Hai thập kỷ mất mát của Nhật Bản
Đối với nhiều người Nhật Bản, những năm tháng kinh tế nước này phát triển bong bóng vẫn còn rõ nét trong tâm trí
Đối với nhiều người Nhật Bản, những năm tháng kinh tế nước này phát triển bong bóng vẫn còn rõ nét trong tâm trí.
Ở thời đó, người Nhật dám trả những mức giá khó tưởng tượng để sở hữu những tác phẩm của Van Gogh và Renoir, những căn nhà lộng lẫy ở Manhattan, Mỹ… Họ cũng có những giờ làm việc điên cuồng và cả những kỳ nghỉ cuối tuần tại những khu nghỉ dưỡng trượt tuyết luôn đông chật.
Nhưng ấn tượng về thời kỳ “xì hơi” của quả bong bóng kinh tế Nhật lại không sâu sắc tới như vậy. Sau khi thị trường chứng khoán Nhật Bản đạt đỉnh cao mọi thời đại vào ngày 29/12/1989, cũng là ngày giao dịch cuối cùng của thập niên 1980, mọi chuyện dường như vẫn suôn sẻ. Trong năm sau đó, người Nhật vẫn trả những mức giá kỷ lục để mua những tác phẩm hội họa thuộc trường phái ấn tượng ở nhà bán đấu giá Christie’s.
Tới tận năm 1991, bong bóng bất động sản tại Nhật mới bắt đầu nổ. Đất nước mặt trời mọc thời đó đã không chịu những cú sốc kiểu như vụ ngân hàng Lehman Brothers của Mỹ phá sản năm 2008, hay vụ gian lận hàng chục tỷ USD của nhà tài chính Phố Wall Bernie Madoff…
Tuy nhiên, với việc tròn 20 năm ngày chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Nhật đạt đỉnh 38.916 điểm cách đây ít ngày, nền kinh tế Nhật đã không còn giữ được vầng hào quang trước đây. Trong quý 3/2009, dù vẫn lớn hàng đầu thế giới, GDP danh nghĩa của nước này đã giảm dưới mức của năm 1992.
Thực tế này khiến nhiều người nghĩ rằng, Nhật Bản đã có tới hai thập kỷ mất mát, chứ không phải chỉ một thập kỷ mất mát vào những năm 1990.
Thời gian này, chủ đề giảm phát đã xuất hiện trở lại dày đặc trên các phương tiện truyền thông của Nhật. Vào ngày 29/12, chỉ số Nikkei đứng ở mức 10.638 điểm, thấp hơn mức kỷ lục cách đây 2 thập kỷ tới 73%, mặc dù dự thảo mở rộng ngân sách của Chính phủ ngày 25/12 đã giúp chỉ số này lên điểm. Cùng với đó, giá nhà đất tại các đô thị của Nhật Bản cũng giảm khoảng 2/3. Nhiều căn hộ thậm chí chỉ có giá bằng 1/10 so với ở thời điểm bong bóng.
Sự xói mòn giá trị kéo dài này đã có tác động như thế nào đối với tâm lý của người Nhật? Xét cho cùng, hai thập kỷ mất mát đã không khiến Nhật Bản suy sụp tới mức như những gì Đại suy thoái đã gây ra cho nước Mỹ ở thập niên 1930. Thực tế, tình trạng vô gia cư và số vụ tự tử ở Nhật đã tăng lên, thanh niên Nhật cũng không dễ kiếm được việc làm tốt.
Tuy nhiên, tổng mức tiết kiệm của Nhật Bản vẫn đạt mức 1.500.000 tỷ Yên (tương đương 16.300 tỷ USD), hàng xuất khẩu của nước này vẫn thuộc hàng “đỉnh” của thế giới, và không ít người Nhật vẫn giữ lối sống sang trọng. Một quan chức cao cấp của Nhật Bản từng nhận xét: “Người Nhật chưa bao giờ thực sự cảm thấy họ đang ở trong khủng hoảng, mặc dù nền kinh tế đang dần sa sút”.
Đối với cá nhân từng người Nhật, sự mất mát không được thể hiện ở mặt ngoài. Theo ông Peter Tasker thuộc viện nghiên cứu Arcus Research, một người từng viết nhiều cuốn sách về sự đi xuống của kinh tế Nhật, một trong những mất mát đầu tiên là sự mất mát về niềm tin. Thay vì nổi giận, người Nhật đã mất niềm tin về sức mạnh kinh tế của đất nước. “Đó là sự suy giảm kỳ vọng và cách thức mà xã hội Nhật đương đầu với điều này”, ông Tasker nói.
