Hôm nay bắt đầu xét xử “bầu” Kiên và đồng phạm
Sẽ có 16 luật sư tham gia phiên tòa, riêng ông Nguyễn Đức Kiên có 4 luật sư bào chữa
Từ ngày 16 đến 29/4/2014, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội sẽ tiến hành xét xử Nguyễn Đức Kiên (“bầu” Kiên) và các đồng phạm với các tội danh bị truy tố: “kinh doanh trái phép”, “trốn thuế”, “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, từ ngày 15/5/2007 đến ngày 3/8/2012, Nguyễn Đức Kiên (sinh năm 1964, trú tại ngõ 27 Xuân Diệu, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội), thông qua 6 công ty (Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại B&B, Công ty Cổ phần Tập đoàn tài chính Á Châu, Công ty Cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội, Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính Á Châu, Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội và Công ty Cổ phần Phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu Thiên Nam), do ông Kiên là chủ tịch hội đồng quản trị hoặc chủ tịch hội đồng thành viên, đã tổ chức hoạt động kinh doanh không đúng nội dung kinh doanh, với tổng số tiền hơn 21.490 tỷ đồng.
Theo cáo trạng, trong năm 2009, công ty B&B thu lãi hơn 100 tỷ đồng. Bằng thủ đoạn tự mình ký hợp đồng hợp tác đầu tư tài chính giữa công ty B&B với Nguyễn Thuý Hương (em gái ông Kiên), Nguyễn Đức Kiên đã chuyển lợi nhuận của doanh nghiệp sang cho cá nhân, trốn thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 25 tỷ đồng.
Về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Công ty Cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội đang thế chấp 20 triệu cổ phần Công ty Cổ phần Thép Hoà Phát để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ tại ngân hàng ACB, với tư cách là chủ tịch hội đồng quản trị, “bầu” Kiên chỉ đạo Trần Ngọc Thanh (giám đốc) và Nguyễn Thị Hải Yến (kế toán trưởng) công ty ACB lập khống biên bản họp hội đồng quản trị và quyết định hội đồng quản trị thể hiện chủ trương bán 20 triệu cổ phần công ty ACB đang sở hữu nói trên để tạo lòng tin cho Công ty TNHH Một thành viên Hoà Phát ký hợp đồng mua cổ phần và chuyển giao số tiền 264 tỷ đồng.
Hành vi của “bầu” Kiên và đồng phạm, do vậy, được cho là đã phạm vào tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Thực hiện chủ trương ngày 22/3/2010 của thường trực Hội đồng Quản trị Ngân hàng ACB (gồm Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải) và Nguyễn Đức Kiên về việc uỷ thác cho các cá nhân gửi tiền VND và USD tại các tổ chức tín dụng, từ ngày 27/6/2011 đến 5/9/2011, ông Lý Xuân Hải (Tổng giám đốc ACB) đã chỉ đạo và ủy quyền cho kế toán trưởng Nguyễn Văn Hòa thực hiện việc ủy thác số tiền hơn 718 tỷ đồng cho 19 nhân viên ngân hàng ACB gửi tiết kiệm vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và Vietinbank chi nhánh Tp.HCM.
Toàn bộ số tiền ủy thác đã bị Huỳnh Thị Huyền Như sử dụng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt. Như vậy, hành vi của các đối tượng nói trên, theo cáo trạng, đã làm trái các quy định tại điều 106 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, gây thiệt hại cho ACB hơn 718 tỷ đồng.
Ý kiến luật sư
Được biết, sẽ có 16 luật sư tham gia phiên tòa, riêng “bầu” Kiên có 4 luật sư bào chữa. Dự kiến phiên tòa diễn ra trong vòng hai tuần.
Trao đổi trước thềm phiên tòa đại án, một luật sư thuộc đoàn luật sư thành phố Hải Phòng cho rằng giới luật sư sẽ xoáy sâu vào nhóm tội danh “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Đây sẽ là trận tranh tụng nảy lửa giữa luật sư và cơ quan truy tố để làm rõ: có hay không hành vi cố ý làm trái? Khi mà, Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 1/1/2011, trong khi đó, chủ trương ủy thác cho nhân viên ACB gửi tiền vào Vietinbank của các bị cáo nói trên lại diễn ra vào ngày 22/3/2010.
Trước thềm phiên đại án được đưa ra xét xử, nhiều luật sư và những chuyên gia pháp luật đã có những bình luận.
Trước câu hỏi bị can Nguyễn Đức Kiên bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao tối cao truy tố cùng một lúc 4 tội danh, nếu vụ án được đưa ra xét xử thì ông Kiên có thể phải đối mặt với mức án nào, Luật sư Phạm Thị Hương, Công ty Luật Song Thanh cho rằng, theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao thì ông Nguyễn Đức Kiên bị truy tố về 4 tội danh và những hành vi vi phạm đều có giá trị tài sản (định lượng) rất lớn.
