Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tặng VinES cho VinFast: Bước tiến cho hãng xe Việt làm chủ nguồn cung pin

Hoàng Lâm
Với việc Chủ tịch Tập đoàn Vingroup – ông Phạm Nhật Vượng công bố tặng 99,8% Công ty Cổ phần Giải pháp Năng lượng VinES cho Công ty VinFast, sau sáp nhập, VinFast sẽ có thể tự chủ về công nghệ pin – cấu phần quan trọng của xe điện, đồng thời làm chủ được chuỗi sản xuất, gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Đây là một bước ngoặt hết sức quan trọng đối với VinFast trong chặng đường sắp tới cạnh tranh với các đối thủ trên quốc tế.

Tăng cường sức mạnh cạnh tranh

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tặng VinES cho VinFast: Bước tiến cho hãng xe Việt làm chủ nguồn cung pin - Ảnh 1

Với việc sở hữu VinES, VinFast sẽ chủ động được về nguồn cung pin xe điện, tăng cường năng lực cạnh tranh.

Theo đó, công ty VinES sẽ được sáp nhập vào công ty VinFast nhằm chủ động công nghệ và tập trung nguồn lực để tăng cường nghiên cứu, phát triển pin cho các dòng xe điện của VinFast.  VinES là công ty thành viên của hệ sinh thái Vingroup có tổng đầu tư vốn pháp định 6.500 tỷ đồng. Công ty hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển và sản xuất pin lithium-ion chất lượng cao ứng dụng cho xe điện, hệ thống lưu trữ năng lượng và các ứng dụng khác. Bên cạnh đó, VinES cũng đang hợp tác với các đối tác công nghệ pin hàng đầu trên thế giới để trở thành nhà cung cấp giải pháp năng lượng toàn diện.

Sau khi sáp nhập, VinFast sẽ được kế thừa toàn bộ các bằng sáng chế tế bào pin, pack pin, nhà xưởng, công nghệ, các quan hệ đối tác, cũng như hợp đồng với các nhà cung cấp của VinES. Việc sở hữu công nghệ pin và hệ thống nhà máy sản xuất pin hiện đại của VinES là cột mốc quan trọng trong việc toàn diện hóa năng lực cho chuỗi sản xuất VinFast, đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội cho VinFast trên thị trường xe điện toàn cầu.

Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Vingroup và Tổng giám đốc VinFast toàn cầu nhận định: “Việc sáp nhập VinES vào VinFast giúp chúng tôi chủ động trong các mảng công nghệ pin và nguồn cung ứng pin cho xe điện, tối ưu chi phí và gia tăng hàm lượng công nghệ cho xe VinFast. Đây cũng là một bước tiến quan trọng trong việc phát triển và kiểm soát chuỗi cung ứng và dây chuyền sản xuất tích hợp, đẩy mạnh hơn nữa thế mạnh cạnh tranh cho xe điện VinFast”.

Trước đó, vào cuối tháng 4/2023, ông Phạm Nhật Vượng đã công bố tặng 1 tỷ USD cho VinFast từ nguồn tài sản cá nhân. Cùng với ông Vượng, Tập đoàn Vingroup do ông sáng lập cũng thông báo tài trợ không hoàn lại 500 triệu USD và cho vay 1 tỷ USD trong thời hạn tối đa 5 năm nhằm gia tăng nguồn lực cho các mục tiêu tăng trưởng lên quy mô toàn cầu của VinFast.

Trước đó, ngày 30/10/2022, VinFast đã ký kết Biên bản ghi nhớ về Hợp tác Chiến lược Toàn cầu nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực phát triển xe điện, bao gồm công nghệ khung gầm thông minh tích hợp pin CTC (Cell to Chassis). Theo thoả thuận này, CATL và VinFast dự kiến sẽ hợp tác để cùng phát triển công nghệ mới, trong đó pin và nhiều bộ phận quan trọng được tích hợp vào khung gầm xe, giúp giảm trọng lượng, tăng quãng đường di chuyển của xe và giảm chi phí. Dự kiến VinFast sẽ là nhà sản xuất xe ô tô tiên phong đưa công nghệ mới này ra thị trường toàn cầu với sự hợp tác chiến lược cùng CATL.

Việc trở thành đối tác chiến lược của CATL là một sự kiện rất quan trọng. Với việc kết hợp thế mạnh về phát triển xe của VinFast cùng với thế mạnh nghiên cứu, sản xuất pin của hãng pin số 1 thế giới CATL, VinFast sẽ tạo ra bước phát triển đột phá trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, mang lại khả năng tăng quãng đường di chuyển vượt bậc và giúp giá cả cạnh tranh hơn cho các dòng xe trong tương lai.”

Đặc biệt sự hợp tác này còn giúp thúc đẩy các đột phá về công nghệ pin và giải pháp di chuyển điện hóa trên phạm vi toàn cầu, đóng góp vào các mục tiêu chuyển đổi năng lượng và giảm thiểu phát thải carbon trên hành tinh.

VinFast bàn giao 10.027 ô tô điện trong Quý 3/2023, mở rộng quy mô toàn cầu

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tặng VinES cho VinFast: Bước tiến cho hãng xe Việt làm chủ nguồn cung pin - Ảnh 2

Với hơn 10.000 chiếc xe điện được bàn giao, doanh số xe điện VinFast đã tăng tương đương 5% so với Quý 2/2023, nâng tổng số xe tiêu thụ 9 tháng đầu năm 2023 lên 21.342 xe.

Số lượng xe ô tô điện VinFast đã bàn giao trong Quý 3/2023 là 10.027 xe, tăng 5% so với Quý 2/2023. Quý 3 cũng bước đầu ghi nhận doanh số tích cực hơn trong tháng 9 tại thị trường Bắc Mỹ, đặc biệt là Canada.

Bên cạnh ô tô điện, trong Quý 3/2023, VinFast ghi nhận doanh số xe máy điện ấn tượng với 28.220 xe đã bàn giao, tăng 177% so với Quý 2/2023 và tăng 113% so với Quý 3/2022.

Tổng doanh thu Quý 3/2023 của VinFast đạt 8.254 tỷ đồng (342,7 triệu đô la Mỹ), tăng 4% so với Quý 2/2023 và tăng 159% so với Quý 3/2022. Tổng doanh thu chủ yếu đến từ doanh thu bán xe điện (7.698 tỷ đồng).

Quý 3/2023 ghi nhận lỗ gộp ở mức 2.468 tỷ đồng (102,4 triệu đô la Mỹ) và biên lợi nhuận gộp ở mức -30%, cải thiện so với Quý 2/2023.

Bên cạnh đó, theo Thỏa thuận cấp vốn của Vingroup và Chủ tịch Phạm Nhật Vượng cho VinFast đã được công bố vào tháng 4/2023,  tính đến ngày 30/9/2023, Vingroup đã giải ngân khoản vay 23.000 tỷ đồng và trong tháng 9/2023, Chủ tịch Phạm Nhật Vượng cũng đã giải ngân tặng 7.000 tỷ đồng cho VinFast.

Trong 6 tháng tới, VinFast dự kiến nhận đến 12.000 tỷ đồng tài trợ không hoàn lại từ Vingroup. Bên cạnh đó, hai cổ đông kiểm soát bởi Chủ tịch Phạm Nhật Vượng sẽ tặng cho VinFast toàn bộ số tiền ròng thu được từ bán 46 triệu cổ phiếu, theo thông tin đã đăng ký tại Bản cáo bạch F-1 nộp cho SEC gần đây.  

Tổng nguồn tiền VinFast kỳ vọng nhận về trong các quý tiếp theo có thể lên đến 29 nghìn tỷ đồng hoặc nhiều hơn.

Bà Lê Thị Thu Thủy, Tổng Giám Đốc toàn cầu của VinFast, chia sẻ: “Đây là quý đầu tiên VinFast niêm yết trên sàn Nasdaq và tuân thủ các chuẩn mực báo cáo, công bố thông tin công khai cho công ty đại chúng tại Mỹ. Chúng tôi có rất nhiều kế hoạch và hoài bão lớn để xây dựng một tương lai xanh cho nhân loại. Các thành công đạt được trong 2 quý vừa rồi chỉ là bước đầu. Ban lãnh đạo đã đưa ra kế hoạch hành động khả thi cho từng bước tiến để VinFast có thể bứt tốc nhanh nhất và đạt được cấp độ của một công ty toàn cầu”.

Trong thời gian qua, VinFast tiếp tục mở rộng dải sản phẩm khi chính thức ra mắt mẫu SUV điện hạng B (VF 6) tại thị trường Việt Nam vào ngày 29/9/2023. Đây là mẫu xe chiến lược tiếp theo trong dải sản phẩm ô tô điện của VinFast có giá bán hợp lý, hướng tới đối tượng gia đình trẻ.

Cùng với việc ra mắt mẫu xe mới, VinFast dự kiến chuyển đổi mô hình kinh doanh, mở rộng hệ thống kênh phân phối thông qua hợp tác với các đại lý và nhà phân phối trên toàn cầu. Mô hình mới sẽ mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng, thúc đẩy tốc độ hiện diện tại các thị trường mục tiêu trong khi tối ưu chi phí đầu tư. Để hỗ trợ các đại lý phát triển nhanh các cửa hàng trong giai đoạn đầu, VinFast có thể sẽ chuyển nhượng một số các cửa hàng của mình cho các đại lý. VinFast cũng đảm bảo tiếp tục duy trì và đẩy mạnh chính sách hậu mãi tốt nhất thị trường của mình.

Tại Mỹ, tính đến ngày 30/09/2023, VinFast đã tiếp nhận Thư quan tâm/Đơn đăng ký từ 27 đại lý với hơn 100 điểm bán trên khắp các bang của Mỹ như Florida, Texas, North Carolina, Virginia, New Jersey và Arkansas. Cũng trong Quý 3, VinFast cũng đã bổ sung thêm 10.000 điểm sạc của đối tác tại thị trường Bắc Mỹ, nâng tổng điểm sạc cho xe VinFast lên hơn 107.000 điểm.

Về quy mô hoạt động, Công ty dự kiến phát triển kinh doanh tại ít nhất 50 thị trường mới trên toàn cầu vào cuối năm 2024. Bên cạnh đó, VinFast cũng công bố kế hoạch xây dựng nhà máy lắp ráp tại Ấn Độ, thị trường ô tô lớn thứ 3 thế giới sau kế hoạch xây dựng nhà máy tại Mỹ và Indonesia đã được công bố trước đó. Tổng vốn đầu tư nhà máy tại Ấn Đô dự kiến khoảng 150-200 triệu đô la Mỹ với công suất lên tới 50.000 xe/năm trong giai đoạn 1.

Việc xây dựng nhà máy tại các thị trường mới cho phép VinFast tận dụng tối đa các ưu đãi của Chính phủ sở tại, giảm các loại thuế quan, và tiếp cận nguồn nguyên liệu thô với mức giá hấp dẫn. Ngân sách đầu tư cho nhà máy lắp ráp tại Indonesia và Ấn Độ sẽ được cân đối từ khoản tối ưu tổng mức đầu tư trong 2 năm tới.

David Mansfield, Giám đốc Tài chính của VinFast, cho biết: “Chúng tôi nhìn thấy kết quả tích cực trong hoạt động kinh doanh của mình khi doanh số bán hàng và doanh thu đang ngày càng được cải thiện, đồng thời cũng đang tập trung thực hiện các sáng kiến cắt giảm chi phí để tiến tới mục tiêu có lợi nhuận. VinFast đang tăng cường giao xe theo kế hoạch và sẵn sàng mở rộng tại các thị trường chiến lược như Indonesia và Ấn Độ. Công ty tiếp tục tìm kiếm cơ hội tối ưu hóa hiệu suất đầu tư, củng cố bảng cân đối kế toán để hỗ trợ tăng trưởng và đạt được thành công hơn nữa”.

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới cao tới 100% đối với xe điện của Trung Quốc và thuế nhập khẩu bổ sung đối với các hàng hóa khác bao gồm cả chất bán dẫn, sớm nhất là vào tuần tới.
Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thương hiệu ô tô GAC đến từ Trung Quốc sẽ chính thức được Tập đoàn Tan Chong nhập khẩu, phân phối. Cụ thể, thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong phân phối thông qua công ty con TCSV (TC Services Việt Nam) và được uỷ quyền tham gia phân phối bán lẻ các loại ô tô, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế theo pháp luật Việt Nam.