G7 tuyên bố về biển Đông, Trung Quốc tức tối
Sau khi tuyên bố của G7 được đưa ra, hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc đăng một bài xã luận đáp trả
Tuyên bố chung ngày 8/6 của các nhà lãnh đạo nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đã bày tỏ lo ngại về tình hình trên biển Đông. Trung Quốc ngay lập tức “phản pháo” tuyên bố này.
Hãng tin Reuters cho biết, trong tuyên bố chung được đưa ra sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày ở Đức, các nhà lãnh đạo G7 kêu gọi các bên liên quan tới căng thẳng trên biển Đông tuân thủ luật pháp quốc tế.
“Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình, cũng như việc sử dụng các vùng biển trên thế giới một cách tự do và đúng pháp luật”, tuyên bố chung của G7 có đoạn viết.
Sau khi tuyên bố này được đưa ra, hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc liền đăng một bài xã luận.
“Mặc dù các nhà lãnh đạo G7 không đề cập đến quốc gia cụ thể nào trong tuyên bố của họ, có thể thấy rõ các nước phương Tây đang ám chỉ Trung Quốc, nước có lợi ích lớn nhất trong vấn đề biển Đông”, bài xã luận có đoạn viết.
Bài viết này nói, “không một quốc gia thành viên nào của G7 liên quan đến vấn đề biển Đông và việc can thiệp vào tranh chấp lãnh thổ trên biển giữa Trung Quốc với một số nước châu Á sẽ chỉ làm phương hại đến mối quan hệ giữa phương Tây với Trung Quốc, cũng như đe dọa đến hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.
Tuy không nhắc đích danh Trung Quốc, tuyên bố của G7 đã nói đến việc xây dựng quy mô lớn trên biển Đông.
“Chúng tôi phản đối mạnh mẽ việc sử dụng các hình thức đe dọa, ép buộc hay vũ lực, cũng như bất kỳ hành động đơn phương nào khác nhằm thay đổi hiện trạng, chẳng hạn việc xây dựng quy mô lớn”.
Đáp lại, bài xã luận của Tân Hoa Xã nói rằng, Trung Quốc không cần có hành động đơn phương để thay đổi hiện trạng của các hòn đảo trên biển Đông, bởi các hòn đảo này thuộc về nước này “cả về mặt luật pháp và lịch sử”.
Tương tự như những luận điệu mà Trung Quốc từng đưa ra trước đây, bài báo nói việc Bắc Kinh xây đảo nhân tạo trên biển Đông nằm trong “chủ quyền của Trung Quốc”, và “các hoạt động này là hợp pháp và hợp lý, không ảnh hưởng đến hay nhằm vào bất kỳ quốc gia nào”.
Bài báo còn nói rằng hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên biển Đông “phù hợp với các trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế” của Trung Quốc trong các lĩnh vực như tìm kiếm và cứu hộ trên biển, ngăn ngừa và làm nhẹ bớt thảm họa, an toàn hàng hải và dịch vụ nghề cá trên vùng biển này.
Bài báo nói, Nhật Bản hay bất kỳ nước G7 nào khác cũng đều không liên quan tới vấn đề biển Đông (Thủ tướng Nhật Shinzo Abe là người đưa ra vấn đề biển Đông tại hội nghị thượng đỉnh G7).
Bài báo còn “khuyên” Nhật nên gánh vác trách nhiệm duy trì hòa bình và ổn định khu vực, thay vì ủng hộ “những tuyên bố chủ quyền nực cười và vô căn cứ của một số quốc gia đối với các đảo trên biển Đông”.
Bài báo cũng “khuyên” Washington “không nên để vấn đề biển Đông làm ảnh hưởng tới mối quan hệ với Trung Quốc, một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới”.
Đối với các nước phương Tây khác, bài xã luận của Tân Hoa Xã “khuyên” nên kiềm chế, không để vấn đề biển Đông cản trở mối quan hệ kinh tế và thương mại gần gũi hơn với Trung Quốc.
Hãng tin Reuters cho biết, trong tuyên bố chung được đưa ra sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày ở Đức, các nhà lãnh đạo G7 kêu gọi các bên liên quan tới căng thẳng trên biển Đông tuân thủ luật pháp quốc tế.
“Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình, cũng như việc sử dụng các vùng biển trên thế giới một cách tự do và đúng pháp luật”, tuyên bố chung của G7 có đoạn viết.
Sau khi tuyên bố này được đưa ra, hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc liền đăng một bài xã luận.
“Mặc dù các nhà lãnh đạo G7 không đề cập đến quốc gia cụ thể nào trong tuyên bố của họ, có thể thấy rõ các nước phương Tây đang ám chỉ Trung Quốc, nước có lợi ích lớn nhất trong vấn đề biển Đông”, bài xã luận có đoạn viết.
Bài viết này nói, “không một quốc gia thành viên nào của G7 liên quan đến vấn đề biển Đông và việc can thiệp vào tranh chấp lãnh thổ trên biển giữa Trung Quốc với một số nước châu Á sẽ chỉ làm phương hại đến mối quan hệ giữa phương Tây với Trung Quốc, cũng như đe dọa đến hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.
Tuy không nhắc đích danh Trung Quốc, tuyên bố của G7 đã nói đến việc xây dựng quy mô lớn trên biển Đông.
“Chúng tôi phản đối mạnh mẽ việc sử dụng các hình thức đe dọa, ép buộc hay vũ lực, cũng như bất kỳ hành động đơn phương nào khác nhằm thay đổi hiện trạng, chẳng hạn việc xây dựng quy mô lớn”.
Đáp lại, bài xã luận của Tân Hoa Xã nói rằng, Trung Quốc không cần có hành động đơn phương để thay đổi hiện trạng của các hòn đảo trên biển Đông, bởi các hòn đảo này thuộc về nước này “cả về mặt luật pháp và lịch sử”.
Tương tự như những luận điệu mà Trung Quốc từng đưa ra trước đây, bài báo nói việc Bắc Kinh xây đảo nhân tạo trên biển Đông nằm trong “chủ quyền của Trung Quốc”, và “các hoạt động này là hợp pháp và hợp lý, không ảnh hưởng đến hay nhằm vào bất kỳ quốc gia nào”.
Bài báo còn nói rằng hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên biển Đông “phù hợp với các trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế” của Trung Quốc trong các lĩnh vực như tìm kiếm và cứu hộ trên biển, ngăn ngừa và làm nhẹ bớt thảm họa, an toàn hàng hải và dịch vụ nghề cá trên vùng biển này.
Bài báo nói, Nhật Bản hay bất kỳ nước G7 nào khác cũng đều không liên quan tới vấn đề biển Đông (Thủ tướng Nhật Shinzo Abe là người đưa ra vấn đề biển Đông tại hội nghị thượng đỉnh G7).
Bài báo còn “khuyên” Nhật nên gánh vác trách nhiệm duy trì hòa bình và ổn định khu vực, thay vì ủng hộ “những tuyên bố chủ quyền nực cười và vô căn cứ của một số quốc gia đối với các đảo trên biển Đông”.
Bài báo cũng “khuyên” Washington “không nên để vấn đề biển Đông làm ảnh hưởng tới mối quan hệ với Trung Quốc, một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới”.
Đối với các nước phương Tây khác, bài xã luận của Tân Hoa Xã “khuyên” nên kiềm chế, không để vấn đề biển Đông cản trở mối quan hệ kinh tế và thương mại gần gũi hơn với Trung Quốc.