Iraq có thể trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới
Iraq có trữ lượng dầu đã biết đạt 116 tỷ thùng và trữ lượng dầu tiềm năng đạt 100 tỷ thùng
Iraq có trữ lượng dầu đã biết đạt 116 tỷ thùng và trữ lượng dầu tiềm năng đạt 100 tỷ thùng, đồng thời sản lượng dầu của nước này có thể tăng gấp đôi trong vòng 5 năm tới.
Đây là thông tin được đưa ra trong một báo cáo nghiên cứu mới đây của các chuyên gia năng lượng thuộc IHS tiến hành.
Nghiên cứu này được tiến hành cả trước và sau khi cựu Tổng thống Saddam Hussein bị lật đổ và là nghiên cứu toàn diện nhất về trữ lượng dầu của Iraq kể từ khi Mỹ tấn công nước này vào năm 2003.
Theo báo cáo này, trữ lượng dầu tiềm năng của Iraq nhiều gấp đôi so với con số dự đoán hiện nay và nếu trữ lượng này được khai thác, Iraq sẽ vượt Saudi Arabia để trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, bản báo cáo cho rằng, để làm được điều này, tình hình an ninh và đầu tư ở Iraq cần phải được cải thiện.
Sản lượng dầu hiện nay của Iraq là 2 triệu thùng mỗi ngày, thấp hơn so với mức 3 triệu thùng mỗi ngày hồi đầu năm 2003 và chỉ xấp xỉ một nửa so với năm 1979. Mặc dù vậy, các chuyên gia của IHS cho rằng Iraq hoàn toàn có khả năng tăng sản lượng dầu lên mức 4 triệu thùng/ngày trong khoảng thời gian từ này đến năm 2012 và tiếp tục tăng sản lượng này lên mức 6 triệu thùng sau đó.
Ron Mobed, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của IHS cho rằng, trữ lượng dầu khổng lồ của Iraq thực sự là “một cơ hội vàng”. Tuy nhiên ông cũng nhấn mạnh rằng, tình hình an ninh của Iraq cần phải được cải thiện nhanh chóng để thu hút đầu tư nước ngoài nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng của nước này. Ông nói: “Rõ ràng là tình hình an ninh ở Iraq rất xấu. Nhưng nếu cơ sở hạ tầng được cải thiện, dầu sẽ được khai thác với mức giá rẻ.”
Theo nghiên cứu này, 2 khu vực sản xuất dầu chính của Iraq ở Kirkuk thuộc phía Bắc và Rumaila thuộc phía Nam đang hoạt động dưới công suất do những hư hại do chiến tranh và những biện pháp trừng phạt đối với nước này trước đó gây ra. Theo ông Mobed, những hư hại này là không thể sửa chữa được.
Đầu năm nay, Chính phủ Iraq đã thông qua một dự thảo luật về việc chia sẻ tài nguyên dầu của nước này giữa các nhóm thiểu số. Được coi là rất quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư, đạo luật này sẽ được Quốc hội Iraq xem xét trong thời gian sắp tới bất chấp sự phản đối của người Kurd đối với một số điều khoản.
Đây là thông tin được đưa ra trong một báo cáo nghiên cứu mới đây của các chuyên gia năng lượng thuộc IHS tiến hành.
Nghiên cứu này được tiến hành cả trước và sau khi cựu Tổng thống Saddam Hussein bị lật đổ và là nghiên cứu toàn diện nhất về trữ lượng dầu của Iraq kể từ khi Mỹ tấn công nước này vào năm 2003.
Theo báo cáo này, trữ lượng dầu tiềm năng của Iraq nhiều gấp đôi so với con số dự đoán hiện nay và nếu trữ lượng này được khai thác, Iraq sẽ vượt Saudi Arabia để trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, bản báo cáo cho rằng, để làm được điều này, tình hình an ninh và đầu tư ở Iraq cần phải được cải thiện.
Sản lượng dầu hiện nay của Iraq là 2 triệu thùng mỗi ngày, thấp hơn so với mức 3 triệu thùng mỗi ngày hồi đầu năm 2003 và chỉ xấp xỉ một nửa so với năm 1979. Mặc dù vậy, các chuyên gia của IHS cho rằng Iraq hoàn toàn có khả năng tăng sản lượng dầu lên mức 4 triệu thùng/ngày trong khoảng thời gian từ này đến năm 2012 và tiếp tục tăng sản lượng này lên mức 6 triệu thùng sau đó.
Ron Mobed, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của IHS cho rằng, trữ lượng dầu khổng lồ của Iraq thực sự là “một cơ hội vàng”. Tuy nhiên ông cũng nhấn mạnh rằng, tình hình an ninh của Iraq cần phải được cải thiện nhanh chóng để thu hút đầu tư nước ngoài nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng của nước này. Ông nói: “Rõ ràng là tình hình an ninh ở Iraq rất xấu. Nhưng nếu cơ sở hạ tầng được cải thiện, dầu sẽ được khai thác với mức giá rẻ.”
Theo nghiên cứu này, 2 khu vực sản xuất dầu chính của Iraq ở Kirkuk thuộc phía Bắc và Rumaila thuộc phía Nam đang hoạt động dưới công suất do những hư hại do chiến tranh và những biện pháp trừng phạt đối với nước này trước đó gây ra. Theo ông Mobed, những hư hại này là không thể sửa chữa được.
Đầu năm nay, Chính phủ Iraq đã thông qua một dự thảo luật về việc chia sẻ tài nguyên dầu của nước này giữa các nhóm thiểu số. Được coi là rất quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư, đạo luật này sẽ được Quốc hội Iraq xem xét trong thời gian sắp tới bất chấp sự phản đối của người Kurd đối với một số điều khoản.