Các nước mới nổi tăng đầu tư vào châu Phi
Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil... đang tăng cường đầu tư vào châu Phi, nơi có hơn 1 tỷ người tiêu dùng
Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil... đang tăng cường đầu tư vào châu Phi, nơi có hơn 1 tỷ người tiêu dùng và đang đô thị hoá mạnh mẽ. Ngoài việc chiếm lĩnh thị trường và khai thác nguyên liệu, các nước mới nổi đang đa dạng hoá và mở rộng đầu tư tại châu Phi sang nhiều lĩnh vực.
Các nền kinh tế mới nổi đã thâm nhập mạnh vào kinh tế châu Phi trong bối cảnh họ có nguồn ngoại tệ dồi dào và khát nguyên liệu. Trong khi đó, các nhà đầu tư từ những nước phát triển hiện gặp khó khăn tài chính do khủng hoảng kinh tế và cũng không còn “mặn mà” với việc đầu tư vào châu Phi.
Tăng vốn và mở rộng lĩnh vực đầu tư
Trung Quốc hiện là quốc gia đầu tư lớn và có ảnh hưởng rộng rãi nhất tại châu Phi. Kim ngạch thương mại song phương đã tăng mạnh từ 10,6 tỷ USD năm 2000 lên 75,5 tỷ USD năm 2008. Tháng 2 vừa qua, hai bên đã lập Uỷ ban hợp tác Kinh tế và Công nghệ, nhằm giúp châu Phi học tập kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc.
Tuần trước, Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Giả Khánh Lâm cũng vừa thăm châu Phi và riêng tại Cameroon, đã khai trương một nhà máy sản xuất xe bus có vốn đầu tư 500 triệu USD. Vốn đầu tư của Trung Quốc vào châu Phi hiện đã lên đến 13,3 tỷ USD với hơn 16 nghìn doanh nghiệp Trung Quốc đang làm ăn tại châu lục này.
Trong khi đó, các doanh nghiệp Ấn Độ cũng hướng tới mục tiêu đầu tư dài hạn tại châu Phi. Tập đoàn Tata của Ấn Độ đi tiên phong trong đầu tư vào châu Phi từ những năm 1960 và mới đây đã đổ thêm 1 tỷ vốn đầu tư vào các dự án sản xuất xe bus tại Kenia, Zambia và Angeri. Tập đoàn viễn thông Ấn Độ là Barthi Telecom cũng vừa mua lại mạng di động của hãng Zayn (Qata), tại 17 nước châu Phi. Trong kho hãng dược phẩm Reddys Lab cũng đang mở rộng kinh doanh ở “lục địa đen”.
Các doanh nghiệp của Brazil cũng không muốn là người đến sau ở châu Phi. Hiện nay, Tập đoàn WEG của nước này đang đẩy mạnh bán thiết bị điện ở 20 nước châu Phi; trong khi các hãng khác như Marcopolo sản xuất xe bus ở Nam Phi; Odebrecth thực hiện các công trình xây dựng ở Namibia, Angola và xây dựng hạ tầng ngành mỏ, đường sắt, văn phòng và siêu thị ở Mozambique...
Châu Phi vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư
Hiện nay, xây dựng cơ sở hạ tầng ở châu Phi là lĩnh vực có tiềm năng lớn thu hút các nhà đầu tư tại các nước mới nổi. Tại diễn đàn đầu tư châu Phi lần thứ 7 diễn ra tại Accra (Ghana), Tổng giám đốc Tập đoàn CDC Sarl (Anh) Richard Laing cho biết, châu Phi cần mỗi năm 93 tỷ USD để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tốt nhất cho sự phát triển kinh tế của châu lục. Trong khi, hiện nay, số tiền đầu tư 45 tỷ USD mỗi năm dành cho phát triển cơ sở hạ tầng tại châu Phi là chưa đủ, và còn kém xa so với số tiền của tất cả các thị trường mới nổi.
Đặc biệt, khu vực châu Phi ở phía Nam sa mạc Sahara đứng sau so với tất cả các nước có thu nhập thấp khác về phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng năng lượng. Khu vực này, với hơn 700 triệu dân, nhưng sản xuất năng lượng ít hơn cả Nauy, nước có dân số chưa đầy 5 triêu người.
Tỷ lệ sử dụng điện tại châu Phi chỉ là 26%, so với mức trung bình là 68% ở những thị trường mới nổi khác. Các chuyên gia nhận định, với nhu cầu về dầu mỏ và nguyên liệu ngày càng tăng, Trung Quốc và Ấn Độ đang sẵn sàng tăng đầu tư của họ vào lĩnh vực hạ tầng cơ sở tại châu Phi.
Bất chấp những khó khăn do khủng hoảng kinh tế, với tiềm năng to lớn và nguồn nguyên liệu dồi dào, châu Phi vẫn đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong năm 2010 này. Ngoài 3 nước mới nổi là Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, nhiều nhà đầu tư từ các nước đang phát triển khác cũng đang chú trọng tìm cơ hội đầu tư ở châu Phi.
