Luật Quản lý ngoại thương “đẩy việc cho Chính phủ”
“Dự thảo đẻ ra nhiều loại giấy phép mới mà không kèm theo bất cứ quy định nào về điều kiện, về căn cứ”
“Dự thảo Luật Quản lý ngoại thương điển hình là một luật khung, luật ống. Xem kỹ mới thấy có nhiều vấn đề có thể quy định chi tiết, nhưng dự thảo lại đẩy việc cho Chính phủ”.
Nhận xét trên được đại biểu Vũ Tiến Lộc nêu tại phiên thảo luận về dự án luật Quản lý ngoại thương của Quốc hội, hôm 7/11.
“Có thể dẫn tới lạm quyền”
“Các biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, danh mục các biện pháp cấm này thì kiểu gì cũng phải tuân thủ các cam kết của WTO. Các cam kết TPP hay EVFTA hoặc các hiệp định tự do thương mại khác thì chỉ áp dụng cho một số thị trường cụ thể. Vậy thì tại sao chúng ta lại không quy định luôn trong luật mà phải chuyển cho Chính phủ?”, ông Lộc đặt câu hỏi.
Nhiều biện pháp trong dự thảo luật còn quy định ở mức “rất chung” cũng là băn khoăn của đại biểu Nguyễn Vân Chi. Quy định chung chung, theo đại biểu là chưa thể hiện được cơ chế áp dụng trên thực tế và chủ yếu sẽ do Bộ Công Thương hoặc Chính phủ quyết định. Do đó, việc áp dụng trên thực tế sau này hoàn toàn phụ thuộc vào các văn bản hướng dẫn dưới luật.
“Dự thảo trao quyền quyết định cho Bộ Công Thương trong rất nhiều trường hợp, nhưng trao quyền mà không đi kèm theo bất cứ tiêu chí nào, có thể dẫn tới lạm quyền. Tương tự như vậy, dự thảo đẻ ra nhiều loại giấy phép mới mà không kèm theo bất cứ quy định nào về điều kiện, về căn cứ cấp giấy phép, mà chỉ quy định duy nhất về cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép là Bộ Công Thương, do vậy cũng không minh bạch”, đại biểu Vũ Tiến Lộc góp ý.
Cũng băn khoăn về thẩm quyền, đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) nêu: dự luật quy định rất nhiều thẩm quyền cho ngành công thương cũng như đưa ra rất nhiều loại giấy phép quy định về hạn ngạch. Các điều khoản này dễ bị công chức thi hành lợi dụng tạo cơ chế xin - cho và thiếu cơ chế giám sát minh bạch, ông lo ngại.
Đại biểu Đỗ Thị Lan phân tích, việc quyết định hạn ngạch đối với một số hàng hóa từ tài nguyên của quốc gia có giá trị, số lượng lớn, ảnh hưởng nhiều đến chính sách điều tiết vĩ mô, nên giao cho Chính phủ quy định.
Cần rà soát những loại hàng hóa thuộc thẩm quyền Chính phủ quyết định hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu. Những hàng hóa khác có thể quy định phân cấp cho Bộ Công Thương hoặc Bộ trưởng Bộ Công Thương và đề nghị quy định rõ trong luật, đồng thời quy định rõ quy trình, nguyên tắc, quyết định, chế tài đối với việc quyết định hạn ngạch xuất khẩu và nhập khẩu, đại biểu Lan đề nghị.
Bên cạnh các vấn đề cụ thể, một số vị đại biểu cho rằng nên đổi tên gọi dự án luật thành Luật Ngoại thương, không nên nhấn mạnh nhu cầu quản lý ở tên gọi.
“Phải có một cơ quan đầu mối thực hiện”
Ghi nhận ý kiến đại biểu, nhưng Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định quan điểm của Bộ và ban soạn thảo đây là một luật rất quan trọng để điều chỉnh các hoạt động về thương mại quốc gia, giữa chủ thể là Nhà nước với Nhà nước, và Nhà nước với các tổ chức doanh nghiệp của nước ngoài, cũng như doanh nghiệp trong nước.
Quan điểm Chính phủ là quan điểm của một môi trường hướng tới doanh nghiệp để phục vụ cho phát triển của doanh nghiệp không mâu thuẫn với tên của Luật Quản lý ngoại thương, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Về e ngại của đại biểu Quốc hội cũng như của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội về sự quá tập trung nhiều quyền hạn cũng như quyền lực cho các cơ quan quản lý nhà nước trong đó có Bộ Công Thương, Bộ trưởng nói: “Nguyên tắc của chúng ta phải rõ ràng, rành mạch trong việc trách nhiệm phải có một cơ quan đầu mối thực hiện, để chịu trách nhiệm trong việc xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật”.