Giới đầu tư ở Nhật giờ đã tỏ ra ngần ngại với những tài sản có mức độ rủi ro cao. Bà Kathy Matsui, người đứng đầu bộ phận chiến lược thị trường của Goldman Sachs tại Nhật Bản cho biết, các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã trở thành đối tượng đầu tiên rút lui khỏi thị trường chứng khoán và là lực lượng bán ròng cổ phiếu trong thời gian từ năm 1991-2007. Mặc dù thị trường chứng khoán Nhật đã có 4 đợt phục hồi lớn từ năm 1989 nhưng đều nhờ các nhà đầu tư nước ngoài.
Rời chứng khoán, người Nhật đổ tiền vào những kênh đầu tư kiểu “vịnh tránh báo” như trái phiếu chính phủ. Kết quả, từ mức đáy vào năm 1990, giá trái phiếu chính phủ Nhật đã tăng 78%.
Tâm lý giảm phát sợ giảm phát đã bắt đầu ăn sâu vào tâm trí người dân Nhật. Với sự đi xuống của giá cả, thì những khoản lãi nhỏ từ tài khoản tiết kiệm trong ngân hàng hoặc lãi trái phiếu trên thực tế cũng là một khoản lợi nhuận miễn thuế. Tới khi hệ thống ngân hàng bắt đầu có những dấu hiệu lung lay, người Nhật lại ồ ạt rút tiền khỏi các “vịnh tránh bão” trước đó để mang về giữ ở đầu giường.
Việc lãi suất cơ bản đồng Yên có một thời kỳ dài giữ ở mức 0% đã thúc đẩy không ít người Nhật “phiêu lưu” tìm mức lợi suất cao ở thị trường nước ngoài. Nhiều bà nội trợ Nhật - với biệt danh “bà Watanabe” - đã đầu tư vào đồng Đôla New Zealand hay Kronur của Iceland. Thời gian này, loại tài sản đang được “bà Watanabe” ưa chuộng là trái phiếu Brazil. Trong khi đó, các nhà đầu tư Nhật nhìn chung vẫn tỏ thái độ e dè trước thị trường chứng khoán nội địa.
Theo các chuyên gia kinh tế, tác động nặng nề nhất của hai thập kỷ mất mát mà Nhật Bản đã trải qua là những tác động lan truyền qua các ngân hàng và doanh nghiệp. Sau khi vật lộn với những khoản nợ xấu chồng chất, nhiều nhà băng của Nhật đã chấp nhận thua lỗ, tái cấu trúc và sáp nhập. Tuy nhiên, theo ông Takuji Aida, chuyên gia kinh tế của ngân hàng UBS tại Nhật, do kỳ vọng giảm phát, lợi suất trái phiếu dài hạn tại Nhật duy trì ở mức rất thấp, khiến mức chênh lệch giữa lãi suất ngắn hạn và dài hạn là không đáng kể, làm cho các ngân hàng không dễ vượt qua khó khăn. Bởi thế, hoạt động tín dụng chỉ có thể diễn ra yếu ớt.
Trong khi đó, các công ty Nhật vừa phải tập trung vào việc trả nợ, lại vừa phải đương đầu với tình trạng giảm phát và mức giá cạnh tranh của hàng nhập khẩu. Các nhà xuất khẩu lớn của Nhật đã buộc phải tái cấu trúc và gặt hái nhiều thành công trong thời gian từ 2002-2007. Tuy nhiên, doanh nghiệp trong những lĩnh vực có sự bảo hộ của Chính phủ thì chống chọi kém hơn với khó khăn. Cả lợi nhuận, tiền lương và đầu tư trong những doanh nghiệp này đều đi xuống trong thập kỷ vừa qua.
Điều này lại tác động tới các hộ gia đình. Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), với hoạt động cắt giảm lao động tại các doanh nghiệp, tỷ lệ số lao động có hợp đồng làm việc toàn thời gian đã giảm từ mức khoảng 80% lực lượng lao động Nhật vào năm 1990 xuống còn 66% vào năm 2007. Cùng với đó, tỷ lệ những công việc lương thấp và làm mùa vụ tăng lên. Sự sa sút của tiền lương cũng làm số phụ nữ đi làm ở Nhật tăng, do nhiều gia đình không thể chỉ phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất của người chồng.
Do người Nhật không vay tiêu dùng nhiều như ở phương Tây nên trong bối cảnh thu nhập đi xuống, không ít người dân của nước này đã phải phụ thuộc nhiều hơn vào tiền tiết kiệm của bản thân, hoặc thậm chí là của cha mẹ. Nhưng khi dân số Nhật lão hóa, số người nghỉ hưu nhiều lên, lượng tiền tiết kiệm cũng suy giảm.
