Số người chết vì động đất ở Nepal không ngừng tăng
Tính đến sáng sớm nay, số người thiệt mạng trong thảm họa này đã lên tới xấp xỉ 2.500 người
Hàng nghìn người Nepal đã chịu cảnh màn trời chiếu đất trong đêm qua và rạng sáng nay (27/4) vì lo sợ những cơn dư chấn tiếp tục làm rung chuyển nước này sau trận động đất lịch sử xảy ra cách đây 2 hôm. Ước tính, số người thiệt mạng trong thảm họa này đã lên tới xấp xỉ 2.500 người.
Hãng tin Reuters cho biết, ở thủ đô Kathmandu - thành phố 2,5 triệu dân - và các khu vực khác, những gia đình đã kiệt quệ vì mất nhà cửa hoặc nhà có nguy cơ bị sập phải dựng lều, trải đệm để qua đêm ngay trên đường phố trong thời tiết có mưa. Những người bị ốm và bị thương cũng phải nằm ngoài trời vì các bệnh viện trong thành phố đều đã rơi vào tình trạng quá tải.
Bên ngoài trường trung cấp y khoa Kathmandu, các bác sỹ đã phải lập một phòng phẫu thuật bên trong một cái lều.
Người dân xếp hàng dài để chờ lấy nước từ những chiếc xe tải, trong khi chỉ có một vài cửa hàng tạp hóa còn mở cửa trong tình trạng gần như không còn gì để bán. Đám đông chen chúc trước một hiệu dược phẩm để chờ mua được thuốc.
Trên dãy nũi Himalayas, hàng trăm người leo núi là người nước ngoài hoặc bản xứ vẫn đang bị mắc kẹt sau trận lở tuyết khiến 19 người thiệt mạng. Đây được xem là một trong những thảm họa tồi tệ nhất từng xảy ra ở Everest, đỉnh núi cao nhất thế giới.
Tính đến sáng sớm ngày 27/4, nhà chức trách Nepal xác nhận đã có 2.482 người chết trong trận động đất 7,9 độ richter hôm 25/4. Ngoài ra, nhà chức trách đã thống kê được 6.100 người khác bị thương trong vụ động đất này.
Vào chiều ngày Chủ nhật, một đợt dư chấn mạnh với cường độ 6,7 độ richter đã xảy ra, khiến người dân thêm phần hoảng sợ đồng thời gây ra thêm thiệt hại về người và nhà cửa.
Số người chết có thể sẽ tăng cao hơn bởi đến nay các nhân viên cứu hộ chưa thể đi tới các khu vực xa xôi của Nepal, quốc gia nghèo 28 triệu dân với khu vực đồi núi hiểm trở. Ngoài ra, nhiều thi thể vẫn đang mắc kẹt dưới các đống đổ nát, chờ được đưa ra ngoài. Thảm họa này là trận động đất mạnh nhất ở Nepal kể từ trận động đất xảy ra vào năm 1934 khiến 8.500 người thiệt mạng.
Giữa lúc có quá nhiều người phải ngủ ngoài trời trong tình trạng không điện nước và dự báo thời tiết tiếp tục có mưa, nhà chức trách cảnh báo có thể xảy ra tình trạng thiếu thực phẩm và nước uống nghiêm trọng. Trên khắp Nepal, hàng trăm ngôi làng đã chứng kiến cảnh người dân rời đi sau trận động đất để tìm đường sống.
“Chúng tôi đang bị quá tải trước những lời cầu cứu từ khắp nơi trên đất nước”, ông Deepak Panda, một thành viên cơ quan quản lý thảm họa quốc gia Nepal, cho biết.
Nhiều quốc gia đã nhanh chóng gửi hàng cứu trợ và nhân sự tới giúp Nepal. Ấn Độ đã đưa thuốc men và các thành viên của lực lượng phản ứng thảm họa quốc gia sang Nepal, trong khi Trung Quốc cử một đội giải cứu gồm hơn 60 thành viên. Quân đội Pakistan tuyên bố cử một máy bay, một đội tìm kiếm cứu nạn và đưa hàng tiếp tế sang Nepal.
Một phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết một máy bay quân sự Mỹ chở theo 70 chuyên gia và nhân viên tìm kiếm cứu nạn đã xuất phát từ nước này vào ngày Chủ nhật và dự kiến sẽ tới Kathmandu ngày hôm nay. Australia cũng đã cử chuyên gia sang giúp theo đề nghị của Nepal.
Chính phủ Anh, quốc gia có hàng trăm công dân được cho là đang ở Nepal, tuyên bố sẽ cung cấp hàng cứu trợ, thuốc men và nhân sự tìm kiếm.
Nhưng theo Reuters, hầu như chưa thấy dấu hiệu nào của sự hỗ trợ quốc tế tại hiện trường. Một số chuyến bay cứu trợ không thể hạ cánh bởi các đợt dư chấn khiến sân bay chính của Kathmandu bị tê liệt nhiều lần trong ngày Chủ nhật.
Vụ động đất cho thấy rõ tình trạng yếu kém của hệ thống y tế của Nepal. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2011, Nepal chỉ có 2,1 bác sỹ và 50 giường bệnh cho mỗi 10.000 dân.