Cụ thể, kinh doanh cổ phần, cổ phiếu và kinh doanh vàng (không đúng nội dung đăng ký kinh doanh với số tiền hơn 21 nghìn tỷ đồng. Hành vi này bị truy tố theo khoản 2, điều 159, Bộ luật Hình sự về “Tội kinh doanh trái phép”, có mức hình phạt cao nhất là 2 năm tù giam; trốn thuế với số tiền 25 tỷ đồng, theo quy định tại khoản 3, điều 161, Bộ luật Hình sự thì mức hình phạt cao nhất là 7 năm tù giam; lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền là 264 tỷ đồng, thuộc trường hợp quy định tại khoản 4, điều 139, Bộ luật Hình sự với mức hình phạt cao nhất là tù chung thân; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, làm thiệt hại số tiền 718 tỷ đồng, theo quy định tại khoản 3, điều 165 Bộ luật Hình sự có mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù giam.
Áp dụng quy định về tổng hợp hình phạt tại điều 50 Bộ luật Hình sự thì ông Kiên có thể phải chịu án phạt tù chung thân đối với 4 loại tội danh trên đây. Ngoài ra, ông Kiên có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền.
Các bị can Lý Xuân Hải, Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang bị truy tố về tội cố ý làm trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng với vai trò là đồng phạm của ông Kiên theo quy định tại khoản 3, điều 165, có khung hình phạt (nặng nhất) từ 10 năm đến 20 năm tù giam.
Tùy theo vai trò đồng phạm, mức độ phạm tội và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mỗi cá nhân thì ông Lý Xuân Hải, Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang sẽ phải chịu những án phạt khác nhau, tuy nhiên mức phạt cao nhất sẽ là 20 năm tù giam và có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, công việc có liên quan trong thời hạn từ 1 đến 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
Ngoài ra, các bị can còn có trách nhiệm bồi hoàn số tiền chiếm đoạt, bồi thường các thiệt hại gây ra trong vụ án.
Tuy nhiên, một số luật sư cũng nhấn mạnh, ông Kiên và một số đồng phạm cũng có thể sẽ được nhận án phạt nhẹ hơn, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Trong những vụ án kinh tế như thế này thì việc khắc phục hậu quả luôn được cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá cao, đây cũng được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có ý nghĩa quan trọng trong việc kết luận tội phạm và quyết định hình phạt.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, từ ngày 15/5/2007 đến ngày 3/8/2012, Nguyễn Đức Kiên (sinh năm 1964, trú tại ngõ 27 Xuân Diệu, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội), thông qua 6 công ty (Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại B&B, Công ty Cổ phần Tập đoàn tài chính Á Châu, Công ty Cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội, Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính Á Châu, Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội và Công ty Cổ phần Phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu Thiên Nam), do ông Kiên là chủ tịch hội đồng quản trị hoặc chủ tịch hội đồng thành viên, đã tổ chức hoạt động kinh doanh không đúng nội dung kinh doanh, với tổng số tiền hơn 21.490 tỷ đồng.
Theo cáo trạng, trong năm 2009, công ty B&B thu lãi hơn 100 tỷ đồng. Bằng thủ đoạn tự mình ký hợp đồng hợp tác đầu tư tài chính giữa công ty B&B với Nguyễn Thuý Hương (em gái ông Kiên), Nguyễn Đức Kiên đã chuyển lợi nhuận của doanh nghiệp sang cho cá nhân, trốn thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 25 tỷ đồng.
Về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Công ty Cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội đang thế chấp 20 triệu cổ phần Công ty Cổ phần Thép Hoà Phát để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ tại ngân hàng ACB, với tư cách là chủ tịch hội đồng quản trị, “bầu” Kiên chỉ đạo Trần Ngọc Thanh (giám đốc) và Nguyễn Thị Hải Yến (kế toán trưởng) công ty ACB lập khống biên bản họp hội đồng quản trị và quyết định hội đồng quản trị thể hiện chủ trương bán 20 triệu cổ phần công ty ACB đang sở hữu nói trên để tạo lòng tin cho Công ty TNHH Một thành viên Hoà Phát ký hợp đồng mua cổ phần và chuyển giao số tiền 264 tỷ đồng.
