Plug-in hybrid (PHEV) hay còn gọi là xe lai sạc điện đang trở thành một trong những lựa chọn phổ biến trên thế giới trong làn sóng chuyển dịch sang phương tiện xanh. Cùng với hàng loạt mẫu xe mới xuất hiện tại Việt Nam, một cuộc tranh luận đang bắt đầu nổ ra trong giới kỹ thuật cũng như người tiêu dùng, xoay quanh một câu hỏi tưởng chừng đơn giản: Có nhất thiết phải sạc pin cho xe PHEV không? hay cứ đổ xăng là đủ? Dù câu trả lời có thể phụ thuộc vào nhiều vấn đề như thói quen sử dụng và điều kiện của mỗi người, nhưng dưới góc độ kỹ thuật, kinh tế, môi trường hé lộ nhiều vấn đề không đơn giản.
Là thị trường tiêu thụ xe lớn nhất của Hyundai tại Đông Nam Á, trong suốt 15 năm qua, người tiêu dùng Việt đã đem lại cho hãng xe nổi tiếng Hàn Quốc khoản lợi nhuận khổng lồ hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Với đà này, ai cũng nghĩ rằng trong tương lai, rất có thể Việt Nam sẽ là quê hương thứ hai của hãng xe này. Thế nhưng, trong cuộc đua “xanh” hóa, đến phút chót, Hyundai lại quyết định bỏ qua Việt Nam để lựa chọn Thái Lan làm điểm dừng chân. Lý do nào cho màn “quay xe” đầy bất ngờ này?
Trong số các nhà sản xuất ô tô đến từ Trung Quốc đã, đang và sắp du nhập thị trường Việt, Chery là tập đoàn có chiến lược “ăn chắc mặc bền” nhất bởi họ dành rất nhiều thời gian để thăm dò thị trường trước khi chính thức đầu tư. Mới đây, Chery bất ngờ thay đổi chiến lược kinh doanh tại Việt Nam sau khi nhận thấy những biến động của thị trường chung và dấu hiệu sa lầy của những doanh nghiệp đồng hương. Những thay đổi đó là gì? Và liệu rằng Chery có lặp lại lịch sử thất bại tại Việt Nam cách đây 15 năm hay không?
Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số ô tô trong tháng 7 đã có sự tăng trưởng nhẹ so với tháng trước và cả cùng kỳ.
Từng được mệnh danh là “siêu xe điện giá bình dân”, Xiaomi SU7 - mẫu xe điện đầu tiên do hãng công nghệ hàng đầu Trung Quốc phát triển - nay đang trở thành nạn nhân của làn sóng “bóc phốt” và đánh giá tiêu cực từ phía cộng đồng mạng cũng như giới truyền thông. Điều đáng nói là nguyên nhân của làn sóng này không chỉ nằm ở vấn đề chất lượng, an toàn của chiếc xe, mà còn đến từ phản ứng gay gắt của Xiaomi nhằm bảo vệ uy tín của mình.
Trong khi nhiều doanh nghiệp ngành ô tô Việt vẫn còn đang đắn đo về lộ trình chuyển đổi xanh thì TMT Motors – một cái tên được biết đến nhiều hơn với vai trò sản xuất, phân phối xe điện Trung Quốc – mới đây đã gây bất ngờ khi công bố kế hoạch xây dựng tối thiểu 30.000 trụ sạc từ nay đến năm 2030. Tuy nhiên, thông tin mới được rò rỉ gần đây lại mở ra một góc nhìn khác đầy chiến lược trong làn sóng của xe Trung Quốc tràn vào Việt Nam. Dường như đang có một cuộc liên minh ngầm giữa các doanh nghiệp Trung Quốc để xây dựng một liên minh trạm sạc. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến cục diện ngành xe điện tại Việt Nam trong vòng 5 năm tới.
Chiếm lĩnh hơn 60% thị phần ô tô điện toàn cầu, Trung Quốc đang vấp phải những trở ngại lớn về hạ tầng trạm sạc và nỗi lo mất an ninh năng lượng. Điều này càng thể hiện rõ nét hơn ở các thị trường quốc tế, trong đó có Việt Nam, khi mà các hãng ô tô điện Trung Quốc dường như không mấy mặn mà với việc xây trạm sạc mà chỉ tập trung bán hàng, phát triển công nghệ mới và tạo độ phủ thương hiệu. Lý do nào cho những chiến lược này, và các hãng xe Trung Quốc đang làm gì để khỏa lấp những thiếu hụt về hạ tầng trạm sạc?