Tuy nhiên, ông cũng đồng tình với nhiều nhận định, đánh giá của các đại biểu Quốc hội rằng, cũng cần phải tiếp tục làm rõ thêm các nguyên tắc cũng như những nội dung cụ thể để quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan đầu mối ở đây, kể cả đó là Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hay Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Nhận xét trên được đại biểu Vũ Tiến Lộc nêu tại phiên thảo luận về dự án luật Quản lý ngoại thương của Quốc hội, hôm 7/11.
“Có thể dẫn tới lạm quyền”
“Các biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, danh mục các biện pháp cấm này thì kiểu gì cũng phải tuân thủ các cam kết của WTO. Các cam kết TPP hay EVFTA hoặc các hiệp định tự do thương mại khác thì chỉ áp dụng cho một số thị trường cụ thể. Vậy thì tại sao chúng ta lại không quy định luôn trong luật mà phải chuyển cho Chính phủ?”, ông Lộc đặt câu hỏi.
Nhiều biện pháp trong dự thảo luật còn quy định ở mức “rất chung” cũng là băn khoăn của đại biểu Nguyễn Vân Chi. Quy định chung chung, theo đại biểu là chưa thể hiện được cơ chế áp dụng trên thực tế và chủ yếu sẽ do Bộ Công Thương hoặc Chính phủ quyết định. Do đó, việc áp dụng trên thực tế sau này hoàn toàn phụ thuộc vào các văn bản hướng dẫn dưới luật.
“Dự thảo trao quyền quyết định cho Bộ Công Thương trong rất nhiều trường hợp, nhưng trao quyền mà không đi kèm theo bất cứ tiêu chí nào, có thể dẫn tới lạm quyền. Tương tự như vậy, dự thảo đẻ ra nhiều loại giấy phép mới mà không kèm theo bất cứ quy định nào về điều kiện, về căn cứ cấp giấy phép, mà chỉ quy định duy nhất về cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép là Bộ Công Thương, do vậy cũng không minh bạch”, đại biểu Vũ Tiến Lộc góp ý.
Cũng băn khoăn về thẩm quyền, đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) nêu: dự luật quy định rất nhiều thẩm quyền cho ngành công thương cũng như đưa ra rất nhiều loại giấy phép quy định về hạn ngạch. Các điều khoản này dễ bị công chức thi hành lợi dụng tạo cơ chế xin - cho và thiếu cơ chế giám sát minh bạch, ông lo ngại.
Đại biểu Đỗ Thị Lan phân tích, việc quyết định hạn ngạch đối với một số hàng hóa từ tài nguyên của quốc gia có giá trị, số lượng lớn, ảnh hưởng nhiều đến chính sách điều tiết vĩ mô, nên giao cho Chính phủ quy định.
Cần rà soát những loại hàng hóa thuộc thẩm quyền Chính phủ quyết định hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu. Những hàng hóa khác có thể quy định phân cấp cho Bộ Công Thương hoặc Bộ trưởng Bộ Công Thương và đề nghị quy định rõ trong luật, đồng thời quy định rõ quy trình, nguyên tắc, quyết định, chế tài đối với việc quyết định hạn ngạch xuất khẩu và nhập khẩu, đại biểu Lan đề nghị.
Bên cạnh các vấn đề cụ thể, một số vị đại biểu cho rằng nên đổi tên gọi dự án luật thành Luật Ngoại thương, không nên nhấn mạnh nhu cầu quản lý ở tên gọi.
“Phải có một cơ quan đầu mối thực hiện”
Ghi nhận ý kiến đại biểu, nhưng Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định quan điểm của Bộ và ban soạn thảo đây là một luật rất quan trọng để điều chỉnh các hoạt động về thương mại quốc gia, giữa chủ thể là Nhà nước với Nhà nước, và Nhà nước với các tổ chức doanh nghiệp của nước ngoài, cũng như doanh nghiệp trong nước.
Quan điểm Chính phủ là quan điểm của một môi trường hướng tới doanh nghiệp để phục vụ cho phát triển của doanh nghiệp không mâu thuẫn với tên của Luật Quản lý ngoại thương, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Về e ngại của đại biểu Quốc hội cũng như của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội về sự quá tập trung nhiều quyền hạn cũng như quyền lực cho các cơ quan quản lý nhà nước trong đó có Bộ Công Thương, Bộ trưởng nói: “Nguyên tắc của chúng ta phải rõ ràng, rành mạch trong việc trách nhiệm phải có một cơ quan đầu mối thực hiện, để chịu trách nhiệm trong việc xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật”.
Tuy nhiên, ông cũng đồng tình với nhiều nhận định, đánh giá của các đại biểu Quốc hội rằng, cũng cần phải tiếp tục làm rõ thêm các nguyên tắc cũng như những nội dung cụ thể để quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan đầu mối ở đây, kể cả đó là Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hay Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài chính.