Theo ông Rajiv Biswas, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của công ty nghiên cứu IHS, chi phí tái thiết dài hạn của Nepal sau vụ động đất có thể lên tới hơn 5 tỷ USD, tương đương khoảng 20% GDP của nước này.
Hãng tin Reuters cho biết, ở thủ đô Kathmandu - thành phố 2,5 triệu dân - và các khu vực khác, những gia đình đã kiệt quệ vì mất nhà cửa hoặc nhà có nguy cơ bị sập phải dựng lều, trải đệm để qua đêm ngay trên đường phố trong thời tiết có mưa. Những người bị ốm và bị thương cũng phải nằm ngoài trời vì các bệnh viện trong thành phố đều đã rơi vào tình trạng quá tải.
Bên ngoài trường trung cấp y khoa Kathmandu, các bác sỹ đã phải lập một phòng phẫu thuật bên trong một cái lều.
Người dân xếp hàng dài để chờ lấy nước từ những chiếc xe tải, trong khi chỉ có một vài cửa hàng tạp hóa còn mở cửa trong tình trạng gần như không còn gì để bán. Đám đông chen chúc trước một hiệu dược phẩm để chờ mua được thuốc.
Trên dãy nũi Himalayas, hàng trăm người leo núi là người nước ngoài hoặc bản xứ vẫn đang bị mắc kẹt sau trận lở tuyết khiến 19 người thiệt mạng. Đây được xem là một trong những thảm họa tồi tệ nhất từng xảy ra ở Everest, đỉnh núi cao nhất thế giới.
Tính đến sáng sớm ngày 27/4, nhà chức trách Nepal xác nhận đã có 2.482 người chết trong trận động đất 7,9 độ richter hôm 25/4. Ngoài ra, nhà chức trách đã thống kê được 6.100 người khác bị thương trong vụ động đất này.
Vào chiều ngày Chủ nhật, một đợt dư chấn mạnh với cường độ 6,7 độ richter đã xảy ra, khiến người dân thêm phần hoảng sợ đồng thời gây ra thêm thiệt hại về người và nhà cửa.
Số người chết có thể sẽ tăng cao hơn bởi đến nay các nhân viên cứu hộ chưa thể đi tới các khu vực xa xôi của Nepal, quốc gia nghèo 28 triệu dân với khu vực đồi núi hiểm trở. Ngoài ra, nhiều thi thể vẫn đang mắc kẹt dưới các đống đổ nát, chờ được đưa ra ngoài. Thảm họa này là trận động đất mạnh nhất ở Nepal kể từ trận động đất xảy ra vào năm 1934 khiến 8.500 người thiệt mạng.
Giữa lúc có quá nhiều người phải ngủ ngoài trời trong tình trạng không điện nước và dự báo thời tiết tiếp tục có mưa, nhà chức trách cảnh báo có thể xảy ra tình trạng thiếu thực phẩm và nước uống nghiêm trọng. Trên khắp Nepal, hàng trăm ngôi làng đã chứng kiến cảnh người dân rời đi sau trận động đất để tìm đường sống.
“Chúng tôi đang bị quá tải trước những lời cầu cứu từ khắp nơi trên đất nước”, ông Deepak Panda, một thành viên cơ quan quản lý thảm họa quốc gia Nepal, cho biết.
Nhiều quốc gia đã nhanh chóng gửi hàng cứu trợ và nhân sự tới giúp Nepal. Ấn Độ đã đưa thuốc men và các thành viên của lực lượng phản ứng thảm họa quốc gia sang Nepal, trong khi Trung Quốc cử một đội giải cứu gồm hơn 60 thành viên. Quân đội Pakistan tuyên bố cử một máy bay, một đội tìm kiếm cứu nạn và đưa hàng tiếp tế sang Nepal.
Một phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết một máy bay quân sự Mỹ chở theo 70 chuyên gia và nhân viên tìm kiếm cứu nạn đã xuất phát từ nước này vào ngày Chủ nhật và dự kiến sẽ tới Kathmandu ngày hôm nay. Australia cũng đã cử chuyên gia sang giúp theo đề nghị của Nepal.
Chính phủ Anh, quốc gia có hàng trăm công dân được cho là đang ở Nepal, tuyên bố sẽ cung cấp hàng cứu trợ, thuốc men và nhân sự tìm kiếm.
Nhưng theo Reuters, hầu như chưa thấy dấu hiệu nào của sự hỗ trợ quốc tế tại hiện trường. Một số chuyến bay cứu trợ không thể hạ cánh bởi các đợt dư chấn khiến sân bay chính của Kathmandu bị tê liệt nhiều lần trong ngày Chủ nhật.
Vụ động đất cho thấy rõ tình trạng yếu kém của hệ thống y tế của Nepal. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2011, Nepal chỉ có 2,1 bác sỹ và 50 giường bệnh cho mỗi 10.000 dân.
Theo ông Rajiv Biswas, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của công ty nghiên cứu IHS, chi phí tái thiết dài hạn của Nepal sau vụ động đất có thể lên tới hơn 5 tỷ USD, tương đương khoảng 20% GDP của nước này.