Bởi thế, với thế hệ trẻ ở Nhật, thập kỷ mà họ sắp bước vào có lẽ sẽ còn khó khăn hơn hai thập kỷ mất mát vừa qua.
(Theo Economist)
Ở thời đó, người Nhật dám trả những mức giá khó tưởng tượng để sở hữu những tác phẩm của Van Gogh và Renoir, những căn nhà lộng lẫy ở Manhattan, Mỹ… Họ cũng có những giờ làm việc điên cuồng và cả những kỳ nghỉ cuối tuần tại những khu nghỉ dưỡng trượt tuyết luôn đông chật.
Nhưng ấn tượng về thời kỳ “xì hơi” của quả bong bóng kinh tế Nhật lại không sâu sắc tới như vậy. Sau khi thị trường chứng khoán Nhật Bản đạt đỉnh cao mọi thời đại vào ngày 29/12/1989, cũng là ngày giao dịch cuối cùng của thập niên 1980, mọi chuyện dường như vẫn suôn sẻ. Trong năm sau đó, người Nhật vẫn trả những mức giá kỷ lục để mua những tác phẩm hội họa thuộc trường phái ấn tượng ở nhà bán đấu giá Christie’s.
Tới tận năm 1991, bong bóng bất động sản tại Nhật mới bắt đầu nổ. Đất nước mặt trời mọc thời đó đã không chịu những cú sốc kiểu như vụ ngân hàng Lehman Brothers của Mỹ phá sản năm 2008, hay vụ gian lận hàng chục tỷ USD của nhà tài chính Phố Wall Bernie Madoff…
Tuy nhiên, với việc tròn 20 năm ngày chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Nhật đạt đỉnh 38.916 điểm cách đây ít ngày, nền kinh tế Nhật đã không còn giữ được vầng hào quang trước đây. Trong quý 3/2009, dù vẫn lớn hàng đầu thế giới, GDP danh nghĩa của nước này đã giảm dưới mức của năm 1992.
Thực tế này khiến nhiều người nghĩ rằng, Nhật Bản đã có tới hai thập kỷ mất mát, chứ không phải chỉ một thập kỷ mất mát vào những năm 1990.
Thời gian này, chủ đề giảm phát đã xuất hiện trở lại dày đặc trên các phương tiện truyền thông của Nhật. Vào ngày 29/12, chỉ số Nikkei đứng ở mức 10.638 điểm, thấp hơn mức kỷ lục cách đây 2 thập kỷ tới 73%, mặc dù dự thảo mở rộng ngân sách của Chính phủ ngày 25/12 đã giúp chỉ số này lên điểm. Cùng với đó, giá nhà đất tại các đô thị của Nhật Bản cũng giảm khoảng 2/3. Nhiều căn hộ thậm chí chỉ có giá bằng 1/10 so với ở thời điểm bong bóng.
Sự xói mòn giá trị kéo dài này đã có tác động như thế nào đối với tâm lý của người Nhật? Xét cho cùng, hai thập kỷ mất mát đã không khiến Nhật Bản suy sụp tới mức như những gì Đại suy thoái đã gây ra cho nước Mỹ ở thập niên 1930. Thực tế, tình trạng vô gia cư và số vụ tự tử ở Nhật đã tăng lên, thanh niên Nhật cũng không dễ kiếm được việc làm tốt.
Tuy nhiên, tổng mức tiết kiệm của Nhật Bản vẫn đạt mức 1.500.000 tỷ Yên (tương đương 16.300 tỷ USD), hàng xuất khẩu của nước này vẫn thuộc hàng “đỉnh” của thế giới, và không ít người Nhật vẫn giữ lối sống sang trọng. Một quan chức cao cấp của Nhật Bản từng nhận xét: “Người Nhật chưa bao giờ thực sự cảm thấy họ đang ở trong khủng hoảng, mặc dù nền kinh tế đang dần sa sút”.
Đối với cá nhân từng người Nhật, sự mất mát không được thể hiện ở mặt ngoài. Theo ông Peter Tasker thuộc viện nghiên cứu Arcus Research, một người từng viết nhiều cuốn sách về sự đi xuống của kinh tế Nhật, một trong những mất mát đầu tiên là sự mất mát về niềm tin. Thay vì nổi giận, người Nhật đã mất niềm tin về sức mạnh kinh tế của đất nước. “Đó là sự suy giảm kỳ vọng và cách thức mà xã hội Nhật đương đầu với điều này”, ông Tasker nói.
