên quan đến ngành công nghiệp ô tô.
Vào cuối tháng 12/2024, Nissan Motor và Honda Motor đã xác nhận rằng họ đã đồng ý ngay lập tức bắt đầu "thảo luận và cân nhắc" để tích hợp hoàn toàn các doanh nghiệp ô tô của họ dưới một công ty cổ phần chung mới. Cho đến nay, thương vụ này vẫn còn rất nhiều câu hỏi chưa có lời đáp.
Tháng 12/2024, Tập đoàn Volkswagen đã phải đối mặt với một vụ rõ rỉ dữ liệu nghiêm trọng có thể làm lộ thông tin nhạy cảm của khoảng 800.000 chủ sở hữu xe điện (EV) trên khắp các thương hiệu của mình, bao gồm Volkswagen, Seat và Skoda.
Ngành công nghiệp xe điện (EV) của Trung Quốc đã phải chịu đựng cuộc chiến giá cả kéo dài hai năm, dẫn đến tình trạng lợi nhuận bị nén đáng kể trên toàn bộ chuỗi cung ứng.
Li Shufu, tỷ phú nổi tiếng người Trung Quốc trong ngành kinh doanh ô tô thế giới, được biết đến là chủ tịch của Zhejiang Geely Holding Group. Ông Li Shufu từng được xếp hạng thứ 74 trong danh sách Tỷ phú của Forbes và thứ 10 trong danh sách Người giàu nhất Trung Quốc. Dưới sự chèo lái của Li Shufu, Geely đang là một thế lực mới của Trung Quốc vươn tầm ảnh hưởng rất lớn tới ngành ô tô toàn cầu.
Honda Motor Co. và Nissan Motor Co. đang tìm cách hoàn tất thỏa thuận sáp nhập sớm nhất là vào tháng 6/2025 sau khi các cuộc đàm phán bắt đầu vào cuối ngày thứ Hai tuần này và có thể sẽ hợp nhất vào năm 2026, các phương tiện truyền thông Nhật Bản đưa tin, trích dẫn các nguồn tin giấu tên.
Trong khi thách thức từ chuyên môn về xe điện dường như vô hạn của Trung Quốc đang đe dọa lớn đến tất cả các nhà sản xuất ô tô truyền thống, thì đối với Nhật Bản, nó lại là mối đe dọa đối với chuỗi cung ứng sản xuất ô tô rộng lớn vốn là động lực kinh tế của đất nước này trong nhiều năm.
Hon Hai Precision Industry Co. (Foxconn), đối tác gia công lớn nhất của Apple, được cho đang đàm phán với cổ đông lớn nhất của Nissan Motor Co. là Renault SA về ý định bán cổ phần của mình tại hãng sản xuất ô tô Nhật Bản.
Đơn vị xe điện trị giá 16 tỷ USD của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp lớn cho ngành công nghiệp ô tô điện bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ.
Nhà sáng lập GSM - tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa bất ngờ công bố dừng hoàn toàn dịch vụ taxi Xanh SM Luxury bằng xe VinFast VF 8. Quyết định này được đưa ra nhằm đảm bảo chuẩn định vị VF 8 là dòng xe cao cấp, sang trọng dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
Từng là công ty khởi nghiệp về xe tự hành có giá trị nhất Trung Quốc, quá trình phát triển của Pony.ai từ định giá cao ngất ngưởng đến quá trình giám sát sau IPO nhấn mạnh sự thay đổi của làn sóng đầu tư công nghệ. Sau tám năm, Pony.ai, từng là công ty xe tự hành có giá trị cao nhất Trung Quốc, cuối cùng mới có thể lên sàn.
Cuộc chiến giá xe điện tại Trung Quốc vẫn không có dấu hiệu chậm lại và mức độ nghiêm trọng đang tăng nhanh. BYD, nhà sản xuất xe điện và xe điện lớn nhất thế giới, dường như sẵn sàng thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa để thống lĩnh thị trường. Một số báo cáo cho biết hãng xe Trung Quốc đang gây sức ép buộc các nhà cung cấp cắt giảm chi phí, một chiến lược có thể gây ra một làn sóng giảm giá rất lớn khác trên toàn ngành vào năm 2025.
Hiện tại, General Motors và Ford Motor đang cắt giảm hàng tỷ USD chi phí cố định, bao gồm cả việc sa thải hàng nghìn công nhân, trong khi những công ty khác như Nissan Motor, Volkswagen Group và công ty mẹ của Chrysler là Stellantis đang thực hiện các biện pháp thậm chí còn quyết liệt hơn để cắt giảm biên chế và cắt giảm chi tiêu.
Nhu cầu về xe điện, nền tảng mua xe kỹ thuật số và những tiến bộ công nghệ được dự báo sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng của thị trường tài chính ô tô.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 19/2024/QĐ-TTg quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp.
Trong 3 thị trường châu Á cung cấp ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất là Indonesia, Thái Lan và Trung Quốc. Nhưng trong thời gian gần đây, làn sóng Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ, gây áp lực không nhỏ với Thái Lan.