14:42 09/10/2024

Chống thấm không khó nếu gỡ bỏ được 5 lầm tưởng sau

Khánh Huyền

Để có thể lựa chọn các giải pháp chống thấm phù hợp cho công trình, các chủ nhà cần gỡ bỏ những hiểu lầm sau đây...

Theo Tài liệu khảo sát của Khoa Kỹ thuật Xây dựng Trường Đại học Bách khoa TP.HCM, tình trạng thấm dột tại TP.HCM lên đến 84,35% công trình được khảo sát, trong đó quá nửa chỉ mới được đưa vào sử dụng dưới 5 năm. Đây cũng là thực trạng chung ở nhiều khu vực khắp cả nước. Theo chuyên gia, để đảm bảo chất lượng công trình, bên cạnh chất lượng vật liệu xây dựng và kỹ thuật thi công, chủ nhà cần chủ động trang bị kiến thức chống thấm, tránh những hiểu lầm sau đây.

CHỐNG THẤM HẲN LÀ TỐN NHIỀU CHI PHÍ

Chi phí là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến quyết định chống thấm của chủ nhà. Nhiều người cho rằng chống thấm bài bản khá tốn kém nên có xu hướng cắt giảm ngân sách cho công tác này. Trên thực tế, chống thấm chỉ chiếm khoảng 1-2% tổng chi phí xây dựng nhưng có thể giúp tiết kiệm đến 80% chi phí sửa chữa và bảo trì.

Cụ thể, tổng chi phí chống thấm tối ưu cho một hộ dân cư có thể dao động khoảng 50 triệu đồng, nhưng giúp tiết kiệm từ 2-4 tỷ đồng chi phí sửa chữa khi thấm dột nghiêm trọng ảnh hưởng đến cốt thép, trần, vách,... của căn nhà.

“Về lâu dài, chống thấm ngay từ đầu còn giúp chủ nhà ‘lời’ thêm yếu tố thẩm mỹ, an toàn, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng ,bảo vệ tài sản, nội thất”, chuyên gia xây dựng chia sẻ.

CHỐNG THẤM LOẠI NÀO CŨNG NHƯ NHAU

Chống thấm không khó nếu gỡ bỏ được 5 lầm tưởng sau  - Ảnh 1

Hồ dầu là giải pháp chống thấm truyền thống được nhiều người lựa chọn vì giá rẻ, dễ thi công, nhưng lại có hiệu quả không cao. Lý do là hồ dầu xi măng khi đóng rắn, mất nước để lại cấu trúc rỗng, bám dính kém và nứt.

Nước hoặc hơi nước có thể thấm hoặc khuếch tán qua nên không thể tạo lớp màng ngăn nước, cũng không chịu được nhiệt độ thay đổi thất thường. Chỉ sau một thời gian, lớp hồ dầu sẽ bị nứt, tạo điều kiện cho nước ngấm vào gây thấm dột. Tương tự, các vật liệu chống thấm kém chất lượng, không có khả năng co giãn khi thay đổi thời tiết cũng sẽ gặp hiện tượng nứt sau một thời gian sử dụng ngắn.

Ngược lại, các vật liệu chuyên dụng có khả năng kháng tia UV, có tính đàn hồi cao, tạo liên kết bền vững sẽ mang lại hiệu quả vượt trội. Chủ nhà khi chọn giải pháp chống thấm cũng cần lựa chọn thương hiệu uy tín, được nhiều người tin dùng.

THẤM Ở ĐÂU THÌ CHỐNG Ở ĐÓ

Chống thấm không khó nếu gỡ bỏ được 5 lầm tưởng sau  - Ảnh 2

"Phát hiện một vết thấm nhỏ trên tường, tôi dùng vữa tô trát lại và nghĩ vậy là xong. Nhưng chẳng bao lâu sau thì vết thấm loang ra rộng hơn, tường xuất hiện vết nứt lớn khiến tôi lo lắng", chị Kim Hảo (30 tuổi, TP.HCM) than trời.