Giới đầu tư ở Nhật giờ đã tỏ ra ngần ngại với những tài sản có mức độ rủi ro cao. Bà Kathy Matsui, người đứng đầu bộ phận chiến lược thị trường của Goldman Sachs tại Nhật Bản cho biết, các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã trở thành đối tượng đầu tiên rút lui khỏi thị trường chứng khoán và là lực lượng bán ròng cổ phiếu trong thời gian từ năm 1991-2007. Mặc dù thị trường chứng khoán Nhật đã có 4 đợt phục hồi lớn từ năm 1989 nhưng đều nhờ các nhà đầu tư nước ngoài.
Rời chứng khoán, người Nhật đổ tiền vào những kênh đầu tư kiểu “vịnh tránh báo” như trái phiếu chính phủ. Kết quả, từ mức đáy vào năm 1990, giá trái phiếu chính phủ Nhật đã tăng 78%.
Tâm lý giảm phát sợ giảm phát đã bắt đầu ăn sâu vào tâm trí người dân Nhật. Với sự đi xuống của giá cả, thì những khoản lãi nhỏ từ tài khoản tiết kiệm trong ngân hàng hoặc lãi trái phiếu trên thực tế cũng là một khoản lợi nhuận miễn thuế. Tới khi hệ thống ngân hàng bắt đầu có những dấu hiệu lung lay, người Nhật lại ồ ạt rút tiền khỏi các “vịnh tránh bão” trước đó để mang về giữ ở đầu giường.
Việc lãi suất cơ bản đồng Yên có một thời kỳ dài giữ ở mức 0% đã thúc đẩy không ít người Nhật “phiêu lưu” tìm mức lợi suất cao ở thị trường nước ngoài. Nhiều bà nội trợ Nhật - với biệt danh “bà Watanabe” - đã đầu tư vào đồng Đôla New Zealand hay Kronur của Iceland. Thời gian này, loại tài sản đang được “bà Watanabe” ưa chuộng là trái phiếu Brazil. Trong khi đó, các nhà đầu tư Nhật nhìn chung vẫn tỏ thái độ e dè trước thị trường chứng khoán nội địa.
Theo các chuyên gia kinh tế, tác động nặng nề nhất của hai thập kỷ mất mát mà Nhật Bản đã trải qua là những tác động lan truyền qua các ngân hàng và doanh nghiệp. Sau khi vật lộn với những khoản nợ xấu chồng chất, nhiều nhà băng của Nhật đã chấp nhận thua lỗ, tái cấu trúc và sáp nhập. Tuy nhiên, theo ông Takuji Aida, chuyên gia kinh tế của ngân hàng UBS tại Nhật, do kỳ vọng giảm phát, lợi suất trái phiếu dài hạn tại Nhật duy trì ở mức rất thấp, khiến mức chênh lệch giữa lãi suất ngắn hạn và dài hạn là không đáng kể, làm cho các ngân hàng không dễ vượt qua khó khăn. Bởi thế, hoạt động tín dụng chỉ có thể diễn ra yếu ớt.
Trong khi đó, các công ty Nhật vừa phải tập trung vào việc trả nợ, lại vừa phải đương đầu với tình trạng giảm phát và mức giá cạnh tranh của hàng nhập khẩu. Các nhà xuất khẩu lớn của Nhật đã buộc phải tái cấu trúc và gặt hái nhiều thành công trong thời gian từ 2002-2007. Tuy nhiên, doanh nghiệp trong những lĩnh vực có sự bảo hộ của Chính phủ thì chống chọi kém hơn với khó khăn. Cả lợi nhuận, tiền lương và đầu tư trong những doanh nghiệp này đều đi xuống trong thập kỷ vừa qua.
Điều này lại tác động tới các hộ gia đình. Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), với hoạt động cắt giảm lao động tại các doanh nghiệp, tỷ lệ số lao động có hợp đồng làm việc toàn thời gian đã giảm từ mức khoảng 80% lực lượng lao động Nhật vào năm 1990 xuống còn 66% vào năm 2007. Cùng với đó, tỷ lệ những công việc lương thấp và làm mùa vụ tăng lên. Sự sa sút của tiền lương cũng làm số phụ nữ đi làm ở Nhật tăng, do nhiều gia đình không thể chỉ phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất của người chồng.
Do người Nhật không vay tiêu dùng nhiều như ở phương Tây nên trong bối cảnh thu nhập đi xuống, không ít người dân của nước này đã phải phụ thuộc nhiều hơn vào tiền tiết kiệm của bản thân, hoặc thậm chí là của cha mẹ. Nhưng khi dân số Nhật lão hóa, số người nghỉ hưu nhiều lên, lượng tiền tiết kiệm cũng suy giảm.
Bởi thế, với thế hệ trẻ ở Nhật, thập kỷ mà họ sắp bước vào có lẽ sẽ còn khó khăn hơn hai thập kỷ mất mát vừa qua.
(Theo Economist)