Hội thảo Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (CNUCED) mới đây nhận định, viễn cảnh đầu tư vào “lục địa đen” vẫn còn nhiều hứa hẹn. Dù khủng hoảng tài chính thế giới, nhưng dòng vốn đầu tư vẫn tiếp tục đổ vào châu Phi với nhiều dự án mới.
Các nền kinh tế mới nổi đã thâm nhập mạnh vào kinh tế châu Phi trong bối cảnh họ có nguồn ngoại tệ dồi dào và khát nguyên liệu. Trong khi đó, các nhà đầu tư từ những nước phát triển hiện gặp khó khăn tài chính do khủng hoảng kinh tế và cũng không còn “mặn mà” với việc đầu tư vào châu Phi.
Tăng vốn và mở rộng lĩnh vực đầu tư
Trung Quốc hiện là quốc gia đầu tư lớn và có ảnh hưởng rộng rãi nhất tại châu Phi. Kim ngạch thương mại song phương đã tăng mạnh từ 10,6 tỷ USD năm 2000 lên 75,5 tỷ USD năm 2008. Tháng 2 vừa qua, hai bên đã lập Uỷ ban hợp tác Kinh tế và Công nghệ, nhằm giúp châu Phi học tập kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc.
Tuần trước, Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Giả Khánh Lâm cũng vừa thăm châu Phi và riêng tại Cameroon, đã khai trương một nhà máy sản xuất xe bus có vốn đầu tư 500 triệu USD. Vốn đầu tư của Trung Quốc vào châu Phi hiện đã lên đến 13,3 tỷ USD với hơn 16 nghìn doanh nghiệp Trung Quốc đang làm ăn tại châu lục này.
Trong khi đó, các doanh nghiệp Ấn Độ cũng hướng tới mục tiêu đầu tư dài hạn tại châu Phi. Tập đoàn Tata của Ấn Độ đi tiên phong trong đầu tư vào châu Phi từ những năm 1960 và mới đây đã đổ thêm 1 tỷ vốn đầu tư vào các dự án sản xuất xe bus tại Kenia, Zambia và Angeri. Tập đoàn viễn thông Ấn Độ là Barthi Telecom cũng vừa mua lại mạng di động của hãng Zayn (Qata), tại 17 nước châu Phi. Trong kho hãng dược phẩm Reddys Lab cũng đang mở rộng kinh doanh ở “lục địa đen”.
Các doanh nghiệp của Brazil cũng không muốn là người đến sau ở châu Phi. Hiện nay, Tập đoàn WEG của nước này đang đẩy mạnh bán thiết bị điện ở 20 nước châu Phi; trong khi các hãng khác như Marcopolo sản xuất xe bus ở Nam Phi; Odebrecth thực hiện các công trình xây dựng ở Namibia, Angola và xây dựng hạ tầng ngành mỏ, đường sắt, văn phòng và siêu thị ở Mozambique...
Châu Phi vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư
Hiện nay, xây dựng cơ sở hạ tầng ở châu Phi là lĩnh vực có tiềm năng lớn thu hút các nhà đầu tư tại các nước mới nổi. Tại diễn đàn đầu tư châu Phi lần thứ 7 diễn ra tại Accra (Ghana), Tổng giám đốc Tập đoàn CDC Sarl (Anh) Richard Laing cho biết, châu Phi cần mỗi năm 93 tỷ USD để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tốt nhất cho sự phát triển kinh tế của châu lục. Trong khi, hiện nay, số tiền đầu tư 45 tỷ USD mỗi năm dành cho phát triển cơ sở hạ tầng tại châu Phi là chưa đủ, và còn kém xa so với số tiền của tất cả các thị trường mới nổi.
Đặc biệt, khu vực châu Phi ở phía Nam sa mạc Sahara đứng sau so với tất cả các nước có thu nhập thấp khác về phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng năng lượng. Khu vực này, với hơn 700 triệu dân, nhưng sản xuất năng lượng ít hơn cả Nauy, nước có dân số chưa đầy 5 triêu người.
Tỷ lệ sử dụng điện tại châu Phi chỉ là 26%, so với mức trung bình là 68% ở những thị trường mới nổi khác. Các chuyên gia nhận định, với nhu cầu về dầu mỏ và nguyên liệu ngày càng tăng, Trung Quốc và Ấn Độ đang sẵn sàng tăng đầu tư của họ vào lĩnh vực hạ tầng cơ sở tại châu Phi.
Bất chấp những khó khăn do khủng hoảng kinh tế, với tiềm năng to lớn và nguồn nguyên liệu dồi dào, châu Phi vẫn đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong năm 2010 này. Ngoài 3 nước mới nổi là Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, nhiều nhà đầu tư từ các nước đang phát triển khác cũng đang chú trọng tìm cơ hội đầu tư ở châu Phi.
Hội thảo Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (CNUCED) mới đây nhận định, viễn cảnh đầu tư vào “lục địa đen” vẫn còn nhiều hứa hẹn. Dù khủng hoảng tài chính thế giới, nhưng dòng vốn đầu tư vẫn tiếp tục đổ vào châu Phi với nhiều dự án mới.