Lý giải hiện tượng trên, chuyên gia xây dựng cho biết khi vết thấm nhỏ xuất hiện ở góc tường, cả mảng tường bên trong, thậm chí toàn bộ bề mặt tường đứng của căn nhà có thể đã thấm dột từ rất lâu trước đó. Dẫu có chống thấm tại vị trí này thì độ bền căn nhà cũng đã suy giảm, tuổi thọ công trình bị ảnh hưởng, có thể gây nguy hiểm cho người sinh sống bên trong. Để khắc phục tình trạng suy giảm độ bền kết cấu căn nhà, có thể cân nhắc quy trình chống thấm bằng hệ sản phẩm chuyên dụng.

Với quy trình này, bề mặt bị thấm sẽ được xử lý qua 5 bước. Đầu tiên, cần xử lý, vệ sinh bề mặt để đảm bảo đủ điều kiện thi công. Theo chuyên gia, có thể sử dụng vữa tô trát trộn sẵn của Sika (SikaMur®-75 / SikaMur®-100) hoặc vữa trộn sẵn tại công trường với phụ gia SikaLatex® đối với công trình mới.

Riêng công trình sửa chữa, tường đã có sẵn một lớp chống thấm thì cần loại bỏ các lớp sơn hoặc vữa tô bị bong tróc, xuống cấp.

Khi bề mặt đã được vệ sinh, cần làm phẳng lại bề mặt tường, vá kỹ tại những vị trí bị rỗ (nếu có) để đảm bảo bề mặt đồng đều. Đối với các vết nứt lớn, cần sử dụng trám vết nứt phù hợp.

Chuyên gia cũng gợi ý, có thể sử dụng sản phẩm Sika® RainTite để đạt hiệu quả chống thấm ổn định. Nên pha loãng với khoảng 10 % nước để làm lớp lót. Sau khi thi công lớp thứ nhất, nên để thời gian khô từ 2-3 giờ trước khi thi công lớp thứ 2. Các bước này sẽ giúp lớp chống thấm bền bỉ hơn.

Chống thấm không khó nếu gỡ bỏ được 5 lầm tưởng sau  - Ảnh 3

Có thể thấy, không chỉ chọn sản phẩm chống thấm phù hợp cho từng hạng mục, chủ nhà còn phải chú ý xử lý các vết nứt trên tường, trần nhà để ngăn nước thấm vào gây dột.

CHỐNG THẤM THẬT PHỨC TẠP

Chống thấm không khó nếu gỡ bỏ được 5 lầm tưởng sau  - Ảnh 4

Khâu thiết kế căn nhà khiến gia chủ háo hức bao nhiêu, đến khâu chống thấm lại gây hoang mang bấy nhiêu. Lựa chọn sản phẩm nào phù hợp với từng khu vực, làm sao để tiết kiệm chi phí, liên hệ ai khi xảy ra vấn đề,... là thắc mắc chung của nhiều người. Lúc này, một thương hiệu uy tín sở hữu hệ giải pháp chống thấm đa dạng, chất lượng, dễ sử dụng, có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc liên quan, sẽ là lựa chọn phù hợp.

Tóm lại, tháo gỡ những hiểu lầm về chống thấm sẽ giúp gia chủ dễ dàng lên kế hoạch bảo vệ ngôi nhà trước nguy cơ thấm dột một cách hiệu quả. Một phương án tốt sẽ không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, công sức, mà còn tối ưu chi phí về lâu dài, đảm bảo tính an toàn, thẩm mỹ, kéo dài tuổi thọ công trình, là khoản đầu tư đáng giá.

Sika là thương hiệu vật liệu xây dựng đến từ Thuỵ Sĩ với hơn 100 năm kinh nghiệm, sở hữu đa dạng giải pháp chống thấm. Sika sở hữu giải pháp chống thấm chất lượng, đa dạng, được hàng triệu khách hàng tin dùng, đặc biệt là nhiều sản phẩm sử dụng ngay mà không cần mua thêm công cụ hay thuê thợ làm.

Các chuyên của Sika cũng sẵn sàng tư vấn, giải đáp thắc mắc cho chủ nhà trước, trong và sau khi xây dựng công trình. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể liên hệ với Sika qua tin nhắn trên fanpage Sika Vietnam hoặc đường dây nóng 1800 599 950 để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng.