Subaru triệu hồi 3 dòng xe tại thị trường Việt Nam

Đào Hưng
Nhà sản xuất ôtô Nhật Bản quyết định triệu hồi 18 xe thuộc các dòng BRZ, XV và Forester tại thị trường Việt Nam để khắc phục lỗi
Lý do của đợt triệu hồi này là để thay thế lò xo xu–páp động cơ.
Lý do của đợt triệu hồi này là để thay thế lò xo xu–páp động cơ.

Nhà phân phối Subaru tại thị trường Việt Nam bắt đầu thực hiện chương trình hiệu hồi đối với 18 chiếc Subaru thuộc dòng BRZ, XV và Forester.

Số xe thuộc diện triệu hồi được sản xuất trong khoảng thời gian từ năm 2012 - 2013, đều do Công ty TNHH Hình tượng Ôtô Việt Nam (Motor Image) nhập khẩu và phân phối.

Ở những xe này, dung sai đường kính lò xo xu-páp được thiết kế chưa phù hợp, dẫn đến vượt quá sức bền chịu mỏi của lò xo trong quá trình hoạt động và trong thành phần vật liệu chế tạo lò xo bị lẫn tạp chất siêu nhỏ làm cho độ bền của lò xo xu–páp bị giảm xuống, dẫn đến nứt gãy lò xo.

Trong quá trình di chuyến, nếu lò xo của bất kỳ một xu-páp nào bị gẫy thì nó có thể gây ra tiếng ồn bất thường. Trường hợp xấu nhất có thể khiến động cơ chết máy đồng thời không khởi động lại và có khả năng gây mất an toàn cho người tham gia giao thông.

Cho đến thời điểm hiện tại, hãng xe Nhật Bản chưa nhận được bất kỳ một báo cáo nào liên quan đến việc khách hàng khiếu nại về hiện tượng trên. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, khách hàng nên đưa xe đi kiểm tra.

Chương trình triệu hồi sẽ bắt đầu được triển khai từ 18/2/2019 đến hết ngày 18/2/2020. Thời gian kiểm tra và khắc phục lỗi dự kiến từ khoảng 12,5 giờ cho mỗi xe.

Tin mới

Hành trình tìm lại vị thế của dòng xe sedan tại Việt Nam

Hành trình tìm lại vị thế của dòng xe sedan tại Việt Nam

Từng là biểu tượng của ngành công nghiệp ô tô thế giới, những năm gần đây, vị thế của dòng xe sedan đang bị thử thách bởi sự tăng trưởng mạnh của dòng xe SUV, MPV. Tại Việt Nam, doanh số sedan liên tục sụt giảm, khiến cuộc cạnh tranh trong từng phân khúc ngày càng trở nên khốc liệt hơn.
Tín chỉ carbon: “Miếng bánh” ít người biết của Tesla

Tín chỉ carbon: “Miếng bánh” ít người biết của Tesla

Tín chỉ carbon không tác động trực tiếp đến người mua ô tô, nhưng chúng là tài sản rất quan trọng mà các công ty ô tô cần cân nhắc và chúng sẽ định hình tương lai của ngành. Trong khi nhiều hãng xe khác đang loay hoay tìm hướng đi trong cuộc đua điện khí hoá thì Tesla của Elon Musk đã tạo ra khoản tiền đáng kể 1,79 tỷ USD từ việc bán tín dụng carbon năm 2023, nâng tổng thu nhập từ các khoản tín dụng từ tín chỉ carbon kể từ năm 2009 lên gần 9 tỷ USD.