Hành vi của “bầu” Kiên và đồng phạm, do vậy, được cho là đã phạm vào tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Thực hiện chủ trương ngày 22/3/2010 của thường trực Hội đồng Quản trị Ngân hàng ACB (gồm Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải) và Nguyễn Đức Kiên về việc uỷ thác cho các cá nhân gửi tiền VND và USD tại các tổ chức tín dụng, từ ngày 27/6/2011 đến 5/9/2011, ông Lý Xuân Hải (Tổng giám đốc ACB) đã chỉ đạo và ủy quyền cho kế toán trưởng Nguyễn Văn Hòa thực hiện việc ủy thác số tiền hơn 718 tỷ đồng cho 19 nhân viên ngân hàng ACB gửi tiết kiệm vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và Vietinbank chi nhánh Tp.HCM.
Toàn bộ số tiền ủy thác đã bị Huỳnh Thị Huyền Như sử dụng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt. Như vậy, hành vi của các đối tượng nói trên, theo cáo trạng, đã làm trái các quy định tại điều 106 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, gây thiệt hại cho ACB hơn 718 tỷ đồng.
Ý kiến luật sư
Được biết, sẽ có 16 luật sư tham gia phiên tòa, riêng “bầu” Kiên có 4 luật sư bào chữa. Dự kiến phiên tòa diễn ra trong vòng hai tuần.
Trao đổi trước thềm phiên tòa đại án, một luật sư thuộc đoàn luật sư thành phố Hải Phòng cho rằng giới luật sư sẽ xoáy sâu vào nhóm tội danh “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Đây sẽ là trận tranh tụng nảy lửa giữa luật sư và cơ quan truy tố để làm rõ: có hay không hành vi cố ý làm trái? Khi mà, Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 1/1/2011, trong khi đó, chủ trương ủy thác cho nhân viên ACB gửi tiền vào Vietinbank của các bị cáo nói trên lại diễn ra vào ngày 22/3/2010.
Trước thềm phiên đại án được đưa ra xét xử, nhiều luật sư và những chuyên gia pháp luật đã có những bình luận.
Trước câu hỏi bị can Nguyễn Đức Kiên bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao tối cao truy tố cùng một lúc 4 tội danh, nếu vụ án được đưa ra xét xử thì ông Kiên có thể phải đối mặt với mức án nào, Luật sư Phạm Thị Hương, Công ty Luật Song Thanh cho rằng, theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao thì ông Nguyễn Đức Kiên bị truy tố về 4 tội danh và những hành vi vi phạm đều có giá trị tài sản (định lượng) rất lớn.
Cụ thể, kinh doanh cổ phần, cổ phiếu và kinh doanh vàng (không đúng nội dung đăng ký kinh doanh với số tiền hơn 21 nghìn tỷ đồng. Hành vi này bị truy tố theo khoản 2, điều 159, Bộ luật Hình sự về “Tội kinh doanh trái phép”, có mức hình phạt cao nhất là 2 năm tù giam; trốn thuế với số tiền 25 tỷ đồng, theo quy định tại khoản 3, điều 161, Bộ luật Hình sự thì mức hình phạt cao nhất là 7 năm tù giam; lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền là 264 tỷ đồng, thuộc trường hợp quy định tại khoản 4, điều 139, Bộ luật Hình sự với mức hình phạt cao nhất là tù chung thân; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, làm thiệt hại số tiền 718 tỷ đồng, theo quy định tại khoản 3, điều 165 Bộ luật Hình sự có mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù giam.
Áp dụng quy định về tổng hợp hình phạt tại điều 50 Bộ luật Hình sự thì ông Kiên có thể phải chịu án phạt tù chung thân đối với 4 loại tội danh trên đây. Ngoài ra, ông Kiên có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền.
Các bị can Lý Xuân Hải, Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang bị truy tố về tội cố ý làm trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng với vai trò là đồng phạm của ông Kiên theo quy định tại khoản 3, điều 165, có khung hình phạt (nặng nhất) từ 10 năm đến 20 năm tù giam.
Tùy theo vai trò đồng phạm, mức độ phạm tội và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mỗi cá nhân thì ông Lý Xuân Hải, Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang sẽ phải chịu những án phạt khác nhau, tuy nhiên mức phạt cao nhất sẽ là 20 năm tù giam và có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, công việc có liên quan trong thời hạn từ 1 đến 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.
Ngoài ra, các bị can còn có trách nhiệm bồi hoàn số tiền chiếm đoạt, bồi thường các thiệt hại gây ra trong vụ án.
Tuy nhiên, một số luật sư cũng nhấn mạnh, ông Kiên và một số đồng phạm cũng có thể sẽ được nhận án phạt nhẹ hơn, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Trong những vụ án kinh tế như thế này thì việc khắc phục hậu quả luôn được cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá cao, đây cũng được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có ý nghĩa quan trọng trong việc kết luận tội phạm và quyết định hình phạt.