Không biến động mạnh theo xu hướng và thói quen của người tiêu dùng, xe bán tải gần như là một ngoại lệ của thị trường ô tô Việt, với lượng khách hàng rất ổn định, lực cầu khá lớn và dòng tiền đều đặn chảy về túi của các nhà sản xuất ô tô. Thế nhưng, sự ổn định này đang bị thử thách kể từ khi ban soạn thảo Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) nhận thấy những điểm bất hợp lý về thuế đang áp dụng đối với dòng xe này. Một đề xuất mới được đưa ra, đó là tăng gần gấp đôi mức thuế TTĐB đối với xe bán tải để đảm bảo công bằng về chính sách thuế.
Những ngày gần đây nhiều tranh cãi và các luồng ý kiến trái chiều đã nổ ra trước một ý kiến đề xuất yêu cầu doanh nghiệp phải chia sẻ hạ tầng trạm sạc xe điện tại Việt Nam. Ý kiến này đề xuất việc doanh nghiệp đang có hệ thống trạm sạc có trách nhiệm chia sẻ cho các hãng xe điện dùng chung. Trước ý kiến này, một phía cho rằng đây là cách giúp tối ưu hóa nguồn lực xây dựng hạ tầng trạm sạc tại Việt Nam. Ngược lại, nhiều ý kiến khác cho rằng đây sẽ là một đòn giáng mạnh vào doanh nghiệp kinh doanh trạm sạc nội địa, chỉ có lợi cho các hãng xe điện có tâm lý “ỷ lại”, “ăn sẵn” và không có nhu cầu đầu tư lâu dài.
Hãng ô tô hàng đầu Nhật Bản, Toyota đang tiến sát cột mốc 30 năm ghi dấu ấn tại thị trường Việt Nam với thành tích mà bất kỳ hãng xe nào cũng phải mơ ước, đó là 700.000 chiếc xe vừa được xuất xưởng. Trải qua những thăng trầm của thị trường, sự trỗi dậy của các thương hiệu ô tô mới, những thách thức trước cuộc cách mạng xanh, hãng xe này vẫn trụ vững và luôn có cách tạo ra giá trị riêng của mình.
Ngày càng có nhiều mẫu xe cỡ nhỏ, xe mini xuất hiện trên thị trường Việt kể từ đầu năm 2025, với giá bán chưa đến 400 triệu đồng, rẻ hơn cả những mẫu xe xăng hạng A. Một trật tự mới đang dần hình thành trong làng xe cỡ nhỏ, nơi tập trung nhóm khách hàng mua xe lần đầu và xe kinh doanh dịch vụ vận tải với chi phí rẻ nhất và xu hướng chuyển đổi sang xe điện. Đây có thể sẽ là bước chuyển phù hợp để người tiêu dùng Việt Nam chuyển đổi từ xe hai bánh sang bốn bánh trong vòng 5 năm tới.
Trong làn sóng ồ ạt vào thị trường Việt, nhiều hãng ô tô Trung Quốc đang phải nếm trải cảm giác thất bại tại thị trường Việt Nam và buộc phải tìm hướng tiếp cận mới. Chiến lược giảm giá bán, gia tăng sự hiện diện và trải nghiệm lái thử được tận dụng triệt để nhằm chinh phục những tệp khách hàng phổ thông nhất. Liệu rằng hướng đi này có giúp “cải vận” cho xe Trung Quốc tại Việt Nam trong thời gian tới hay không?
Trái ngược với lời khẳng định “chắc như đinh đóng cột” trước đó của đại diện BYD tại Việt Nam, mẫu xe BYD Tang khi phân phối về đại lý đã âm thầm đổi tên đến 2 lần chỉ trong vòng 5 tháng, cùng với chiến lược bán hàng “không kèn trống”. Hướng đi lạ của BYD dành cho mẫu SUV hạng D khiến nhiều người dùng cảm thấy tò mò, khó hiểu. Liệu rằng hãng xe điện hàng đầu Trung Quốc này có thực sự mặn mà với thị trường ô tô Việt như lời hứa hẹn ban đầu hay không?
Mặc cho những khó khăn, thách thức liên tục bủa vây kể từ khi hợp tác với liên doanh xe Trung Quốc, TMT Motors vẫn kiên định với chiến lược sản xuất, phân phối ô tô điện tại Việt Nam, với mục tiêu mới đầy tham vọng trong năm 2025. Nhiều giải pháp mới đã được đưa ra, thậm chí phải chấp nhận “cắt máu” để tái cấu trúc, doanh nghiệp này đang “xoa dịu” giới đầu tư bằng những mẫu xe mới nhỏ gọn hơn, giá rẻ hơn và không quá lệ thuộc vào hạ tầng trạm sạc.
Trong ngành công nghiệp ô tô đã có không ít thương vụ hợp tác giữa các tập đoàn, công ty lớn, nhỏ để tối ưu chi phí và cùng nhau vượt qua hoạn nạn trước sức ép khủng khiếp từ các thương hiệu đối thủ. Đó cũng là chiến lược đang được hãng xe điện hàng đầu Trung Quốc – BYD áp dụng, thông qua thương vụ hợp tác với Grab tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Điều này khiến nhiều người bất ngờ và đặt dấu hỏi về khả năng thành công của BYD.
Theo dòng chảy lịch sử ngành công nghiệp ô tô thế giới, bên cạnh những dòng xe cao cấp đắt tiền, những mẫu xe mang tính biểu tượng cho thương hiệu, các nhà sản xuất ô tô vẫn không ngừng tìm tòi, phát triển những mẫu xe giá rẻ để mở rộng đối tượng khách hàng và gia tăng năng lực cạnh tranh. Đặc biệt, tại những quốc gia bắt đầu bước vào thời kỳ ô tô hóa, trong đó có Việt Nam, những chiếc xe mini giá rẻ chỉ từ 5.000-10.000 USD chạy điện đang là xu hướng mới, được dự báo có thể sớm thay thế xe 2 bánh trong tương lai gần. Thế nhưng, để chinh phục được khách hàng Việt, dòng xe giá rẻ này sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách.
Sự xuất hiện của BYD - thương hiệu xe điện top đầu thế giới - tại Đông Nam Á, cùng với nhiều luồng quan điểm trái chiều về chiến lược kinh doanh, đang khiến người tiêu dùng phải liên tục đặt dấu hỏi rằng rốt cuộc họ hãng xe này đang toan tính điều gì, họ có thực sự coi trọng khách hàng hay không? Đặc biệt, những thông tin mới kể từ sau vụ kiện tập thể tại Thái Lan đang khiến đường bước tiếp theo của thương hiệu này ngày càng trở nên khó đoán.
Một lực đẩy vô hình đang tác động mạnh mẽ lên thị trường ô tô tại Việt Nam theo chiều hướng tích cực vào những tháng cuối năm 2024. Doanh số ô tô tăng mạnh trở lại, đặc biệt là xe nhập khẩu nguyên chiếc. Thị trường xe nhập khẩu bắt đầu có cơ hội gây áp lực rất lớn đến xe lắp ráp trong nước từ tháng 4 đến tháng 9, khi có chính sách giảm lệ phí trước bạ 50% thì xe sản xuất và lắp ráp trong nước mới có cơ hội vươn lên. Tuy nhiên, xe nhập khẩu vẫn tăng trưởng khá tốt và càng về nửa cuối năm 2024, cộng thêm làn sóng các thương hiệu ô tô Trung Quốc tràn vào Việt Nam càng khiến thị trường xe Việt cạnh tranh gay gắt.
TMT Motors được đánh giá là “dũng cảm” khi là doanh nghiệp đầu tiên hợp tác với hãng xe Trung Quốc để xây nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô điện tại Việt Nam. Mặc dù sản phẩm đầu tay là mẫu Wuling Mini EV không đạt hiệu quả kinh doanh như kỳ vọng, đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ thương hiệu ô tô điện thuần Việt - VinFast, đối mặt với những hoài nghi của các nhà đầu tư trong nước, TMT vẫn có niềm tin rằng mình sẽ thành công ở mảng xe du lịch. Theo đó, Wuling Bingo được ví như ván bài cuối cùng mà doanh nghiệp này dành cho đối tác Trung Quốc, một thử thách quan trọng mà nhiều hãng xe còn lại của quốc gia 1,4 tỷ dân đang nhìn vào để cải biến chiến lược sắp tới cho mình.